1/ Kiến thức:
- HS mô tả được cấu trúc màng sinh chất. Phân biệt được các chức năng màng sinh chất.
- HS mô tả được cấu trúc & chức năng của thành tế bào.
- Trình bày được tính thống nhất của tb nhân thực.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS.
- Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
- Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo & chức năng của tb.
3/ Thái độ:
- Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
- Hình thành lòng say mê yêu thích môn học
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: - Đọc bài trước ở nhà. Xem lại kiến thức cũ về cấu trúc, thành phần cấu tạo màng tb.
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ(7) : Cấu trúc & chức năng lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, lizôxôm.
3/ Tiến trình bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 17, Bài 17: Tế bào nhân thực (Tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:9
TIẾT:17
NGÀY SOẠN:20/10/2007
BÀI 17:
TẾ BÀO NHÂN THỰC (t.t)
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
HS mô tả được cấu trúc màng sinh chất. Phân biệt được các chức năng màng sinh chất.
HS mô tả được cấu trúc & chức năng của thành tế bào.
Trình bày được tính thống nhất của tb nhân thực.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề.
Phát triển tư duy cho HS.
Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo & chức năng của tb.
3/ Thái độ:
Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
Hình thành lòng say mê yêu thích môn học.
- II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : - Đọc bài trước ở nhà. Xem lại kiến thức cũ về cấu trúc, thành phần cấu tạo màng tb.
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ (7’) : Cấu trúc & chức năng lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, lizôxôm.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ 1: Tìm hiểu cấu trúc & chức năng của màng sinh chất (20’).
X. Màng sinh chất :
1/ Cấu trúc
Màng sinh chất có cấu trúc khảm – động, dày 9nm gồm:
* Lớp kép photpholipit :
- 2 lớp photpholipit có 2 đuôi kị nước (axit béo) quay vào nhau & đầu ưa nước (nhóm photphat) quay ra ngoài.
- Phân tử photpholipit lk với nhau bằng lk yếu => dễ dàng di chuyển.
* Prôtêin :
- Prô xuyên màng : xuyên suốt qua lớp photpholipit => Vận chuyển các chất.
- Prô bám màng : khảm trên bề mặt màng => lk các tb.
- Glicôprôtêin : prô lk với cacbohidrat.
* Phân tử Cholesterol xen kẽ trong lớp lipit kép (có ở tb ĐV) => Tăng tính ổn định của màng.
2/ Chức năng:
- Ngăn cách tế bào với mt ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ tb.
- Thực hiện TĐC có tính chọn lọc giữa trong & ngoài tb.
- Tiếp nhận & truyền thông tin từ bên ngoài vào bên trong tb.
- Ghép nối các tb với nhau trong một mô (tb ĐV).
- Nơi định vị của nhiều enzim.
- Nhận biết các tb cùng cơ thể & tb lạ nhờ các « dấu chuẩn » glicôprôtêin.
HĐ 2: Tìm hiểu cấu trúc & chức năng của các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất (12’).
XI. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
1/ Thành tế bào :
a) Cấu trúc :
- Bao bọc bên ngoài màng sinh chất.
- Thành phần hoá học :
+ Tb TV là xenlulôzơ.
+ Tb nấm là kitin.
- Trên thành tb có các cầu sinh chất.
b) Chức năng :
- Tạo bộ khung ngoài giữ ổn định hình dạng tb.
- Bảo vệ bề mặt tế bào.
- Đảm bảo các tb gắn dính & liên lạc với nhau qua cầu sinh chất.
2/ Chất nền ngoại bào
a/ Cấu trúc:
- Nằm ngoài màng sinh chất của tb người & ĐV.
- Cấu tạo bởi các phân tử glicôprôtêin lk với các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác.
b/ Chức năng: Giúp tb lk với nhau tạo thành mô, thu nhận thông tin cho tb.
- GV y/c HS :
+ Quan sát hình 17.1/ SGK trang 60 & mô hình màng tb.
+ Nghiên cứu thông tin trang 60 & 61.
+ Trả lời câu hỏi: MSC được cấu tạo từ những t/p nào?
GV nói rõ hơn về cấu trúc lớp photpholipit & prô màng.
* GV nhấn mạnh: Cấu trúc khảm: Lớp photpholipit được khảm prô màng. Cấu trúc động: Các phân tử lipit & prô có thể di chuyển qua màng dễ dàng.
GV y/c HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK trang 61 để khái quát các chức năng của MSC.
* Liên hệ: Khi màng nhầy ống tiêu hoá không bị xây xát hoặc huỷ hoại, tại sao ta uống phải nọc rắn độc vẫn không bị chết?
GV treo tranh hình 17.2 & y/c HS:Quan sát tranh & đọc các chú thích, nghiên cứu thông tin SGK 61 để trả lời:
- Trình bày cấu trúc thành tb. Điểm khác nhau giữa tb TV & tb nấm.
- Chức năng của thành tb.
Ở tb TV, nếu nước thấm vào trong quá nhiều thì sao?
Chất nền ngoại bào có cấu trúc ra sao? Chức năng.
HS quan sát hình, đọc phần X./ SGK trang 60, 61 để trả lời: MSC được cấu tạo từ những t/p:
- 2 lớp photpholipit.
- Prôtêin màng.
- Glicôprôtêin .
- Cholesterol.
HS nghe & ghi nhận.
HS nêu các chức năng của MSC.
Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc => Màng ruột không hấp thụ nọc rắn vào máu.
Bao bọc bên ngoài màng sinh chất.
- Thành phần hoá học :
+ Tb TV là xenlulôzơ.
+ Tb nấm là kitin.
HS đọc thông tin SGK phần XI/trang 61 & 62 để trả lời.
- Tb vỡ ra.
HS trả lời dựa vào thông tin SGK.
4/ Củng cố: (4’):
PHIẾU HỌC TẬP: Cho biết cấu trúc nào trong tb có màng đơn hay màng kép (Bằng cách đánh dấu x vào những bào quan có màng đơn hay màng kép) – Câu 2/ SGK trang 62.
Cấu trúc trong tb
Màng đơn
Màng kép
1. Nhân tb
x
2. Ribôxôm
3. Ti thể
x
4. Lục lạp
x
5. Mạng lưới nội chất
x
6. Bộ máy Golgi
x
7. Lizôxôm
x
8. Không bào
x
9. Trung thể
5/ Dặn dò:(1’) Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi SGK còn lại trang 62.
Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng cách chuẩn bị câu hỏi: Các chất có bản chất giống lipit, tan trong nước, nước di chuyển qua MSC ra sao?
File đính kèm:
- GAB17SH10NC.doc