I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Nắm được các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được các hệ thống sống là hệ thống mở có tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, hệ thống kiến thức.
- Rèn luyện phương pháp tự học cho HS.
3/ Thái độ:
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống.
II. PHƯƠNG PHÁP & ĐỒ DÙNG:
Đàm thoại, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Tranh vẽ phóng to hình 1 SGK và các miếng bìa nhỏ có ghi các cấp độ tổ chức của hệ sống.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới: Nội dung chương trình sinh học trung học phổ thông bố trí kiến thức theo cấp độ tổ chức của hệ sống từ thấp đến cao:
- Lớp 10: Sinh học tế bào
- Lớp 11: Sinh học cơ thể
- Lớp 12: Sinh học quần thể và hệ sinh thái
98 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào?
- Intefêron là gì?
- Intefêron có vai trò như thế nào?
- Cho biết những tính chất chủ yếu của Intefêron?
à Học sinh phát biểu và bổ sung.
I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM:
1. Khái niệm:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
2. Tác nhân gây bệnh:
- Do vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh, nấm.
3. Điều kiện gây bệnh:
- Độc lực: vượt qua rào cản bảo vệ của cơ thể để tăng cường khả năng gây bệnh.
- Số lượng nhiễm đủ lớn.
- Con đường xâm nhập thích hợp.
4. Các phương thức lây truyền và phòng tránh.
- Lây truyền qua đường hô hấp
- lây truyền theo đường tiêu hóa
- Lây truyền qua tiếp xác trực tiếp
- Truyền từ mẹ sang con
5. Các bệnh thường gặp do virut:
* Ở người: Một số bệnh do virut, cúm, thương hàn, AIDS, SARS, sởi, bại liệt, đậu mùa.
* Ở động vật: Cúm gà, lở mồm long móng.
II. MIỄN DỊCH:
1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
2. Các loại miễn dịch:
a. Miễn dịch không đặc hiệu
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên.
- Cơ chế tác động: Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao, đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu). Tiêu diệt các VSV xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy)
- Tính đặc hiệu: Không có tính đặc hiệu
b. Miễn dịch đặc hiệu
- Xãy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
* Phân biệt các loại miễn dịch đặc hiệu:
Miễn dịch thể dịch: tham gia của các kháng thể trong dịch thể do tế bào Limpho B
Miễn dịch tế bào: Có sự tham gia của tế bào limpho T. Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.
III. INTEFÊRON:
1. Khái niệm: Intefêron là loại prôtêin đặc hiệu do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Vai trò và các tính chất cơ bản của intefêron
- Có bản chất là prôtêin
- Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao.
- Đặc tính sinh học là tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut)
- Có tính đặc hiệu cho loài
* Vai trò:
- Là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và tế bào ung thư.
Củng cố: Đọc tóm tắt SGK & mục ”Em có biết”
Dặn dò: Học bài & trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bại thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 50
BÀI 47: Thực hành
TÌM HIỂU 1 SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut & các VSV khác gây ra ở địa phương & cách phòng tránh.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân.
Rèn các kĩ năng tìm hiểu, ghi chép & kĩ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chứng về bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn ở địa phương.
Hình thành khả năng làm việc khoa học.
3/ Thái độ:
Xác định một cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có pp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Có niềm tin vào khoa học hiện đại.
II. CHUẨN BỊ: SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào ? Đặc điểm của các loại miễn dịch?
Tiến trình thực hành:
- Đến một số cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế) tìm hiểu & lấy số liệu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương trong thời gian gần đây.
- Hỏi những người lớn tuổi trong gia đình về các bệnh truyền nhiễm từ xưa đến nay.
- Tìm hiểu 1 số bệnh truyền nhiễm phổ biến & đang được quan tâm ở địa phương như cúm, sởi, dại, SARS, AIDS, viêm gan B, sốt xuất huyết, lao, Mỗi loại bệnh tìm hiểu về tỉ lệ người mắc bệnh (hoặc số người mắc bệnh), nguyên nhân, triệu chứng, cách lây nhiễm, cách phòng tránh,
Thu hoạch :
Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47/ SGK trang 159.
Dặn dò : Chuẩn bị bài ôn tập HKII
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 51
BÀI 48: Thực hành
ÔN TẬP HKII
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Hệ thống, củng cố và khắc sâu 1 số kiến thức phổ thông, cơ bản nhất về VSV: CHVC & NL, sinh trưởng & sinh sản, các ứng dụng & tác hại của chúng trong đời sống.
Củng cố các kiến thức cơ bản về virus: Cấu trúc, hình thái; đặc điểm sống; sự nhân lên của virus trong tb chủ & ứng dụng, tác hại của chúng đối với con người.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.
3/ Thái độ: Hình thành được thái độ say mê học tập, làm việc có khoa học.
II. ĐỒ DÙNG & PHƯƠNG PHÁP:
Phiếu học tập.
Hoạt động nhóm, vấn đáp, giảng giải.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
* HĐ 1: chuyển hóa vật chất và năng lượng:
- GV treo 3 bảng kiến thức đã kẻ sẳn lên giấy.
+ Yêu cầu đại diện của 3 nhóm lên viết đáp án của mình trên bảng
- Trong thời gian các nhóm viết trên bảng GV đi từng nhóm ở dưới lớp để kiểm tra nội dung đã chuẩn bị.
- GV cho lớp thảo luận các nội dung của 3 nhóm trên bảng sau đó GV nhận xét, đánh giá và thông báo đáp án đúng.
* HĐ 2: sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
- GV đưa nội dung kiến thức ở bảng 4, 5 mà các nhóm chuẩn bị lên máy chiếu.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá hoạt động nhóm và bổ sung kiến thức.
- GV tổ chức HS hoạt động như sau:
+ Sẽ có 2 nhóm tham gia và nhóm giám sát.
+ Nhóm 1 sẽ chọn những mảnh giấy có ghi các pha sinh trưởng
+ Nhóm 2 sẽ chọn các đặc điểm của từng pha để gắn cho phù hợp
+ Nhóm giám sát sẽ kiểm tra và cùng cả lớp đánh giá kết quả.
+ GV thông báo kết quả cuối cùng.
- GV tổ chức các hoạt động tương tự như ở phần trên, các nhóm sẽ ghép những đặc điểm vào đúng giai đoạn của sự nhân lên của virut trong tế bào và lớp nhận xét đánh giá.
I. Chương 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG:
Bảng 1: Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Các kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng và cacbon
Đại diện
Quang tự dưỡng
Quang dị dưỡng
Hóa tự dưỡng
Hóa dị dưỡng
Bảng 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
vi sinh vật
Đặc điểm
Đồng hóa
Dị hóa
Tổng hợp chất hữu cơ
Phân giải chất hữu cơ
Tiêu thụ năng lượng
Giải phóng năng lượng
Bảng 3: Các quá trình phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật
Quá trình
Đặc điểm
Ứng dụng trong đời sống và sản xuất
Phân giải
Chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của enzim được phân giải thành chất hữu cơ đơn giản và giải phóng ATP
Sản xuất thực phẩm, chất dinh dưỡng cho người, vật nuôi, cây trồng. Phân giải các chất độc lạ, tạo bột giặt sinh học, cải thiện công nghiệp thuộc da
Tổng hợp
Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất hữu cơ đơn giản nhờ xúc tác của enzim và sử dụng ATP
Sản xuất sinh khối (Prôtêin đơn bào), các axit amin không thay thế. Sản xuất các chất xúc tác sinh học, gôm sinh học.
II. Chương 2: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT
Bảng 4: Các hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm các hình thức sinh sản
Vi khuẩn
- Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi (trực phân)
- Xạ khuẩn (Nhóm vi khuẩn hình sợi) sinh sản bằng bào tử đốt.
- Một số vi khuẩn sống trong nước sinh sản bằng cách nảy chồi.
Nấm
- Đa số nấm men sinh sản theo kiểu nảy chồi. Một số nấm men sinh sản bằng cách phân đôi, nấm men còn sinh sản hữu tính.
- Nấm sợi (nấm mốc) sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính.
Bảng 5: Các hình thức nuôi cấy vi sinh vật
Nuôi cấy không liên tục
Nuôi cấy liên tục
Đặc điểm
- Không bổ sung chất dinh dưỡng mới
- Không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa
- Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng
- Rút bỏ không ngừng các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa.
Ứng dụng
Nghiên cứu đường cong sinh trưởng của VSV ở 4 pha để sử dụng có hiệu quả
Để thu được nhiều sinh khối hay sản phẩm vi sinh trong công nghệ sinh học.
Bảng 6: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống đóng
Các pha
Đặc điểm
Tiềm phát
Lũy thừa
Cân bằng
Suy vong
Bảng 7: Sự nhân lên của virut trong tế bào
Các giai đoạn
Đặc điểm
1. Hấp phụ
Phagơ bám trên mặt tế bào vật chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào vật chủ.
2. Xâm nhập
Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong té bào vật chủ
3. Sinh tổng hợp
Bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình.
4. Lắp ráp
Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới.
4. Củng cố:
GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở SGK
5. Dặn dò:
- Ôn tập để thi học kỳ 2
File đính kèm:
- giao an sinh 10 nc full.doc