Thế giới sống được chia thành các cấp tổ chức cơ bản sau: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
I. Cấp tế bào
Tế bào là đợn vị tổ chức cơ bản của sự sống
- Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo bằng tế bào
- Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào
- ở cấp tế bào đã thể hiện đầy đủ mọi chức năng của cơ thể sống
- Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, các đại phân tử, các bào quan,.
1. Các phân tử
Đó là các chất vô cơ và các chất hữu cơ
2. Các đại phân tử
Chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic là các chất đa phân
Có vai trò quyết định sự sống của tế bào, nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng trong tổ chức tế bào
3. Các bào quan
Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào
61 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp với nhau
- Trong hợp tử diễn ra quá trình giảm phân hình thành bào tử kín
b. Bào tử vô tính
Ví dụ: Nấm chổi, nấm cúc
Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của sợi nấm (bào tử trần)
2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi
a. Sinh sản bằng nảy chồi
Ví dụ: Nấm men Sacchromyces
Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi tế bào mẹ phát triển thành cơ thể mới.
b. Sinh sản bằng phân đôi
Ví dụ: Trùng đế dày
Tế bào mẹ phân đôi thành hai cơ thể con
Ngoài ra còn có thể sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính: bằng bào tử chuyển động hay hợp tử
4. Củng cố:
Dựa trên kiến thức của bài mỗi em hãy tự ra cho mình 2 câu hỏi trắc nghiệm?
Chương III. Virut – bệnh truyền nhiễm và
miễn dịch
Tiết 30. Cấu trúc các loại virut
(ngày 25 tháng 03 năm 2007)
I. Mục tiêu học tập
* kiến thức
- Mô tả được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của
virut.
Phân biệt được: capsid, capsome, nucleocapsid và vỏ ngoài.
Trình bày được các đặc điểm cơ bản của virut.
Nêu một số bệnh ở người, động vật và thực vật do virut gây ra.
* kĩ năng
rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
kĩ năng thảo luận nhóm
II. Phương tiện học tập
Máy chiếu
Hình ảnh các loại virut, hình dạng virut
Phiếu học tập
Mẫu 1:
Điểm so sánh
Viroit
Prion
Bản chất phân tử
Đối tượng gây bệnh
Cơ chế gây bệnh
Ví dụ
III. Tiến trình học tập
ổn định lớp
bài cũ
bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khao học
Gv. Chiếu sơ đồ thí nghiệm của Ivanopxki (1892)
Hs. Quan sát
Gv. Em có nhận xét gì thông qua thí nghiệm trên?
Hs.
Gv. Chiếu hình thái của một số virut
(virut HIV, virut dại, virut TMV, virut viêm não, virut bại liệt, phage)
Qua quan sát ta thấy virut có những hình dạng nào?
Hs. Quan sát và trả lời
Gv đặt vấn đề: Tại sao virut lại có hình dạng như vậy, yếu tố nào đã quyết định hình dạng của virut?
Gv chiếu các thành phần cấu tạo của virut lên
Qua quan sát em thấy virut được cấu tạo gồm những thành phần nào? Bản chất của các thành phần đó là gì?
Hs. Quan sát và trả lời.
Gv. Kích thước của virut phụ thuộc vào thành phần nào?
Gv chiếu các dạng cấu tạo của virut lên. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời.
Virut có những kiểu cấu tạo nào? Đặc điểm của các dạng cấu tạo đó?
Hs.
Gv. Vỏ ngoài của virut có chức năng gì và được cấu tạo bởi thành phần nào?
Hs.
Gv. Gai Glycoprotein có chức năng gì?
Hs.
Gv đặt vấn đề: Với cấu tạo như vậy virut có phương thức sống như thế nào?
Gv. Có những loại tế bào vật chủ nào?
Gv yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm của Franken và Conrat.
Qua thí nghiệm trên cho thấy vai trò quyết định của thành phần nào?
Hs.
Gv. Thông qua phương thức sống em có nhận xét gì về virut?
Gv. Virut là gì?
Gv. Thông báo có thể căn cứ vào 4 tiêu chí sau để phân loại virut.
Yêu cầu hs nêu ví dụ?
Gv chiếu hình dạng và cơ chế gây bệnh của Viroit và Prion lên. yêu cầu hs quan sát và hoàn thành phiếu sau (mẫu 1)
Hs. Thảo luận nhóm và cử đại diện báo cáo.
I. Đặc điểm chung của virut
1. Kích thước của virut
- Rất nhỏ bé: Khoảng 10 – 100nm
1nm = 10-4A0 = 10-6mm
- Chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử
2. Hình dạng của virut
- Hình trụ xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit Nucleic. Làm virut thường có hình que, sợi
- Hình khối: Capsome săp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
- Hình phức hợp: Ví dụ Phage đầu có cấu trúc khối đuôi có cấu trúc trụ xoắn
3. Cấu tạo của virut
a. Cấu tạo chung
Virut có cấu tạo gồm hai phần
- Lõi: Là một phân tử axit Nucleic
Bộ gen của virut có thể là AND hoặc ARN một sợi hoặc 2 sợi
- Vỏ (capsid): Bằng protein
Capsid được cấu tạo từ các đơn vị là capsome. Kích thước của virut phụ thuộc vào số lượng capsome.
Phức hợp gồm Axit Nucleic và Protein gọi là Nuclecapsid
b. Các dạng cấu tạo
- Dạng cấu tạo trần (dạng đơn giản)
Virut cấu tạo chỉ có lõi và vỏ capsid
- Dạng cấu tạo phức tạp: Có vỏ bọc bên ngoài vỏ Capsid và trên có gắn các gai Glycoprotein.
+ Vỏ ngoài có cấu tạo gồm lipit và protein giống như màng sinh chất, có chức năng bảo vệ.
+ Gai Glycoprotein có chức năng kháng nguyên, giúp virut bám trên bề mặt tế bào.
4. Phương thức sống của virut
Sống kí sinh bắt buộc trên tế bào vật chủ
Vật chủ có thể là:
Động vật: Như virut HIV
Thực vật: Như virut TMV
Vi khuẩn: Thể thực khuẩn
Kết luận về đặc điểm sống của virut
- ở ngoài tế bào vật chủ virut bểu hiện như thể vô sinh
- Chỉ trong tế bào chủ virut mới biểu hiện như một dạng sống
Virut là một dạng sống vô cùng đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào thành phần cấu tạo chỉ gồm hai thành phần là axit nucleic và protein, sống kí sinh bắt buộc trên tế bào vật chủ.
II. Phân loại virut
Có thể phân loại virut dựa vào 4 tiêu chuẩn:
- Căn cứ vào loại axit nucleic (ARN hay AND)
- Căn cứ vào hình dạng ( hình khối, hình trụ, hình phức hợp)
- Căn cứ vào có hay không có vỏ ngoài (Virut đơn giản, virut phức tạp)
- Căn cứ vào tế bào chủ mà virut kí sinh (virut động vật, virut thực vật, virut vi sinh vật)
III. Viroit và prion
4. củng cố: Trình bày cấu trúc chung của virut?
So sánh cấu trúc virut trần và virut có vỏ?
Tiết 31. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
(Sử dụng giáo án điện tử)
Tiết 32. Virut gây bệnh
ứng dụng của virut trong thực tiễn
(Ngày 25 tháng 4 năm 2007)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Hiểu thế nào là virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng để qua đó thấy được mối nguy hiểm của chúng
- Nắm được nguyên lí của kĩ thuật di truyền
* Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thu nhận thông tin, khái quát kiến thức, vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
II. Phương tiện:
III. Tiến trình:
ổn định lớp
Bài cũ: Trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ?
Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động Gv. Hs
Nội dung khoa học
Gv. Nêu một số đối tượng là vật chủ của virut?
Hs.
Gv. Cây nhiễm virut có biểu hiện như thế nào?
Hs.
Gv. Virut gây bệnh cho côn trùng có những dạng nào?
Hs.
Gv. Nêu một số ứng dụng của virut trong thực tế?
Hs.
Gv. Sản xuất chế phẩm sinh học dựa trên cơ sở nào?
Hs.
Gv. Nêu quy trình sản xuất?
Hs.
Gv. ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut?
Hs.
I. Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng
1. Virut kí sinh ở VSV
- Hầu hết ở VSV nhân sơ hoặc VSV nhân chuẩn như: Nấm men, nấm sợi
- Gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Vi sinh như sản xuất kháng sinh, mì chính
2. Virut kí sinh thực vật
- Virut không tự xâm nhập được vào thực vật
- Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng
- Một số virut xâm nhập qua vết xây xát, qua hạt phấn, qua phấn hoa
- Sau khi nhân lên trong tế bào virut lây lan sang tế bào khác qua cầu sinh chất
- Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu
- Thân bị lùn hoặc còi cọc
Cách phòng:
- Chọn giống cây sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng
- Tiêu diệt vật trung gian
3. Virut kí sinh ở côn trùng
Gồm 2 dạng:
- Côn trùng là vật chủ
- Côn trùng là vật trung gian
II. ứng dụng của virut trong thực tiễn
1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học
Cơ sở khoa học:
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ
- Thay bằng gen mong muốn
- Dùng phagơ làm vật chuyển gen
Quy trình
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim
- Gắn gen IFN vào AND của phagơ
- Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E. coli
Vai trò:
IFN có khả năng chống virut tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu từ virut
ưu việt: Có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người
Dễ sản xuất, hiệu quả cao
4. Củng cố: Tác hại của phagơ đối với ngành công nghiệp VSV
Tiết 33. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
(ngày 30 tháng 04 năm 2007)
I. Mục tiêu học tập
* Kiến thức
- Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh.
- Nắm được khái niệm cơ bản về miễn dịch.
- Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch
* Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thu nhận thông tin, khái quát kiến thức, vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
II. Phương tiện
III. Tiến trình
ổn định lớp
Bài cũ: Tác hại của phagơ đối với ngành công nghiệp VSV
Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động Gv. Hs
Nội dung khoa học
Gv. Bệnh truyền nhiễm là gì?
Các điều kiện gây bệnh?
Hs.
Gv. Các con đường lây lan của bệnh truyền nhiễm?
Hs.
Gv. Nêu một số bệnh truyền nhiễm do virut thường gặp?
Hs.
Gv. Thế nào là miễn dịch? Có những loại miễn dịch nào?
Hs.
Gv. Nêu các phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm?
Hs.
I. Bệnh truyền nhiễm
1. Khái niệm
Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng
Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện:
- Độc lực
- Số lượng
- Con đường xâm nhập
2. Phương thức lây lan
a. Truyền ngang
- Qua Sol
- Qua đường tiêu hoá
- Qua tiếp xúc trực tiếp
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt
b. Truyền dọc
- Từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai
- Nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
- Bệnh đường hô hấp
- Bệnh đường tiêu hoá
- Bệnh hệ thần kinh
- Bệnh đường sinh dục
- Bệnh da
II. Miễn dịch
Là khả năng của cơ thể chống lại một số tác nhân gây bệnh.
1. Miễn dịch không đặc hiệu
Mang tính bẩm sinh
Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên
2. Miễn dịch đặc hiệu
Xẩy ra khi có kháng nguyên xâm nhập gồm 2 loại:
a. Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể
b. Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Tiêm vắc xin
- Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh
- Vệ sinh cá nhân và cộng đồng
4. Củng cố
Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
Các con đường lây lan?
Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, không đặc hiệu?
Tiết 34. ÔN tập cuối năm
Nội dung ôn tập bao gồm:
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Sinh trưởng của vi sinh vật
- Sinh sản của vi sinh vật
- Virut và bệnh truyền nhiễm
Chú ý:
- Các bài thực hành sử dụng đĩa CD
- Tiết 30, 31 sử dụng giáo án điện tử
- Giáo án in từ tiết 19 đến tiết 34
File đính kèm:
- Giao an sinh lop 10 Nang cao.doc