Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- trình bày được một số yếu tố vật lý ảnh hưởng lên sinh trưởng của VSV;

- Vân dụng ảnh hưởng của các yếu tố vật lý để điều chỉnh sinh trưởng của VSV.

2. Kỷ năng:

- Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Vận dụng được những hiểu biết đó trong bảo quản đồ dùng, thực phẩm hàng ngày

B. Phương pháp giảng dạy:

- Vấn đáp và thuyết trình.

- Phiếu học tập

C. Tiến trình bài dạy:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các nhóm chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh vật?

III. trọng tâm bài học

- ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sinh trưởng của vi sinh vật?

IV. Giảng bài mới

 Mở đầu bài học: Sự sinh trưởng của VSV không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố hóa học mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay : ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 41: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - trình bày được một số yếu tố vật lý ảnh hưởng lên sinh trưởng của VSV; - Vân dụng ảnh hưởng của các yếu tố vật lý để điều chỉnh sinh trưởng của VSV. 2. Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: - Vận dụng được những hiểu biết đó trong bảo quản đồ dùng, thực phẩm hàng ngày B. Phương pháp giảng dạy: - Vấn đáp và thuyết trình. - Phiếu học tập C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các nhóm chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh vật? III. trọng tâm bài học ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sinh trưởng của vi sinh vật? IV. Giảng bài mới Mở đầu bài học: Sự sinh trưởng của VSV không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố hóa học mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay : ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Các câu hỏi: Nêu các cách để bảo quản thực lương thực, thực phẩm mà em biết? Tại sao lại làm như vậy? Đưa ra hình 1. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ kết hợp với đọc SGK tr.137 để đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa tốc độ sinh trưởng và nhiệt độ. Vậy thì nhiệt độ có ý nghĩa như thế nào với vi sinh vật? Hoàn thành sơ đồ hình 41. Đa số vi sinh vật thuộc nhóm nào? Tại sao khi muối dưa, người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ? - pH là gì? Đưa ra hình 2, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về mối liên hệ giữa độ pH và tốc độ sinh trưởng? - Nó ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật? - phân loại vi sinh vật theo pH thích hợp của chúng? - đa số VSV hoạt động trong giới hạn pH nào ? Vào mùa nồm, nếu quần áo không phơi kỹ sẽ rất dễ bị mốc, vì sao? Tại sao phải phơi khô nông sản rồi mới cất đi? Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào VSV sẽ hút nước từ bên ngoài vào làm tế bào trương lên? Tế bào có bị vỡ vì áp suất tăng không? - Bức xạ ảnh hưởng ntn đến sinh trưởng của VSV ?. - Trong thực tế nggười ta đã lợi dụng bức xạ để tiêu diệt VSV có hại như thế nào? Nhiệt độ - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản hóa học, sinh hóa học trong tế bào nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV. - Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ mà vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất. Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích chia vi sinh vật thành 4 nhóm: - ưa lạnh (sinh trưởng được ở khoảng nhiệt độ dưới 20), - ưa ấm - ưa nhiệt - ưa siêu nhiệt Thuộc nhóm ưa ấm, vì đây là nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của đa số ezyme, protein.... pH Độ pH là đại lượng đo độ axit hay độ kiềm tương đối (pH = 0 – 14). pH=7 là độ pH trung tính. Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP Dựa vào pH thích hợp, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: - ưa kiềm - ưa trung tính - ưa axit Đa số VSV hoạt động trong khoảng pH trung tính. Độ ẩm Nước cần cho việc hòa tan các enzim và chất dinh dưỡng, tham gia vào các phản ứng quan trọng. Môi trường nước có nồng độ chất hòa tan cao hơn nồng độ nội bào: Nước bị rút ra bên ngoài tế bào Sinh trưởng bị kim hãm Tế bào VSV có thành rất vững chắc nên không vỡ trong trường hợp này. Môi trường nước có nồng độ chất hòa tan thấp hơn nồng độ nội bào: " nước từ bên ngoài xâm nhập vào tế bào. Môi trường có nồng độ muối cao " VSV dựa vào ion Na+ duy trì thành tế bào và màng sinh chất nguyên vẹn. " VSV tích lũy ion K+, axit amin để cân bằng áp suất thẩm thấu. Nấm men và nấm mốc sinh trưởng bình thường. Bức xạ - Bức xạ ion hóa + Tác dụng phá hủy ADN của VSV + Ứng dụng: Khử trùng thiétbị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm, bảo quản thực phẩm. - Bức xạ không ion hóa (tia tử ngoại) + Tác dụng kìm hãm sự sao mã và phiên mã của VSV. + Ứng dụng: Tẩy uế và khử trùng bề mặt các vật thể, dịch lỏng. Hình 1. Nhiệt độ với tốc độ sinh trưởng của VSV Hình 2. pH với tốc độ sinh trưởng của VSV Hình 41. Giáo sinh thực tập Hoàng Trịnh Khánh Huyền Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Phương Mai

File đính kèm:

  • docbai 41.doc