Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 4: Giới thực vật - Ngô Duy Thanh

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Phân biệt các ngành trong giới thực vật cùng các đặc điểm của chúng.

- Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới thực vật.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích và so sánh.

3. Thái độ

- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.

Nội dung trọng tâm:

- Đặc điểm chung của giới Thực vật.

- Các ngành thực vật chính trong giới thực vật (Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín) cùng các đặc điểm của chúng.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

- Phương pháp:

o Phương pháp chính: Vấn đáp tái hiện, tìm tòi,giảng giải minh họa.

o Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm.

- Phương tiện dạy học:

o Sơ đồ hình 4 SGK phóng to.

o Mẫu cây rêu, dương xỉ, lúa , đậu.

III. Nội dung và tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>

Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh

GV: Giới Khởi sinh gồm những nhóm sinh vật nào và có những đặc điểm gì?

Hãy nêu những đặc điểm của giới Nấm.

 HS1: Trả lời.

 HS2: Nhận xét.

GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.

2. Vào bài mới:

a. Mở bài <2 phút>

GV đặt vấn đề:

Giới sinh vật cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của con người và động vật -> Đó là giới sinh vật nào?

b. Tiến trình bài học <38 phút>:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 4: Giới thực vật - Ngô Duy Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4. GIỚI THỰC VẬT -------- o0o -------- Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: Kiến thức Phân biệt các ngành trong giới thực vật cùng các đặc điểm của chúng. Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới thực vật. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích và so sánh. Thái độ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng. Nội dung trọng tâm: Đặc điểm chung của giới Thực vật. Các ngành thực vật chính trong giới thực vật (Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín) cùng các đặc điểm của chúng. Phương pháp và phương tiện dạy học: Phương pháp: Phương pháp chính: Vấn đáp tái hiện, tìm tòi,giảng giải minh họa. Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm. Phương tiện dạy học: Sơ đồ hình 4 SGK phóng to. Mẫu cây rêu, dương xỉ, lúa , đậu. Nội dung và tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV: Giới Khởi sinh gồm những nhóm sinh vật nào và có những đặc điểm gì? Hãy nêu những đặc điểm của giới Nấm. HS1: Trả lời. HS2: Nhận xét. GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1. Vào bài mới: Mở bài GV đặt vấn đề: Giới sinh vật cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của con người và động vật -> Đó là giới sinh vật nào? Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới Hoạt động 1: GV: Quan sát cây xanh trong sân trường -> Hãy nêu các đặc điểm chính của giới thực vật? HS trình bày về đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bạn về các đặc điểm của thực vật thích nghi đời sống trên cạn và trình bày. GV giảng giải thêm: + Lớp biểu bì có tầng cutin bảo vệ, chống thoát nước, có khí khổng nằm chủ yếu ở mặt dưới lá để trao đổi khí (Lấy CO2, thải O2) và thoát hơi nước -> làm mát cây... + Phương thức sinh sản hữu tính, kèm theo các đặc điểm thích nghi ở cạn như tinh trùng không có roi ( thụ tinh không cần có nước -> không lệ thuộc vào môi trường) thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng, thụ tinh kép ( 1tinh tử kết hợp với trứng -> hợp tử 2n; 1 tinh tử kết hợp với nhân cực 2n -> Phôi nhủ 3n để nuôi phôi phát triển) I. Đặc điểm chung của giới thực vật 1. Đặc điểm về cấu tạo: - Đa bào, tế bào nhân thực - Cơ thể phân hóa thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. - Tế bào có thành xenlulôzơ - Nhiều tế bào có lục lạp, chứa sắc tố clorophyl. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng: - Tự dưỡng nhờ quang hợp. - Sống cố định. 3. Đặc điểm thực vật thích nghi với đời sống trên cạn: (SGK) Hoạt động 2: GV: Thực vật có nguồn gốc từ đâu? Gồm các ngành sinh vật nào? GV vẽ sơ đồ các ngành của giới thực vật -> HS lên bảng liệt kê các đặc điểm chính của mỗi ngành. HS nghiên cứu sơ đồ hình 4, chỉ ra mức độ tiến hóa trong cấu trúc cơ thể, cũng như các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn qua các ngành của giới thực vật? - Rêu là nhóm nguyên thủy nhất còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với tảo như: Chưa có hệ mạch dẫn, tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước.. - Đến quyết đã xuất hiện nhiều đặc điểm tiến hóa và thích nghi với đời sống ở cạn như đã có hệ mạch tuy rằng chưa thật hoàn hảo, vẫn còn giữ nhiều đặc tính nguyên thủy như tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước. - Thực vật hạt trần đã xuất hiện đầy đủ các đặc điểm tiến hóa thích nghi với đời sống ở cạn như: Hệ mạch hoàn thiện, tinh trùng không roi, thụ phấn nhờ gió, thụ tinh kép, hình thành hạt nhưng hạt chưa được bảo vệ nhờ quả. - Thực vật hạt kín tiến hóa hoàn thiện hơn thể hiện ở chổ phương thức sinh sản đa dạng hơn, hiệu quả hơn (thụ tinh nhờ gió, nhờ côn trùng, sự tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng... tạo điều kiện thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. _ Thực vật hạt kín là nhóm đa dạng về cá thể và về loài nhất. II. Các ngành của giới thực vật - Giới thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy, đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở cạn (các thực vật thủy sinh là hiện tượng thứ sinh.) - Tùy theo mức độ tiến hóa trong cấu trúc cơ thể và đặc điểm thích nghi ở cạn mà giới thực vật được chia thành các ngành: Tổ tiên thực vật ( Từ tảo lục đa bào nguyên thủy) Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín - Chưa có hệ mạch - Tinh trùng có roi - Thụ tinh nhờ nước (Rêu, địa tiền) - Có hệ mạch - Tinh trùng có roi - Thụ tinh nhờ nước (Dương xỉ) -Có hệ mạch - Tinh trùng không roi - Thụ phấn nhờ gió - Hạt không được bảo vệ (Thông, tuế) - Có hệ mạch - Tinh trùng không roi - Thụ phấn nhờ gió nước, côn trùng - Thụ tinh kép - Hạt được bảo vệ trong quả (Ngô - 1 lá mầm; đậu - 2 lá mầm) * Nhận xét: Các đặc điểm thích nghi của các ngành thực vật khác nhau là khác nhau và được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa. Hoạt động 3: GV: Thực vật có vai trò quan trọng như thế nào đối với hệ sinh thái? HS: Là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái. Thực vật cùng với tảo, nhờ quang hợp đã chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong chất hữu cơ _ Nguồn cung cấp năng lượng và chất hữu cơ cho toàn bộ thế giới sống. GV: Trong sản xuất và đời sống, thực vật còn có vai trò gì? HS: Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu... III. Đa dạng giới thực vật - Giới thực vật rất đa dạng về cá thể, về loài, về vùng phân bố. - Có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người: Tạo nên cân bằng hệ sinh thái, cung cấp O2, chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng cho toàn bộ thế giới động vật và con người. (Mặt khác nguồn O2 khí quyển (21%) bảo đảm sự sống còn của thế giới động vật và con người, là sản phẩm của quang hợp.) Củng cố và dặn dò: Củng cố: - Sử dụng sơ đồ khái quát lại các đặc điểm chủ yếu của thực vật, đặc điểm sai khác giữa các nhóm thực vật và vai trò của chúng cũng như trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật và rừng. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 17 - SGK. Rút kinh nghiệm Tuần ngày tháng năm 2009 Ngày soạn: 30/08/2009 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH

File đính kèm:

  • docbai4gioi thuc vatdoc.doc