I: Mục tiêu.
1: Kiến thức.
- Trình bày các diễn biến cơ bản qua các kì của nguyên phân và thấy được sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Nêu được ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân.
- Vận dụng thực tế, giải thích cơ sở khoa học của các phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô tròn ống nghiệm.
2: Kĩ năng.
- Phân tích thông tin để nhận biết kiến thức.
- Tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3: Thái độ.
- Khơi dậy ở học sinh sự say mê, tìm hiểu bộ môn sinh học.
- Yêu thích môn học.
II: Phương pháp – Phương tiện.
1: Phương pháp.
- Trực quan hỏi đáp.
- Kết hợp với hoạt động của học sinh.
2: Phương tiện.
- Tranh hình SGK, hình 29.1 và 29.2 phóng to.
- Mô hình quá trình nguyên phân.
- Đáp án bảng 29: Những diễn biến cơ bản các kì trong nguyên phân.
- Máy chiếu (nếu có).
III: Tiến trình bài giảng.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 29: Nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết giảng:
BÀI 29: NGUYÊN PHÂN
I: Mục tiêu.
1: Kiến thức.
- Trình bày các diễn biến cơ bản qua các kì của nguyên phân và thấy được sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Nêu được ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân.
- Vận dụng thực tế, giải thích cơ sở khoa học của các phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô tròn ống nghiệm.
2: Kĩ năng.
- Phân tích thông tin để nhận biết kiến thức.
- Tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3: Thái độ.
- Khơi dậy ở học sinh sự say mê, tìm hiểu bộ môn sinh học.
- Yêu thích môn học.
II: Phương pháp – Phương tiện.
1: Phương pháp.
- Trực quan hỏi đáp.
- Kết hợp với hoạt động của học sinh.
2: Phương tiện.
- Tranh hình SGK, hình 29.1 và 29.2 phóng to.
- Mô hình quá trình nguyên phân.
- Đáp án bảng 29: Những diễn biến cơ bản các kì trong nguyên phân.
- Máy chiếu (nếu có).
III: Tiến trình bài giảng.
1: Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, phong cách học sinh.
2: Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Chu kì tế bào là gì? Trình bày các diễn biến cơ bản ở các pha trong kì trung gian.
Câu hỏi dự kiến:
+ Chu kì tế bào: Là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lập lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kì.
+ Diễn biến cơ bản các pha trong kì trung gian (G1, S, G2).
- Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
- Pha S: Diễn ra sự nhân đôi của AND và NST.
- Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp Protein histon và Protein của thoi phân bào.
3: Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
- GV: treo tranh (hình 28.1: Chu kì tế bào) giới thiệu sơ bộ về quá trình nguyên phân trong hình ảnh để chuẩn bị vào bài mới.
- GV: Tế bào có sự thay đổi như thế nào sau kì trung gian?
+ HS: Kết thúc kì trung gian tế bào có sự thay đổi:
Sao chép AND và nhân đôi NST.
Nhân đôi trung tử.
Tổng hợp Protein.
- GV: Kết thúc kì trung gian tế bào bắt đầu tiến hành nguyên phân ở cuối pha G2.
F Quan sát hình 29.1 trong SGK kết hợp với hình phóng to trên bảng và cho biết “sự phân chia nhân?
+ HS: Sự phân chia nhân được trải qua 4 kì:
Kì đầu.
Kì giữa.
Kì sau.
Kì cuối.
- GV: Quan sát tranh hình 29.1 trên bảng và kết hợp với SGK đưa ra nhận xét của mình ở các kì trong nguyên phân về:
Màng nhân và nhân con.
Thoi vô sắc.
Nhiễm sắc thể (NST).
+ HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- GV: Dựa vào kiến thức vừa học được hãy hoàn thành cấc nội dung trong bảng 29: Những diễn biến ở các kì trong nguyên phân.
Các kì
Những diễn biến cơ bản ở các kì
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- GV: NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi như thế nào?
+ HS: NST dính nhau ở tâm động giúp cho việc phân chia đồng đều vật chất di truyền.
- GV: Tại sao NST lại co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các NST về 2 cực của tế bào.
+ HS: NST co ngắn để khi phân li về 2 cực của tế bào không bị rối.
- GV: Do đâu nguyên phân lại tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ.
+ HS: Tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ là do NST được nhân đôi sau đó được phân chia đồng đều.
- GV: Phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào?
+ HS: Phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối.
- GV: Quan sát hình 29.2 phóng to trên bảng và kết hợp với SGK. Phân chia tế bào chất khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật như thế nào?
+ HS: Khác nhau giứa tế bào động vật và tế bào thực vật dó là xuất hiện màng ngăn
- GV: Tại sao tế bào thực vật không hình thành vách ngăn giống như ở tế bào động vật?
+ HS: Dựa vào cấu tạo của tế bào thực vật có thành “Xenlulo” ở phía ngoài.
- GV: Hãy đọc SGK và đưa ra nhận xét về ý nghĩa của nguyên phân.
+ HS: Nguyên phân có 2 ý nghĩa:
Ý nghĩa sinh học.
Ý nghĩa thực tiễn.
I: Quá trình nguyên phân.
1: Sự phân chia nhân.
Ø Kì đầu: Thoi phân bào được hình thành, các NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động.
Ø Kì giữa: Màng nhân và nhân con biến mất, các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Ø Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Ø Kì cuối: Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện, NST có dạng sợi mảnh.
Bảng 29: Những diễn biến ở các kì trong nguyên phân.
Các kì
Những diễn biến cơ bản ở các kì
Kì đầu
Thoi phân bào được hình thành, các NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
Màng nhân và nhân con biến mất, các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối
Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện, NST có dạng sợi mảnh.
2: Phân chia tế bào chất.
Ø Phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối.
Ø Tế bào chất được phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Ø Ở tế bào động vật: Màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào (mặt phẳng xích đạo).
Ø Ở tế bào thực vật: Xuất hiện một vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo và phát triển ra 2 phía cho tới khi phân tách tế bào chất thành 2 nửa đều chứa nhân.
3: Kết quả nguyên phân.
Ø 1 TB mẹ 2n sau 1 lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 TB con 2n giống tế bào mẹ.
Ø 1 TB mẹ 2n sau 2 lần nguyên phân sẽ tạo ra 4 TB con 2n giống tế bào mẹ.
Ø 1 TB mẹ 2n sau k lần nguyên phân sẽ tạo ra 2k TB con 2n giống tế bào mẹ.
ð Công thức tổng quát:
C (TB) mẹ (2n) sau k lần nguyên phân sẽ tạo ra C . 2k (TB)
II: Ý nghĩa nguyên phân.
1: Ý nghĩa sinh học.
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và những sinh vật đơn bào nhân thực.
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào, trong quá trình phát sinh cá thể và các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng.
- Nhờ nguyên phân số lượng tế bào gia tăng tạo điều kiện cho sự thay thế các tế bào và tạo nện sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
2: Ý nghĩa thực tiễn.
- Quá trình nguyên phân của tế bào là cơ sở khoa học để thực hiện phương pháp giâm, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô.
- Thành tựu:
Nhân nhanh giống tốt.
Sản xuất giống cây trồng sạch mầm bệnh.
Ghép tạng người.
Ở động vật tăng số con gia súc quý cho sản lượng sữa, thịt cao.
IV: Củng cố.
Câu hỏi: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên.
Lời giải
Xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai.
Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n= 8
Gọi k là số lần phân bào ( k nguyên dương, k>0)
Theo giả thiết, ta có:
2k. 2n = 512
→ 2k. 8 =512
→ k = 6
Tế bào sinh dục sơ khai nói trên tiến hành 6 đợt phân bào
V: Dặn dò.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc phần em có biết.
- Ôn tập kiến thức bài cũ và chuẩn bị bài 30 “giảm phân” cho tiết học tới.
File đính kèm:
- BÀI 29.doc