I. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm enzim.
- HS trình bày được thành phần, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
- HS kể tên được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- HS giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.
b. Kĩ năng Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích hình vẽ, sơ đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
a. Hình ảnh
b. Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
a. Ổn định lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là năng lượng? Năng lượng được tích lũy trong tế bào dưới dạng nào? Trình bày cấu trúc hóa học của ATP
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14 : ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thủy
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 10/12/2011
MỤC TIÊU
Kiến thức
- HS nêu được khái niệm enzim.
- HS trình bày được thành phần, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
- HS kể tên được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- HS giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.
Kĩ năng Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích hình vẽ, sơ đồ.
THIẾT BỊ DẠY - HỌC
Hình ảnh
Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là năng lượng? Năng lượng được tích lũy trong tế bào dưới dạng nào? Trình bày cấu trúc hóa học của ATP
Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung bài học
Mở bài
- GV viết phương trình sau đây lên bảng:
- GV hỏi: Các em có nhận xét gì về phản ứng có sự xúc tác của enzim?
- GV nói: Trong chương trình sinh học lớp 8 các em đã được học về enzim nhưng chỉ giới hạn ở việc biết tên một số enzim. Để hiểu rõ hơn về enzim, thành phần, cấu trúc và vai trò của nó trong chuyển hóa vật chất, hôm nay lớp chúng ta sẽ học bài 14 “ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT”
Hoạt động 1
- GV hỏi: Enzim có vai trò gì trong tế bào? Kể tên một số loại enzim mà em biết ?
- Để tìm hiểu thành phần và cấu trúc của enzim, các em hãy tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Hoạt động 2
- Enzim xúc tác cho các cơ chất để biến đổi tạo thành các sản phẩm như thế nào ? Các em hãy tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV viết sơ đồ này lên bảng để tóm tắt cho HS cơ chế tác động của enzim
E + S --> E-S --> sản phẩm + E
Hoạt động 3
- Yếu tố nào tác động đến hoạt tính của enzim?
-
Hoạt động 4
- Có enzim xúc tác cho phản ứng thì tốc độ phản ứng sẽ như thế nào?
- Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất không? Bằng cách nào?
- Nếu một chất được tổng hợp quá nhiều trong cơ thể thì sao?
- Chúng ta sẽ cùng phân tích sơ đồ 14.2 tr 59 SGK để tìm hiểu cách điều hòa việc tổng hợp các chất
+ Chất P dư thừa thì nó liên kết với chất gì?
+ Chất P liên kết với enzim a sẽ gây ra tác động gì?
+ Sự tổng hợp chất P lúc này như thế nào?
- Vậy theo em ức chế ngược là gì?
- HS theo dõi 2 phương trình trên bảng.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS: Sự thủy phân tinh bột à glucôzơ, nếu có xúc tác amilaza thì sẽ nhanh hơn nhiều xúc tác HCl.
- HS lắng nghe GV nói
- HS Nghiên cứu SGK tr.57 và kiến thức sinh học 8 để trả lời câu hỏi.
- HS: Enzim Amilaza (trong nước bọt), Pepsin (trong dạ dày),
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
- Đáp án phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
- Đáp án phiếu học tập.
- HS nghiên cứu SGK và phát biểu ý kiến.
- Đáp án phiếu học tập
- HS phát biểu ý kiến
- Có enzim xúc tác cho phản ứng thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên rất nhiều (có thể tăng cả triệu lần)
- Có. Thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.
- Dư thừa chất đó có thể gây hại cho cơ thể hoặc gây lãng phí.
+ Chất P dư thừa thì nó liên kết với enzim a
+ Chất P liên kết với enzim a sẽ làm cho enzim này không còn khả năng xúc tác để chuyển hóa chất A thành chất B, do đó chất C, D cũng không được tạo thành
+ Sự tổng hợp chất P bị dừng lại
BÀI 14
ENZIM
VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. Enzim
- Enzim là chất xúc tác sinh học, xúc tác các phản ứng trong điều kiện bình thường của cơ thể, được tổng hợp trong tế bào sống.
- Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Cấu trúc
- Thành phần: Prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim, nơi kết hợp với cơ chất.
Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình của cơ chất.
Cơ chế tác động của enzim
- Cơ chế
Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất.
Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.
Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn.
- Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù à mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
- Enzim xúc tác cả 2 chiều của phản ứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
- Nhiệt độ
- Độ pH
- Nồng độ cơ chất
- Nồng độ enzim
- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim
II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng.
- Tế bào điều hoà hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.
- Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
Củng cố
- Enzim là gì? Nêu thành phần, cấu trúc và vai trò của enzim?
- Cơ chế tác động của enzim.
- Tại sao một số người khi tiêm một loại thuốc kháng sinh lại có thể chết ngay lập tức vì bị sốc phản vệ nếu không thử thuốc trước?
- Tại sao một số người không ăn được cua ghẹ, nếu ăn sẽ bị dị ứng?
Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi trong vở bài ghi và làm phiếu học tập số 3.
- Đọc thêm phần “Em có biết?”
- Đọc trước bài 15 “Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim” tr.60 SGK.
File đính kèm:
- Giáo án BÀI 14.docx