I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS tự xác định được một số thành phần hóa học của tế bào như: Prôtêin, lipit, K, S, P và một số loại đường có trong tế bào.
- Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm.
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học.
Nội dung trọng tâm:
- Dạy cho HS biết cách tự tiến hành một số thao tác thí nghiệm cơ bản.
- Nhận biết được một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P
- Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohidrat, lipit, protein.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: hướng dẫn thao tác và giảng giải nội dung.
o Phương pháp xen kẽ: thảo luận và hỏi - đáp.
- Phương tiện dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 12: Thực hành Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào - Ngô Duy Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 12. THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ
THÀNH PHẤN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
-------- o0o --------
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
Kiến thức
- HS tự xác định được một số thành phần hóa học của tế bào như: Prôtêin, lipit, K, S, P và một số loại đường có trong tế bào.
- Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm.
Thái độ
Thêm yêu thích môn học.
Nội dung trọng tâm:
Dạy cho HS biết cách tự tiến hành một số thao tác thí nghiệm cơ bản.
Nhận biết được một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P
Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohidrat, lipit, protein.
Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp:
Phương pháp chính: hướng dẫn thao tác và giảng giải nội dung.
Phương pháp xen kẽ: thảo luận và hỏi - đáp.
Phương tiện dạy học:
Nguyên liệu
Dụng cụ - hoá chất
Khoai lang, sữa, dầu ăn, hồ tinh bột, lạc nhân, lòng trắng trứng, và thịt heo nạc.
Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc đong, thuốc thử Phêling, kali iôtđua, HCl, NaOH, CuSO4, giấy lọc, nước cất, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hòa, amôni ôxalat, cồn 700, nước lọc lạnh, dao thớt, vải màn hay lưới lọc, giấy lọc.
Nội dung và tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, nhóm thực hành thí nghiệm và vệ sinh phòng học.
Vào bài mới:
Mở bài:
Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn và nhắc nhỡ HS viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch, cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và đặt câu hỏi cách tiến hành thí nghiệm.
Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài mới
Hoạt động 1:
- GV nêu mục tiêu bài học
- Trình bày việc chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật và hóa chất.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P
- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như cacbohidrat, lipit, prôtêin.
- Biết cách làm một số thí nghiện đơn giản
II. Chuẩn bị
Nguyên liệu
Dụng cụ - hoá chất
Khoai lang, sữa, dầu ăn, hồ tinh bột, lạc nhân, lòng trắng trứng, và thịt heo nạc.
Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc đong, thuốc thử Phêling, kali iôtđua, HCl, NaOH, CuSO4, giấy lọc, nước cất, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hòa, amôni ôxalat, cồn 700, nước lọc lạnh, dao thớt, vải màn hay lưới lọc, giấy lọc.
Hoạt động 2:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một thí nghiệm rồi nghe báo cáo kết quả chung.
* Lưu ý:
+ Không để hóa chất dính vào quần áo và tay chân. Nếu lỡ dính phải rữa ngay bằng nước sạch.
+ Cồn là chất dễ bắt lửa nên để xa nơi có lửa và đậy chặt nút.
- GV hướng dẫn cho từng nhóm → HS tiến hành, quan sát các hiện tượng xãy ra, ghi chép lại và giải thích.
+ Khi đun dung dịch đường glucôzơ (hoặc 5ml sữa) với vài giọt dung dịch phêlinh (thuốc thử đặc trưng với đối với đường có tính khử) → kết tủa màu đỏ gạch.
] Đường khử + 2 CuO → Cu2O + ½ O2 + đường bị ôxy hóa
Trong môi trường kiềm các đường khử đã khử Cu2+ thành Cu+, chức alđêhit của đường bị ôxy hóa thành axit hay muối tương ứng.
+ Cho thuốc thử phêlinh vào dung dịch đường mía, rồi đun sôi ta không thấy tạo thành kết tủa màu đỏ gạch vì đường đôi không có tính khử.
- HS tiến hành tương tự, GV theo dõi uốn nắn kịp thời các thao tác thí nghiệm của HS.
- HS tự giải thích, GV giảng giải thêm.
III. Cách tiến hành:
1. Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật:
a. Nhận biết tinh bột:
- Giã 50 g củ khoai lang trong chén sứ, hòa với 20 ml nước cất rồi lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1.
- Lấy 5 ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2.
- Thêm vài giọt thuốc thử iốt vào cả hai ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần cặn trên giấy lọc, quan sát sự đổi màu và giải thích.
- Nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2. Ghi màu sắc dung dịch và kết luận.
b. Nhận biết lipit:
- Nhỏ vài giọt dầu ăn, lên tờ giấy trắng
- Nhỏ vài giọt nước đường lên tờ giấy trắng
- Quan sát và so sánh vết loang ở hai tờ giấy, giải thích.
c. Nhận biết prôtêin:
- Lấy một lòng trắng trứng + 0,5l nước + 3 ml dung dịch NaOH quấy đều.
- Lấy 10 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm.
- Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xãy ra.
2. Xác đinh một số nguyên tố khoáng có trong tế bào
- Chuẩn bị thí nghiệm: theo SGK
- Tiến hành thí nghiệm: theo SGK
- Quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích
Củng cố và dặn dò:
Củng cố:
Đặt câu hỏi để giúp HS hệ thống nội dung và hiểu ý nghĩa của bài học.
Dặn dò:
Về nhà HS viết bài thu hoạch như theo yêu cầu trong sách giáo khoa, trình bày trên giấy A4 và nộp lại cho GV vào tiết học kế tiếp.
Rút kinh nghiệm
Tuần ngày tháng năm 2009 Ngày soạn: 04/10/2009
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH
File đính kèm:
- bai12.thuc hanh-thi nghiem nhan biet mot so thanh phan hoa hoc cua tb.doc