Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bản đẹp 2 cột - Mai Thị Hồng Thắm

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

 a. Cơ bản

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

 b. Trọng tâm

 Nhấn mạnh đến các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, đặc biệt là hệ mở, tự điều chỉnh.

 2. Kỹ năng

 - Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Thái độ

Bảo vệ sinh quyển, duy trì sự đa dạng sinh giới.

II. Chuẩn bị dạy và học

 1. Giáo viên

- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.

- Phiếu học tập nhóm.

2. Học sinh

- Phiếu học tập thảo luận nhóm.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu về thế giới sống và cấp độ tổ chức của thế giới sống.

 

doc79 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bản đẹp 2 cột - Mai Thị Hồng Thắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động 1: Giới thiệu chung về quá trình thự hành. GV: Chia lớp thành các nhóm, theo đơn vị tổ trên lớp học bình thường. GV: Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng kính hiển vi và cách là tiêu bản tạm thời để quan sát các kỳ của nguyên phân trên đối tượng là rễ hành. HS: Chia nhóm và ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên hướng dẫn, quan sát, lắng nghe và ghi chép các nội dung có liên quan đến tiết thực hành. GV: Hướng dẫn cách chỉnh và quan sát hình trên kính hiển vi, cách vẽ hình khi quan sát trực tiếp trên tiêu bản qua kính hiển vi. Hoạt động 2: Cách tiến hành làm tiêu bản và quan sát các kỳ của nguyên phân. GV: Vừa hướng dẫn và làm tiêu bản tạm thời cho HS quan sát, ghi nhận và làm theo yêu cầu. HS: Quan sát, ghi nhận và làm tiêu bản tạm thời theo yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS cách quan sát và vẽ hình khi quan sát qua kính hiển vi. Giới thiệu lại hình dạng NST và đặc điểm chung khi quan sát trực tiếp qua kính hiển vi thông qua hình vẽ (Hình 20 – trang 82 SGK). HS: Quan sát, ghi nhận và làm theo yêu cầu. - Chia Nhóm Theo Đơn Vị Tổ. - Cách Tiến Hành Làm Tiêu Bản Và Vẽ Hình Khi Quan Sát Qua Kính Hiển Vi. - Cách làm tiêu bản tạm thời. - Đặc điểm các kỳ của nguyên phân. - Cách vẽ hình khi quan sát qua kính hiển vi. 4. Nhận xét, đánh giá và củng cố - Trong quá trình học sinh quan sát và vẽ giáo viên đi từng bàn kiểm tra, hướng dẫn và hỏi học sinh. - Gọi HS lên bảng vẽ lại hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên phân. - Nhậ xét, đánh giá và khen các cá nhân, nhóm làm việc tốt; phê bình các cá nhân, nhóm làm việc chưa tốt. 5. Thu hoạch - Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích các kỳ tương ứng với hình vẽ tế bào. - Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau? - Mỗi cá nhân làm một bài thu hoạch: vẽ hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên phân, trả lời và làm theo yêu cầu trong SGK. Ngày soạn: 22/01 Tuần: 23 Tiết: 23 Bài 21: ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức a. Cơ bản - Nắm được đặc điểm chung của tế bào. - Biết được cấu tạo và chức năng của tế bào: nhân sơ (prokaryote) và nhân thực (Eukaryote). - Biết được cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào: theo cơ chế thụ động và cơ chế chủ động. b. Trọng tâm - Quan sát, nhận dạng và giải thích được các quá trình co nguyên sinh, phản co nguyên sinh ở tế bào động vật và tế bào thực vật. - Quan sát, nhận dạng và vẽ các kỳ của quá trình phân bào nguyên phân. 2. Kỹ năng - Giải thích được hiện tượng co và phản co nguyên sinh khi quan sát qua kính hiên vi. - Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và vẽ hình các kỳ của nguyên phân quan sát được. 3. Thái độ Có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc cơ thể và sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. II. Chuẩn bị dạy và học 1. Giáo viên - Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm. - Hình cấu tạo của tế bào động vật, thực vật và tiêu bản các kỳ của quá trình nguyên phân. 2. Học sinh - Phiếu học tập của nhóm để thảo luận. - Xem lại nội dung các chương đã học về tế bào để hệ thống được kiến thức đã học bằng sơ đồ. III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Tế bào là gì? Tại sao nói tế bào là thành phần cấu tạo cơ bản của cơ thể? - Giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào khác nhau? - Tại sao màng sinh chất lại vận chuyển được các chất có kích thước khác nhau qua màng sinh chất? - Giữa nguyên phân và giảm phân có điểm nào khác nhau? 3. Hoạt động dạy và học a. Mở bài Để nắm rõ được nội dung chính của phần sinh học tế bào, chúng ta có thể hệ thống lại kiến thức đã học bằng sơ đồ và các hình ảnh minh họa cụ thể. b. Bài mới Hoạt động của Thầy & Trò Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thành phần hóa học của tế bào. GV: Sự sống của sinh giới đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào được cấu tạo từ các thành phần hóa học nào? HS: Thảo luận nhóm và hoàn thiện nội dung câu trả lời dựa trên kiến thức đã học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc của tế bào. GV: Tế bào có cấu tạo gồm những thành phần chính nào? HS: Tế bào gồm có 3 thành phần chính: màng, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. GV: Giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào giống và khác nhau? HS: Thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. GV: Cho HS thảo luận về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, chủ yếu tập trung vào quá trình quang hợp và hô hấp của tế bào. HS: Thảo luận, ghi nhận và cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung lại cho hoàn chỉnh kiến thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu về quá trình phân bào ở tế bào sinh vật. GV: Chu kỳ tế bào là gì? Chu kỳ tế bào có đặc điểm nào cần lưu ý? HS: Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào, gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào. GV: Đặc điểm của nguyên phân và giảm phân, giữa nguyên phân và giảm phân có điểm nào giống và khác nhau? HS: Thảo luận nhóm, ghi nhận kết quả và trả lời theo yêu cầu của phiếu thảo luận nhóm. GV: Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung kiến thức. - Tế bào là đơn vị cấu tạo nên sự sống. - Các thành phần chính của tế bào: cacbohydrate, lipid, protein, - Một tế bào gồm có 3 thành phần chính: màng, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. - Điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Các dạng năng lượng của tế bào. - Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào. - Đặc điểm của quá trình hô hấp, quang hợp; điểm giống và khác nhau của quang hợp và hô hấp. - Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ tế bào. - Điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức đã học bằng hệ thống sơ đồ hóa kiến thức. - Sử dụng một số bài tập trong phần tế bào để củng cố kiến thức lý thuyết đã học. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và hoàn thành các bài tập đã cho theo yêu cầu của nội dung kiến thức đã học. - Xem lại phần kiến thức lý thuyết của chương 4: Phân bào để chuẩn bị kiểm tra 15 phút. - Xem trước bài mới, tìm hiểu về dinh dưỡng, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Ngày soạn: // Ngày dạy:: // Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Tiết 23 DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: a) Cơ bản - Học sinh phải trình bày được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng . - Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật. - Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, . - Vận dụng kiến thức đã học vào : Muối dưa, ủ cơm rượu. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Thầy:Soạn giáo án. 2. Trò : Học bài cũ, đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu nội dung của phần III 3. Bài mới a. Đặt vấn đề b. Triển khai bài Hoạt động của thầy & trò Nội dung Hoạt động1: tìm hiểu dinh dưỡng ở vsv * Em hiểu như thế nào? là vi sinh vật? * Từ kích thước của chúng có thể suy ra cơ thể chúng là đơn bào hay đa bào? * Em có nhận xét gì về khả năng sinh trưởng, sinh sản phân bố của chúng? * Có các loại môi trường cơ bản nào? Đặc điểm của mỗi loại môi trường đó như thế nào? + Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng đặc( có thạch) hoặc lỏng. * Trả lời câu lệnh trang 89 Hoạt động2 :Tìm hiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật * Thế nào là hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực xảy ra ở đâu? sinh vật nhân sơ xảy ra ở đâu? ( sinh vật nhân sơ không có ty thể nên ở xảy ra ở màng sinh chất) *Emhiểu thế nào là hô hấp kỵ khí?(không cần ôxy) * Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men? I. Khái niệm vi sinh vật: 1) khái niệm: - Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. 2)Đặc điểm: - Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, 1 số là tập hợp đơn bào. - Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng. 3.Môi trường và các kiểu dinh dưỡng: a.Các loại môi trường cơ bản: -Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên. - Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng. - Môi trường bán tổng hợp gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học. b.Các kiểu dinh dưỡng: - Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chia làm 4 loại : + quang tự dưỡng + hoá tự dưỡng +quang dị dưỡng + hoá dị dưỡng II. Chuyển hoá vật chất ở VSV * Khái niệm : - chuyển hoá vật chất là quá trình sau khi hấp thu các chất dinh dưỡng , nguồn năng lượng.trong tế bào diễn ra các qt sinh hoá biến đổi các chất này 1) Hô hấp: a. Hô hấp hiếu khí: - Là quá trình ôxy hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxy phân tử. - Sinh vật nhân thực chuỗi truyền êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất. b. Hô hấp kỵ khí: - Là quá trình phân giải cacbonhyđrat để thu năng lượng và chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ. 2) Lên men: - Là quá trình chuyển hoá diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và nhận đều là các phân tử hữu cơ. 4.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men? 1. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: a. Hoá tự dưỡng c. Quang tự dưỡng b. Hoá dị dưỡng d. Quang dị dưỡng 2. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ? a. Ánh sáng và chất hữu cơ b. CO2 và ánh sáng c. Chất vô cơ và CO2 d. Ánh sáng và chát vô cơ 3. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là : a. Lên men c. Hô hấp hiếu khí b. Hô hấp d. Hô hấp kị khí 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Xem trước bài 24 SGK

File đính kèm:

  • docGA sinh hoc 10CB full theo quy dinh moi.doc