Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS cần:

1. Về kiến thức

- Trính bày được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV.

- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV.

- Trình bày được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa học và lí học để không chế VSV có hại trong đời sống thực tiễn.

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng phân tích bảng biểu.

- Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trình bày.

3. Về thái độ

- Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có thái độ làm việc nghiêm túc trong học tập và xây dựng bài.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng và phương tiện dạy học

- SGK Sinh học 10 (cơ bản).

- Bảng “ Một số chất hóa học thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV”.

- Bảng, phấn.

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan SGK – hỏi đáp.

IV. Trọng tâm của bài học

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.

V. Tiến trình dạy học

 

docx5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Hàn Thuyên Lớp: Tiết: Ngày: Giáo sinh thực tập: GIÁO ÁN Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Mục tiêu Sau khi học xong bài này HS cần: Về kiến thức Trính bày được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV. Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV. Trình bày được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa học và lí học để không chế VSV có hại trong đời sống thực tiễn. Về kỹ năng Kỹ năng phân tích bảng biểu. Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa. Kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trình bày. Về thái độ Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thái độ làm việc nghiêm túc trong học tập và xây dựng bài. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đồ dùng và phương tiện dạy học SGK Sinh học 10 (cơ bản). Bảng “ Một số chất hóa học thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV”. Bảng, phấn. Phương pháp dạy học Phương pháp trực quan SGK – hỏi đáp. Trọng tâm của bài học Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV. Tiến trình dạy học Bước 1: Ổn định lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Sinh trưởng ở VSV là gì? Nêu đặc điểm sinh trưởng của VSV trong môi trường nuôi cấy ko liên tục? Trả lời: Bước 3: Tiến trình bài giảng Đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về sự sinh trưởng của VSV. Chúng ta đều thấy rằng trong môi trường thuận lợi thì VSV sẽ sinh trưởng tốt và tăng theo cấp số nhân. Các nhà khoa học đã làm một tính toán như sau: một VK E.Coli có khối lượng 5.10-13 gam, cứ 20p lại phân đôi, giả sử nó được nuôi trong điều kiện tối ưu, người ta thử tính toán xem sau bao lâu, khối lượng do VK này sinh ra sẽ đạt tới khối lượng Trái Đất là 6.1027? Và kết quả thật ấn tượng: chỉ trong 44 giờ. Nhưng thật may mắn cho chúng ta, trên thực tế thì VK không bao giờ đạt khối lượng như vậy vì môi trường sống của VSV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vậy đó là những yếu tố nào? Chúng ảnh hưởng ntn đến sự sinh trưởng của VSV? Và con người đã ứng dụng những ảnh hưởng đó vào đời sống thực tiễn ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 27: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV”. Bài mới Thời gian Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Chất hóa học 1. Chất dinh dưỡng - Các chất hữu cơ như: cacbonhidrat, protein, lipit. - Một số các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo,có vai trò quan trọng trong quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim. - Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin, với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của VSV song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. - VSV nguyên dưỡng là VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. - VSV khuyết dưỡng là VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. 2. Chất ức chế sự sinh trưởng Một số chất hóa học: các hợp chất phenol, các loại cồn, iot, rượu iot, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng, các andehit, các loại khí êtilen ôxit, các chất kháng sinhcó thể dùng làm chất ức chế sự sinh trưởng của VSV, sử dụng các chất này hợp lý có thể kiểm soát sự sinh trưởng của VSV. II. Các yếu tố lí học 1. Nhiệt độ 2. Độ ẩm 3. pH 4. Ánh sáng 5. Áp suất thẩm thấu Các yếu tố Vai trò đối với cơ thể VSV Ứng dụng Nhiệt độ Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào. Đun sôi nước uống, luộc dụng cụ y tế Độ ẩm Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hóa học tham gia các quá trình thủy phân các chất. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm VSV Làm khô để bảo quản lương thực, thực phẩm pH Ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzym, sự hình thành ATP Muối chua rau quả để ức chế vi khuẩn thối Ánh sáng Ánh sáng thường tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tồng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế VSV. Dùng ánh sáng mạnh để diệt khuẩn. Áp suất thẩm thấu Sự chênh lệch nống độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Khi đưa VSV vào môi trường ưu trương thì nước thì TB VSV bị co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được. Diệt khuẩn Hoạt động 1: Tìm hiểu chất hóa học Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sự sinh trưởng của VSV, người ta chia làm 2 nhóm: các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV (chất dinh dưỡng) và các chất ức chế sự sinh trưởng của VSV. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm các chất dinh dưỡng. - GV: Các em nghiên cứu thông tin SGK/105-106, và trả lời các câu hỏi sau: (?) Chất dinh dưỡng là gì? (!) Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. (?) Kể tên một số chất dinh dưỡng? (!) - Các chất hữu cơ như: cacbonhidrat, protein, lipit. - Một số các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo,có vai trò quan trọng trong quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim. (?) Một loại axit amin là Tryptophan cần cho sự sinh trưởng của E.Coli với 1 hàm lượng rất ít, nhưng E.Coli lại không tự tổng hợp được Tryptophan từ các chất vô cơ. Tryptophan được gọi là nhân tố sinh trưởng. Vậy nhân tố sinh trưởng là gì? (!) Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin, với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của VSV song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. (?) Dựa vào khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng, người ta chia VSV làm 2 nhóm: VSV nguyên dưỡng và VSV khuyết dưỡng. Hãy cho biết điểm khác biệt của 2 nhóm VSV đó. (!)- VSV nguyên dưỡng là VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. - VSV khuyết dưỡng là VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. (?) Vì sao người ta sử dụng VK E.coli Tryptophan âm là VK không tự tổng hợp Tryptophan để kiểm tra thực phẩm có Tryptophan hay không? (!) Dùng E.coli Tryptophan âm có thể kiểm tra được thực phẩm bằng cách đưa VK này vào trong thực phẩm, nếu VK mọc được tức là thực phẩm có Tryptophan và ngược lại. (?) Bên cạnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV, còn có nhiều chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của chúng. (?) Các em hãy kể tên 1 số chất hóa học dùng để diệt khuẩn thường sử dụng trong bệnh viện, ở trường học hay ở ngay trong gia đình mà các em biết ? (!) Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình như cồn, nước giaven, thuốc tím, chất kháng sinh, (?) SGK/106 giới thiệu cho chúng ta một số chất hóa học thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV. Nhìn vào bảng đó và kề tên các chất hóa học đó và cơ chế diệt khuẩn của các chất hóa học đó là gì? (!) HS dựa vào bảng SGK/106 để trả lời (?) Phân tích cơ chế và ứng dụng của các chất hóa học. (?) Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút? (!) Ngâm rau sống trong nước muối pha loãng (khoảng 5-10 phút) để gây co nguyên sinh làm cho VSV không thể phân chia được, hoặc ngâm rau trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh. (?) Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? (!) Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa thì VSV trôi đi. (?) Giáo dục ý thức rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố lý học (?) Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 yếu tố lí học, và hoàn thành phiếu học tập sau trong 5phút. Sau đó đại diện mỗi nhóm trình bày: Các yếu tố Vai trò đối với cơ thể VSV Ứng dụng 1. Nhiệt độ 2. Độ ẩm 3. pH 4. Ánh sáng 5. Áp suất thẩm thấu (?) Một số câu hỏi ứng dụng: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh động vật? Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn? Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh? (!) - Ở ngăn giữ thực phẩm trong tủ lạnh thường có nhiệt độ 4oC – 1oC. Ở nhiệt độ này, các VK kí sinh gây bệnh bị ức chế. VSV kí sinh động vật thường là những VSV ưa ấm (30 – 40oC). Các loại thức ăn nhiều nước rất dễ nhiễm khuẩn vì VK sinh trưởng tốt ở trong môi trường có độ ẩm cao. Trong sữa chua hầu như không có VK kí sinh gây bệnh vì trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình), VK lactic đã tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế mọi VK kí sinh gây bệnh (vì những VK này thường sống trong điều kiện pH trung tính). (?) Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa . Củng cố 1. Hệ thống lại các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV bằng sơ đồ? 2. Câu hỏi 2 SGK/109 3. Tại sao khi mua thịt hoặc cá về nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường sát muối lên miếng thịt hoặc cá? 4. Gặp hôm trời nắng to, ai cũng muốn mang phơi một số đồ dùng (như quần áo, chăn chiếu) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng,). Việc phơi nắng có tác dụng gì? 5. Vì sao trước khi bảo quản nông sản phải đem phơi rồi mới cất vào kho ? 6. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn thừa trước khi bảo quản trong tủ lạnh? V. Dặn dò - Hoàn thành các bài tập trong SGK/108-109 - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docxBai 27 Cac yeu to anh huong den sinh truong cua vi sinh vat.docx