1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Biết được những điều kiện của thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiễu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai
- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển
- Giải thích được hiện tuợng kinh nguyệt
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích
c. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh sự thụ tinh và làm tổ
- Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8
Kiến thức cũ cần ôn: tuyến yên, tuyến sinh dục, cơ quan sinh dục nữ
3. Phương pháp: Quan sát- tìm tòi, hỏi đáp
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ?( 5 điểm )
Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của trứng ? ( 5 điểm )
Đáp án
Cơ quan sinh dục nữ gồm: (5 điểm )
- Buồng trứng: nơi sản sinh ra trứng
- Ống dẫn, phễu : thu trứng và dẫn trứng
- Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh
- Âm đạo: thông với tử cung
- Tuyến tiền đình: tiết dịch
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 65: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :65
Ngày dạy:4/5/07
THỤ TINH, THỤ THAI
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
Mục tiêu:
Kiến thức
Biết được những điều kiện của thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiễu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai
Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển
Giải thích được hiện tuợng kinh nguyệt
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích
Thái độ:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt
Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh sự thụ tinh và làm tổ
Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8
Kiến thức cũ cần ôn: tuyến yên, tuyến sinh dục, cơ quan sinh dục nữ
Phương pháp: Quan sát- tìm tòi, hỏi đáp
Tiến trình:
Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ?( 5 điểm )
Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của trứng ? ( 5 điểm )
Đáp án
Cơ quan sinh dục nữ gồm: (5 điểm )
Buồng trứng: nơi sản sinh ra trứng
Ống dẫn, phễu : thu trứng và dẫn trứng
Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh
Âm đạo: thông với tử cung
Tuyến tiền đình: tiết dịch
Cấu tạo và hoạt động sống của trứng ( 5 điểm )
Trứng lớn hơn tinh trùng( 0,15-0,25 mm ), chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển
Trứng có một loại mang X.
Tế bào trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng một ngày. Nếu gặp được tinh trùng, trứng thụ tinh sẽ được làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung và phát triển thành thai.
Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh và thụ thai
Mục tiêu: Chỉ ra được các điều kiện thụ tinh và thụ thai
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I/193 trả lời câu hỏi
Thế nào là sự thụ tinh? Điều kiện thụ tinh?
Thế nào là sự thụ thai? Điều kiện cho sự thụ thai?
HS nghiên cứu thông tin SGK mục I/193 trả lời câu hỏi
GV bổ sung thêm:
Nếu trứng di chuyển xuống gần tới tử cung mới gặp được tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xãy ra
Nếu trứng di đã thụ tinh bám vào màng tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có hiệu quả.
Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là thai ngoài tử cung-> nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Tiểu kết
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của thai
Mục tiêu: Biết được quá trình nuôi dưỡng thai va điềi kiện đảm bảo cho thai phát triển bình thường.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II/193
GV treo tranh hình 62.2 hướng dẫn HS quan sát ( chú ý xác định từng phần cấu tạo cơ quan sinh dục nữ, hướng di chuyển của hợp tử, vị trí làm tổ)
Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào?
Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bào thai?
Trong quá trình mang thai người mẹ cần phải làm gì và tránh điều gì để thai phát triển tốt và sinh con ra khoẻ mạnh
HS lần lượt trả lời từng câu hỏi, HS khác bổ sung, nhận xét
GV chốt lại kiến thức đúng và bổ sung thêm:
Sự phát triển của thai tuỳ thộc vào sức khoẻ của mẹ, do đó trong thời kì mang thai, người mẹ phải khoẻ mạnh, bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng -> thai phát triển tốt
Đặc biệt người mẹ không được vận động mạnh, không được tiếp xúc với chất độc hại,chất kích thích, chất gây nghiện
GV nhấn mạnh vai trò của nhau thai: thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể mẹ với thai.
Tiểu kết
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
Mục tiêu: Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt
GV GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục III/194
Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt xãy ra khi nào?
Do đâu có kinh nguyệt?
HS nghiên cứu thông tin SGK mục III/194 trả lời câu hỏi
GV chốt lại kiến thức đúng và bổ sung thêm:
Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của các hoocmôn tuyến yên
Kinh nguyệt xảy chu kì hàng tháng(28-30 ngày ) liên quan đến chu kì rụng trứng.
Tiểu kết
Thụ tinh và thụ thai
Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử
Điều kiện: Trứng gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
Thụ thai là trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung làm tổ phát triển thành thai. Điều kiện: Trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
Sự phát triển của thai
Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ máu mẹ qua nhau thai.
Khi mang hai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá, không vận động mạnh.
Hiện tượng kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượngtrứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cúng máu và dịch nhầy.
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì.
Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái.
Củng cố và luyện tập
GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập/195 SGK yêu cầu HS thực hiện. ( có thể gọi nhiều HS, mỗi HS trả lời 1 câu )
Đáp án: 1- có thai, sinh con, 2-trứng, 3- sự rụng trứng, 4- thụ tinh, mang thai, 5- tử cung, 6- làm tổ, nhau, 7- mang thai
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK /195
Đọc mục: Em có biết /195
Tìm hiểu tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Sinh 8 tiet 65.doc