I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết, tư duy trừu tượng ở con người.
- Hiểu: Phân tích được đặc điểm giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và ở thú nói riêng.
- Vận dụng: Xác định được các hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, suy luận.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh trong bài phón to
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách hình thành phản xạ CĐK và PXKĐK ? và cách phân biệt ?
2. Bài mới:
* Mở bài
- Sự thành lập và ức chế các PXCĐK có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như trong học tập. Như vậy có gì giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 56, Bài 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8C. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng năm 2013. Sĩ số: 20. Vắng: .......
TIẾT 56. BÀI 53:
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết, tư duy trừu tượng ở con người.
- Hiểu: Phân tích được đặc điểm giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và ở thú nói riêng.
- Vận dụng: Xác định được các hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, suy luận.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh trong bài phón to
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách hình thành phản xạ CĐK và PXKĐK ? và cách phân biệt ?
2. Bài mới:
* Mở bài
- Sự thành lập và ức chế các PXCĐK có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như trong học tập. Như vậy có gì giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin
- Phân tích: điểm giống về điều kiện hình thành, ức chế, ý nghĩa với đời sống, điểm khác: Số lượng và mức độ phức tạp của các phản xạ.
- Cá nhân đọc thông tin, nghe giáo viên phân tích.
- Đại diện phát biểu lấy ví dụ, nghe giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người
- Sự hình thành và ức chế các PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành các thói quen và tập quán, nếp sống có văn hóa ở người.
- Hướng dẫn học sinh lấy VD và rút ra kết luận về ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các PXCĐK.
- HS thử lấy VD
HOẠT ĐỘNG 2:
Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết ở người
- Hướng dẫn học sinh đọc thông tin mục II. 1 và 2. thuyết trình cho học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lấy ví dụ khác.
- GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu các ví dụ.
- GV chốt lại
- Cá nhân đọc thông tin hướng dẫn về vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- Thảo luận nhóm. Đại diện phát biểu, bổ sung
- Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh nội dung.
- HS ghi vở
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết
- Sự hình thành tiếng nói và chữ viết ở người cũng là kết quả của một quá trình học tập, là quá trình hình thành các PXCĐK cấp cao.
- Tiếng nói và chữ viết là cơ sở để gây ra các PXCĐK cấp cao. Ví dụ: Người có thể xúc động (vui, buồn, phẫn nộ) khi đọc những thông tin trên sách báo
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp giúp con người hiểu nhau. Ví dụ: Kinh nghiệm sản xuất, của con người truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
HOẠT ĐỘNG 3:
Tìm hiểu khái niệm tư duy trừu tượng
- Thuyết trình thông tin theo mục III sách giáo khoa và minh họa bằng các ví dụ cụ thể:
- Dùng các từ, ngữ để diễn đạt sự vật, hiện tượng ® khái niệm ® đọc (nghe) ® hiểu.
- GV chốt lại
- Cá nhân nghe giáo viên hướng dẫn thông tin.
- HS nghe
- HS ghi vở
III. Tư duy trừu tượng
- Nhờ ngôn ngữ mà từ những tính chất của sự vật hiện tượng con người khái quát hóa bằng các khai niệm.
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy trừu tượng (chỉ có ở người).
3. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
4. Dặn dò:
- Xem trước nội dung bài 54
File đính kèm:
- GIAO AN SINH 8 T55.doc