Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 42: Vệ sinh bài tiết nước tiểu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của nó

- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích được cơ sở khoa học đó

2. Kĩ năng : Biết cách quan sát , phân tích tranh vẽ

3. Thái độ: Có ý thức xây dựng thói quen sống khoa học học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi củng cố

- Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

III. Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ

IV. Tiến trình

1 Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh

2 Kiểm tra bài cũ:

+ Câu hỏi

Câu1: Trình bày các quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận?

Nước tiểu đầu có gì khác với máu và khác với nước tiểu chính thức? (8 điểm)

 Câu 2: Vì sao sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải tiểu ra khỏi cơ thể không liên tục? (2 điểm )

+ Đáp án:

* Các quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận (6 điểm )

Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu

Nước tiểu đầu chứa ít chất cặn bã và chất độc, còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận tạo nên nước tiểu chính thức

Nước tiểu chính thức: chứa nhiều chất cặn bã và chất độc ( axit uric, crêatin, các chất thuốc ) gần như không còn chất dinh dưỡng

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Tiết 42: Vệ sinh bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 42 Ngày dạy:25/1/2008 VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Mục tiêu 1. Kiến thức Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của nó Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích được cơ sở khoa học đó 2. Kĩ năng : Biết cách quan sát , phân tích tranh vẽ 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng thói quen sống khoa học học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi củng cố Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu III. Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ IV. Tiến trình Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Câu1: Trình bày các quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận? Nước tiểu đầu có gì khác với máu và khác với nước tiểu chính thức? (8 điểm) Câu 2: Vì sao sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải tiểu ra khỏi cơ thể không liên tục? (2 điểm ) Đáp án: * Các quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận (6 điểm ) Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu Nước tiểu đầu chứa ít chất cặn bã và chất độc, còn chứa nhiều chất dinh dưỡng Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận tạo nên nước tiểu chính thức Nước tiểu chính thức: chứa nhiều chất cặn bã và chất độc ( axit uric, crêatin, các chất thuốc) gần như không còn chất dinh dưỡng * Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục ở đơn vị chức năng của thận vì: Máu luôn luôn tuần hoàn qua cầu thận nên máu được lọc tạo nước tiểu liên tục (2 điểm ) * Sự thải tiểu ra khỏi cơ thể không liên tục vì: Khi lượng nước tiểu trong bóng đái 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, cơ vòng ống đái mở ra do chủ động của người (2 điểm ) Giảng bài mới *Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Vậy làm thế nào để có một hệ bài tiết khoẻ mạnh? Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu Mục tiêu:TB được một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /129 ? Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? - HS nghiên cứu thông tin mục I /129 SGK trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung ? Khi cơ quan bài tiết bị tổn thương dẫn đến hậu quả như thế nào? HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung GV chốt lại kiến thức đúng Tiểu kết Hoạt động 2: Tìm hiểu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết Mục tiêu: giải thích được cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 40 /130 SGK ( thời gian 4 phút) HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 40/130 Đại diện 3 nhóm thực hiện bảng 40, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức Tiểu kết Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu I. Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu -Các vi khuẩn gây bệnh -Các chất độc trong thức ăn -Khẩu phần ăn không hợp lý + Hậu quả - Cầu thận bị viêm và suy thoái, quá trình lọc máu bị trì trệ, cơ thể bị nhiễm chất độc và chết - Quá trình hấp thụ và bài tiết giảm làm môi trường trong biến đôi do ống thận bị tổn thương, nước tiểu hoà vào máu gây đầu độc cơ thể - Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn gây bí tiểu nguy hiểm đến tính mạng II. Cần xây dựng các thoái quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu, hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh - Khẩu phần ăn uống hợp lý + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi để thận không làm việc quá sức và hạn chế khả năng tạo sỏi + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc: Hạn chế tác hại của chất độc + Uống đủ nước: Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu liên tục + Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu: Hạn chế khả năng tạo sỏi bóng đái 4. Củng cố và luyện tập Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó? ( phần 1) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Học bài, trả lời 2 câu hỏi SGK /130 Đọc thêm: Mục em có biết /131 SGK Tìm hiểu chức năng của da Ôn lại kiến thức: khái niệm bài tiết Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docSinh 8 tiet 42.doc