Giáo án Sinh học Khối 8 - Chương trình cả năm - Hình Đỗ Thùy Dương

I-Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được đặt điểm cơ thể người.

- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.

- Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.

3. Thái độ

- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.

II-Phương pháp

-Động não

-Vấn đáp - tìm tòi

-Trực quan

-Dạy học nhóm

III-Phương tiện

- Tranh Cơ thể người.

- Mô hình các cơ quan phần thân của cơ thể người.

- Bảng phụ Bảng 2 trang 9 SGK.

- Sơ đồ mối liên quan qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Bảng phụ.

IV-Tiến trình dạy – học

1. Ổn định: 1’

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Cho biết mục đích, ý nghĩa của môn học cơ thể người và vệ sinh.

- Con người trong tự nhiên có vị trí nào? Để học tốt môn cơ thể người và vệ sinh, ta cần làm gì?

 

doc245 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Chương trình cả năm - Hình Đỗ Thùy Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xạ (PXKĐK và PXCĐK) Trung ương điều khiển và điều hòa các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. Trung ương điều khiển và điều hòa trao đổi chất, điều hòa nhiệt. Trung ương của PXCĐK. Điều khiển các hoạt động có ý thức, hoạt động tư tư duy. Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp. Trung ương của các PXKĐK về vận động và sinh dưỡng Hệ thần kinh sinh dưỡng: Cấu tạo Chức năng Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên Hệ thần kinh vận động Não Tủy sống Dây thần kinh não Dây thần kinh tủy Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương. Hệ thần kinh sinh dưỡng Giao cảm Sừng bên tủy sống Sợi trước hạc (ngắn) đến hạch giao cảm. Sợi sau hạc dài. Có tác dụng đối lập trong điều khiển các hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. Đối giao cảm Trụ não Đoạn cùng tủy sống Sợi trước hạch (dài) đến hạch dối giao cảm. Sợi sau hạch ngắn. Các cơ quan phân tích quan trọng: Thành phần cấu tạo Chức năng Bộ phận thụ cảm Đường dẫn truyền Bộ phận phân tích trung ương Thị giác Màng lưới (của cầu mắt) Dây thần kinh thị giác (dây II) Vùng thị giác ở thùy chẩm Thu nhận kích thích sóng ánh sáng từ vật Thính giác Cơ quan Coocti (trong ốc tai) Dây thần kinh thính giác (dây VIII) Vùng thị giác ở thùy thái dương Thu nhận kích thích sóng âm thanh từ nguồn phát Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai: Các thành phần cấu tạo Chức năng Thị giác - Màng cứng và màng giác - Bảo vệ cầu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua. Lớp sắc tố - Màng cứng Lòng đen, đồng tử - Giữ cho cầu mắt hoàn toàn tối, không bị phản xạ ánh sáng. - Có khả năng điều tiết ánh sáng. Tế bào que, tế bào nón - Màng lưới Tế bào thần kinh thị giác - Tế bào que thu nhận kích thích ánh sáng. Tế bào nón thu nhận kích thích màu sắc (Đó là các tế bào thụ cảm). - Dẫn truyền xung thần kinh từ các tế bào thụ cảm về trung ương. Thính giác - Vành và ống tai - Hứng và hướng sóng âm. - Màng nhĩ - Rung theo tần số của sóng âm. - Chuỗi xương tai - Truyền rung động từ màng nhĩ vào màng của bầu (của tai trong). - Ốc tai – Cơ quan Coocti - Cơ quan Coocti trong ốc tai tiếp nhận kích thích của sóng âm chuyển thành xung thần kinh truyền theo dây số VIII (nhánh ốc tai) về trung khu thính giác. - Vành bán khuyên - Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian. Tuyến nội tiết: Tuyến nội tiết Hoocmôn Tác dụng chủ yếu Tuyến yên: 1. Thùy trước 2. Thùy sau - Tăng trưởng (GH) - TSH - FSH - LH - PRL - ADH - Ôxitôxin (OT) - Giúp cơ thể phát triển bình thường. - Kích thích tuyến giáp hoạt động. - Kích thích buồng trứng, tinh hoàn phát triển. - Kích thích gây rụng trứng, tạo thể vàng (ở nữ). - Kích thích tế bào kẽ sản xuất testôstêrôn. - Kích thích tuyến sữa hoạt động. - Chống đa niệu (đái tháo nhạt). - Gây co các cơ trơn, co tử cung. Tuyến giáp - Tirôxin - Điều hòa trao đổi chất. Tuyến tụy - Insulin - Glucagôn - Biến glucozơ thành glicôgen. - Biến Glicôgen thành glucôzơ. Tuyến trên thận: 1. Vỏ tuyến 2. Tủy tuyến - Anđôstêrôn - Cooctizôn - Anđrôgen (kích tố nam tính) - Ađrênalin và noađrênalin - Điều hòa muối khoáng trong máu. - Điều hòa glucôzơ trong máu. - Thể hiện giới tính nam. - Điều hòa tim mạch, điều hòa glucôzơ trong máu. Tuyến sinh dục: 1. Nữ 2. Nam 3. Thể vàng 4. Nhau thai - Ơstrôgen - Testôstêrôn - Prôgestêrôn - Hoocmôn nhau thai - Phát triển giới tính nữ. - Phát triển giới tính nam. - Duy trì sự phát triển lớp niêm mạc tử cung và kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH. - Tác động phối hợp của prôgestêrôn thể vàng trong giai đoạn 3 háng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng. Cơ quan sinh dục Cơ quan Chức năng Nam Tinh hoàn Sản xuất tinh trùng Mào tinh hoàn Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo Bìu Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quà trình sinh tinh ống dẫn tinh Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh Túi tinh Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng Tuyến tiền liệt Tiết dịch hoà với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch Ống đái Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua Tuyến hành (tuyến Côpơ) Tiết dịch để trung hoà axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục Nữ Buồng trứng Sản xuất ra trứng Ống dẫn trứng Đưa trứng từ buồng trứng tới tử cung. Tử cung Đón trứng dã thụ tinh làm tổ và phát triển thành thai. Âm đạo Nơi tiếp nhận tinh trùng vào tử cung và nơi thai ra ngoài. Tuyến tiền đình Tiết dịch nhờn bôi trơn âm đạo Hoạt động 2:Tổng kết sinh học 8 Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 25’ Trả lời các câu hỏi trang 212 SGK. Gọi HS báo cáo. GV nhận xét chung. HS trả lời. - HS báo cáo. HS bổ sung kiến thức. II- Tổng kết sinh học 8 SGK 4. Củng cố: 3’ - Các kiến thức theo cấu trúc đề thi học kì II 5. Dặn dò: 1’ - Học bài chuẩn bị thi học kì II. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Ngày soạn: 23/ 05/ 2011 Ngày dạy: 26/ 05/ 2011 Tuần: 37 Tiết PPCT: 74 Bài 65 ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách lây truyền của AIDS. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu vì sao HIV/AIDS là đại dịch, thảm họa của loài người, từ đó ra quyết định cần phải làm gì góp phần ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS. - Kĩ năng giao tiếp: cảm thông, chia sẻ và động viên, giúp đỡ người không may bị HIV/AIDS và người thân của họ. - Kĩ năng kiên định: biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ, chống lại sự ép buộc, lừa gạt quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy. 3. Thái độ - Có lối sống lành mạnh. - Không kì thị, phân biệt với người nhiễm HIV. II. Phương pháp - Chúng em biết 3. - Hỏi chuyên gia. - Thảo luận hóm nhỏ. - Viết tích cực. - Vấn đáp – tìm tòi. - Trực quan. III. Phương tiện dạy - học Sơ đồ cấu tạo virut HIV. Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định: 1’ - Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Không có. 3. Bài mới: 35’ - Mở bài: 2’ Hiện nay AIDS là một thảm họa của loài người, vậy AIDS là gì? Tại sao nói AIDS là thảm họa của loài người? Cần làm gì để không mắc bệnh AIDS? - Phát triển bài: 33’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về AIDS Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách lây truyền AIDS TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: - Em hiểu gì về AIDS? HIV? - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65. - GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài. - HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: + AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - 1 HS lên bảng chữa, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. I-AIDS là gì? HIV là gì? - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. 1. Nguyên nhân Do virut HIV gây ra. 2. Triệu chứng - Giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cụ thể. - Giai đoạn cuối dễ mắc bệnh cơ hội. 3. Tác hại Gây tử vong sau khi mắc bệnh 2-10 năm. 4. Cách lây truyền - Qua đường máu. - Quan hệ tình dục không an toàn. - Qua nhau thai từ mẹ sang con. Hoạt động 2: Đại dich AIDS – Thảm họa của loài người Mục tiêu: Biết tại sao nói AIDS là thảm họa của loài người TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: - Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người? - GV nhận xét. - GV lưu ý HS: Số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều. - HS đọc thông tin và mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: + Vì: AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu. - HS tiếp thu nội dung. II-Đại dich AIDS – Thảm họa của loài người - Tỉ lệ tử vong rất cao. - Không có văcxin phòng và thuốc chữa. - Lây lan nhanh. Hoạt động 3: Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS Mục tiêu: Biết các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ - GV nêu vấn đề: + Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS? + HS phải làm gì để không mắc AIDS? + Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? + Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ? + An toàn truyền máu. + Mẹ bị AIDS không nên sinh con. + Sống lành mạnh. - HS thảo luận và trả lời. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. III-Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS - Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. - Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. - Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con. 4. Củng cố: 3’ - HS đọc khung màu hồng. - Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách lây truyền bệnh AIDS. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ Bài tập a. Bệnh AIDS lây truyền qua con đường - Quan hệ tình dục không an toàn. - Đường máu. - Qua nhau thai từ mẹ sang con. - Quan hệ tình dục, qua truyền máu, qua nhau thai từ mẹ sang con. b. Điều nào sau đây không đúng với việc phòng tránh lây nhiễm HIV? - Không tiêm chích ma túy. - Không sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm HIV. - Không quan hệ tình dục mất an toàn. - Không làm lây nhiễm HIV cho người khác khi đã nhiễm. 6. Dặn dò: 1’ - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc thêm Em có biết? V. Rút kinh nghiệm tiết dạy ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docSINH HOC 8_1.doc