Giáo án Sinh học Khối 10 nâng cao - Chương trình cả năm

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được hệ sống là hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau, với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.

- Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức.

- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ:

 - Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống: Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối liên hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Đàm thoại, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Tranh vẽ phóng to hình 1SGK và các miếng bìa nhỏ có ghi các cấp độ tổ chức của hệ sống.

- HS: Tự nghiên cứu bài mới.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 I. Ổn định lớp:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Nội dung chương trình sinh học trung học phổ thông bố trí kiến thức theo cấp độ tổ chức của hệ sống từ thấp đến cao:

 - Lớp 10: Sinh học tế bào

 - Lớp 11: Sinh học cơ thể

 - Lớp 12: Sinh học quần thể và hệ sinh thái

 GV: Sinh vật có những đặc tính sống cơ bản nào mà em biết?

 HS: Trao đổi chất và năng lượng; Sinh trưởng phát triển; Sinh sản; Cảm ứng và vận động

 

doc158 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Khối 10 nâng cao - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp a. Thị trường của doanh nghiệp: - Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp: - Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường. - Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Thu nhập bằng tiền của dân cư + Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa + Giá cả hàng hóa trên thị trường. - Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp. c. Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào: - Nguồn lực của doanh nghiệp - Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp - Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp. d. Lựa chon cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp: - Nội dung lựa chon cơ hội kinh doanh: + Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu. + Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn + Tìm cách để thỏa mãn nhu cầu đó. - Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh: + Xác định lĩnh vực kinh doanh + Xác định loại hàng hóa và dịch vụ + Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. + Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh. + Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí: Sở thích các chỉ tiêu tài chính hay mức độ rủi ro. Đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp. Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp (SGK). Hồ sơ đăng ký kinh doanh: + Đơn đăng ký kinh doanh; + Điều lệ hoạt động doanh nghiệp; + Xác nhận vốn đăng ký kinh doanh; Nội dung đơn đăng ký KD(SGK). IV. Củng cố: GV cho HS trả lời câu hỏi ở cuối bài V. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK. Ngày / / 2007 Tiết 47; 48: QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp - Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh 2. Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Thái độ: - Ý thức làm việc có kế hoạch, có phương pháp B. Phương pháp giảng dạy: - Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh. C. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Phóng to sơ đồ hình vẽ trong SGK của bài học. - HS: Tự nghiên cứu bài mới. D. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp? III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: - Công việc quản lý kinh doanh rất quan trọng, là yếu tố chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 2.Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC - Trong doanh nghiệp, em thấy cơ cấu tổ chức gồm những gì? - HS làm việc với SGK và cho biết tthế nào là tính tập trung, thế nào là tính tiêu chuẩn hóa? - Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, em hãy so sánh mô hình cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, lớn? - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa gì? HS: Là khâu quan trọng để thực hiện các mục tiêu xác lập của doanh nghiệp. - Vốn có phải là nguồn lực của doanh nghiệp không? - Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào? Tiết 48: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tổ chức thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp? III. Bài mới: GV cho HS đọc SGK tìm hiểu khái niệm: Hạch toán kinh tế là gì? - GV lấy ví dụ, phân tích về + Doanh thu + Chi phí + Lợi nhuận - Dựa vào đâu người ta nói, doanh nghiệp kinh doanh có lãi? - GV nêu công thức tính doanh thu và lấy VD giảng cho HS biết. - HS thảo luận nhóm về cách tính các chi phí khác. - HS nghiên cứu SGK và cho biết: + Ý nghĩa của doanh thu và thị phần? Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận? + Thế nào là mức giảm chi phí và ý nghĩa của nó? + Thế nào là tỷ lệ sinh lời và ý nghĩa? + Các chỉ tiêu khác gồm những vấn đề nào? - HS thảo luận nhóm về các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. I. Tổ chức hoạt động kinh doanh: 1. Xác lập cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: a. Đặc trưng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: - Tính tập trung: Thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay bộ phận. - Tính tiêu chuẩn hóa: Đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong pham vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. b. Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: - Doanh nghiệp nhỏ: + Quyền quản lý tập trung vào 1 người + Ít đầu mối quản lý, số lượng nhân viên ít + Cấu trúc gọn nhẹ - Doanh nghiệp vừa, lớn: Cấu trúc theo chức năng chuyên môn, theo ngành hàng kinh doanh. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: a. Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp: - Tài chính - Nhân lực - Các nguồn lực khác b. Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh - Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện công việc - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch 3. Tìm kiếm huy động vốn kinh doanh - Vốn của chủ doanh nghiệp - Vốn tự có - Vốn vay - Vốn của nhà cung ứng II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1. Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp a. Hạch toán kinh tế: Là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh b. Ý nghĩa: - Giúp cho doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kinh doanh phù hợp. c. Nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp - Xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh. d. Phương pháp hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp - Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm - Chi phí: + Chi phí mua nguyên vật liệu + Chi phí tiền lương + Chi phí hàng hóa 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp a. Doanh thu và thị phần : Là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu lớn thể hiện quy mô phát triển Thị phần lớn thể hiện sự gia tăng khách hàng b. Lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp c. Mức giảm chi phí: Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp d. Tỷ lệ sinh lời: Là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư e. Các chỉ tiêu khác - Việc làm và thu nhập của người lao động - Mức đóng góp cho ngân sách - Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1. Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực 3. Đổi mới công nghệ kinh doanh. 4. Tiết kiệm chi phí IV. Củng cố: GV cho HS trả lời câu hỏi ở cuối bài V. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK. Ngày / / 2007 Tiết 49; 50: Thực hành – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh - Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh. 2. Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức làm việc có kế hoạch và phương pháp cho HS B. Phương pháp giảng dạy: - Thực hành - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh. C. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp ở địa phương để lấy VD làm bài tập cho HS. Lựa chọn VD thực hành phù hợp với trình độ HS. - HS: Chuẩn bị máy tính cầm tay. D. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: GV nêu mục tiêu của bài thực hành 2.Triển khai bài mới: Tiết 49: I. Xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình 1. Nội dung thực hành a.. Tình huống: Kinh doanh ăn uống bình dân Để xây dựng kế hoạch kinh doanh cần thực hiện theo các bước sau: B1 Xác định kế hoạch bán hàng B2 Xác định kế hoạch mua hàng B3 Kế hoạch lao động b.. Giải quyết tình huống GV hướng dẫn HS tính toán giải quyết các vấn đề sau: Xác định kế hoạch mua hàng. Tổng doanh thu = Doanh thu của mặt hàng (1) + Doanh thu của mặt hàng( 2) + Doanh thu của mặt hàng( 3) + Doanh thu của mặt hàng (n) Doanh thu của mặt hàng = Số lượng sản phẩm bán được x giá một sản phẩm Xác định kế hoạch mua hàng Chi phí mua hàng = Tổng các chi phí.Bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Kế hoạch lao động Chi phí lao động = Số ngày công x số ngưòi x số tiền/ công. Tính nhu cầu vốn kinh doanh. 2. Tổ chức thực hành: a. Chuẩn bị thực hành: - Chia nhóm HS và phân công nhóm trưởng - Vị trí thực hành của từng nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm b. Thực hành: - GV yêu cầu HS tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu nội dung của tình huống đặt ra. Trong khi thực hành GV cần quan sát, kiểm tra các nhóm HS về tính toán và sử dụng công thức cho phù hợp. 3. Đánh giá kết quả tiết thực hành. Tiết 50: II. Xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp và hạch toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1. Xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp a. Tình huống: - Xác định kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại Tương tụ như tiết 1, GV hướng dẫn cho HS biết xác định: B1 Xác định kế hoạch bán hàng B2 Xác định kế hoạch mua hàng B3 Chi phí cho kinh doanh B4 Kế hoạch tài chính b. Giải quyết tình huống: GV hướng dẫn HS tính toán các số liệu trong kinh doanh như: + Mức bán hàng của doanh nghiệp + Mức bán ở mỗi thị trường + Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp + Kế hoach mua từng mặt hàng và nguồn hàng + Tổng chi phí của toàn doanh nghiệp + Lợi nhuận của doanh nghiệp 2. Hạch toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp a. Tình huống 1: Hạch toán hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng ăn uống bình dân. GV hướng dẫn HS đọc VD trong SGK và thực hành tính toán các chỉ tiêu để hạch toán được hiệu quả kinh doanh. GV đọc SGV hướng dẫn HS tính toán ra kết quả các phép tính b. Tình huống 2: Hạch toán hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại. GV hướng dẫn HS đọc VD trong SGK và thực hành tính toán các chỉ tiêu để hạch toán được hiệu quả kinh doanh. GV đọc SGV hướng dẫn HS tính toán ra kết quả các phép tính 3. Đánh giá kết quả thực hành 4. HS viết báo cáo thực hành.

File đính kèm:

  • docgiaoansinh10NC.doc