Giáo án Sinh học 9 - Tiết 43-44

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt dộ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết khai thác tranh hình

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, lòng yêu thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ

- Tranh phóng to H 43.1; 43.2; 43.3 SGK.PHT

- Mẫu vật về thực vật ưa ẩm (thài lài, ráy, lá dong, vạn niên thanh.) thực vật chịu hạn (xương rồng, thông, cỏ may.) động vật ưa ẩm, ưa khô.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Tổ chức: 9A

2. Kiểm tra

- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật như thế nào? Cho ví dụ?

- Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Cho ví dụ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 43-44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2014 Ngày giảng: ..../01/2014 TIẾT 43 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt dộ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết khai thác tranh hình 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, lòng yêu thiên nhiên II. CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H 43.1; 43.2; 43.3 SGK.PHT - Mẫu vật về thực vật ưa ẩm (thài lài, ráy, lá dong, vạn niên thanh...) thực vật chịu hạn (xương rồng, thông, cỏ may...) động vật ưa ẩm, ưa khô. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Tổ chức: 9A 2. Kiểm tra - Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật như thế nào? Cho ví dụ? - Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Cho ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động 1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đặt câu hỏi - Trong chương trình sinh học ở lớp 6 em đã được học quá trình quang hợp, hô hấp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào? GV bổ sung: ở nhiệt độ 25oC mọt bột trưởng thành ăn nhiều nhất, còn ở 8oC mọt bột ngừng ăn. GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1; VD2; VD3, quan sát H 43.1; 43.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi VD1 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của thực vật? VD2 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật? VD3 nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm nào của động vật? Từ các kiến thức trên, em hãy cho biết nhiệt dộ môi trường đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật? Các sinh vật sống được ở nhiệt độ nào? Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường? Đó là những nhóm nào? Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao? GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 43.1 vào PHT. GV treo bảng phụ bảng 43.1 của 1 vài nhóm HS để HS nhận xét. GV treo đáp án đúng (Bảng 43.1 SGK) HS liên hệ kiến thức sinh học 6 nêu được: + Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20- 30oC. Cây nhiệt đới ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (trên 40oC). HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung và nêu được: + Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái (mặt lá có tầng cutin dày, chồi cây có các vảy mỏng), đặc điểm sinh lí (rụng lá). + Nhiệt dộ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái động vật (lông dày, kích thước lớn) + Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tập tính của động vật. HS khái quát kiến thức từ nội dung trên và rút ra kết luận. Kết luận - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài nhờ cơ thể phát triển, cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp mỡ, da hoặc điều chỉnh mao mạch dưới da khi cơ thể cần toả nhiệt. - Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật. - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia 2 nhóm: + Sinh vật biến nhiệt + Sinh vật hằng nhiệt. Hoạt động 2 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, yêu cầu HS: - Giới thiệu tên cây, nơi sống và hoàn thành bảng 43.2 SGK. - GV chiếu kết quả của 1 vài nhóm, cho HS nhận xét. - Nêu đặc điểm thích nghi của các cây ưa ẩm, cây chịu hạn? - GV bổ sung thêm: cây sống nơi khô hạn bộ rễ phát triển có tác dụng hút nước tốt. - GV cho HS quan sát tranh ảnh ếch nhái, tắc kè, thằn lằn, ốc sên và yêu cầu HS: - Giới thiệu tên động vật, nơi sống và hoàn thành tiếp bảng 43.2. - GV chiếu kết quả 1 vài nhóm, cho HS nhận xét. - Nêu đặc điểm thích nghi của động vật ưa ẩm và chịu hạn? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Vậy độ ẩm đã tác động đến đặc điểm nào của thực vật, động vật? - Có mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau? - HS quan sát mẫu vật, nêu tên, nơi sống và điền vào tấm trong kẻ theo bảng 43.2. - HS quan sát mẫu vật, nghiên cứu SGK trình bày được đặc điểm cây ưa ẩm, cây chịu hạn SGK. - Trả lời - lắng nghe và ghi chép - HS quan sát tranh và nêu được tên, nơi sống động vật, hoàn thành bảng 43.2 vào phim trong. - HS quan sát tranh, nghiêncứu SGK và nêu được đặc điểm của động vật ưa ẩm, ưa khô SGK. - HS trả lời và rút ra kết luận. Kết luận - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia 2 nhóm: + Nhóm ưa ẩm (SGK). + Nhóm chịu hạn (SGK). - Động vật chia 2 nhóm: + Nhóm ưa ẩm (SGK). + Nhóm ưa khô (SGK). 4. Củng cố - Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm tới đặc điểm hinh thái và sinh lí của thực vật như thế nào? Cho VD minh hoạ? - Tập tính của động vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào? Cho các ví dụ minh họa? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rễ cây họ đậu, địa y. Ngày soạn: 20/01/2014 Ngày giảng: ..../01/2014 TIẾT 44 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh hiểu và lấy được ví dụ về nhân tố sinh vật. - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. 2. Kỹ năng - Kỹ năng nhận biết, kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái đô - Học sinh có ý thức học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H 44.1; 44.2; 44.3 SGK. - Tranh ảnh sưu tầm về quan hệ cùng loài, khác loài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Tổ chức: 9A 2. Kiểm tra - Kiểm tra câu 2, 3 SGK trang 129. 3. Bài mới Hoạt động 1 Quan hệ cùng loài Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS quan sát H 44.1 trả lời câu hỏi về mối quan hệ cùng loài s SGK - Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? - Trong thiên nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? Đây thuộc loại quan hệ gì? - GV nhận xét, đánh giá, đưa 1 vài hình ảnh quan hệ hỗ trợ. - Số lượng các cá thể của loài ở mức độ nào thì giữa các cá thể cùng loài có quan hệ hỗ trợ? - Khi vượt qua mức độ đó sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ? - GV đưa ra 1 vài hình ảnh quan hệ cạnh tranh. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 131. - GV nhận xét nhóm đúng, sai. - Sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau với nhau như thế nào? - Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm, phát biểu, bổ sung và nêu được: Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ, bị gãy. Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn " quan hệ hỗ trợ. Số lượng cá thể trong loài phù hợp điều kiện sống của môi trường. Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài " 1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật. Quan sát + ý đúng: câu 3. + HS rút ra kết luận. + HS liên hệ, nêu được: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn, sẽ mau lớn. Kết luận - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm. Hoạt động 2 Quan hệ khác loài Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng 44, các mối quan hệ khác loài: - Quan sát tranh, ảnh chỉ ra mối quan hệ giữa các loài? - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 132, quan sát H 44.2, 44.3. - Trong nông, lâm nghiệp, con người lợi dụng mối quan hệ giữa các loài để làm gì? Cho VD? - GV: đây là biện pháp sinh học, không gây ô nhiễm môi trường. - HS nghiên cứu bảng 44 SGK " tìm hiểu các mối quan hệ khác loài: - Nêu được các mối quan hệ khác loài trên tranh, ảnh. + Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y, vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. + Hội sinh: cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây. + Cạnh tranh: lúa và cỏ dại, dê và bò. + kí sinh: rận kí sinh trên trâu bò, giun đũa kí sinh trong cơ thể người. + Sinh vật ăn sinh vật khác; hươu nai và hổ, cây nắp ấm và côn trùng. + Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại. VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam. Kết luận - Bảng 44 SGK trang 132. 4. Củng cố - GV sử dụng sơ đồ SGV trang 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và HS hoàn thành nội dung. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường khác nhau. Tổ duyệt

File đính kèm:

  • doctiet 43,44.doc