Giáo án Sinh học 9 - Đột biến

Đột biến tế bào mầm sinh dục và đột biến soma

Các tế bào trong cơ thể được chia làm hai loại cơ bản là : Các tế bào mầm sinh dục sản sinh ra các tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng từ đó hình thành nên các tế bào sinh dục trưởng thành là tinh trùng và trứng. Những tế bào này gọi chung là tế bào sinh dục. Còn các tế bào còn lại là các tế bào soma.

Các đột biến xẩy ra ở tế bào sinh dục được gọi là đột biến giao tử, còn đột biến xẩy ra ở tế bào soma gọi là đột biến soma.

Đột biến soma chỉ duy trì qua nguyên phân của các tế bào đột biến mà không được truyền qua giao tử cho các thế hệ sau. Còn đối với đột biến giao tử, nếu đột biến giao tử là trội thì có thể xuất hiện kiểu hình đột biến ngay ở thế hệ con. Nếu đột biến giao tử là lặn thì kiểu hình đột biến không được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp. Các đột biến giao tử có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của quá trình sinh sản. Nếu nó chỉ có ở một giao tử duy nhất thì chỉ có thể một cá thể con duy nhất mang gen đột biến. Nhưng nếu đột biến xẩy ra trong tế bào tiền sinh dục thì sẽ có nhiều giao tử mang gen đột biến và khả năng đột biến được duy trì sang thế hệ sau là rất cao. Vì vậy tính trội – lặn của gen đột biến, thời điểm xuất hiện đột biến trong chu kỳ sinh sản ở sinh vật là những yếu tố quyết định khả năng một gen đột biến có được biểu hiện và phát tán trong quần thể hay không.

 

doc53 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Đột biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 : 1 thì tỷ lệ 3 thuộc về tính trạng trội và 1 thuộc về tính trạng lặn. Từ đó quy ước gen. - Xét riêng từng cặp tính trạng, P cùng tính trạng, F có tính trạng khác, suy ra tính trạng của F là lăn Ở một số bài toán, việc quy ước gen có thể xuất phát từ một tỷ lệ kiểu hình nào đó. Bước 2 – Xác định quy luật di truyền: Xác định quy luật di truyền dựa vào 1 trong 2 cách sau đây: - Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con, nhân tích tỉ lệ kiểu hình, nếu đúng với đề bài suy ra quy luật di truyền phân li đọc lập - Kiểu gen của P dị hợp về n cặp gen, cho 2n giao tử, suy ra phân li đọc lập Bước 3 – Xác định kiểu gen của P: - Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ. Thường là từ việc phân tích riêng từng cặp tính trạng, chúng tác xác định kiểu gen của từng cặp tính trạng. Phân tích chung các tính trạng để xác định kiểu gen của các cặp tính trạng. - Từ tỷ lệ kiểu hình ở đời con (F2) tìm ra kiểu gen của F1 từ đó suy luận để tìm ra kiểu gen của P. - Việc biện luận để xác định kiểu gen, cần căn cứ vào dữ kiện của từng bài để tiến hành. Bước 4 – Lập sơ đồ lai: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu khác của đề bài. Nguyễn Thị Hà: GV TTGDTX Phú Thị - Gia Lâm Nhận dạng bài toán thuộc quy luật di truyền phân li độc lập Thứ Sáu, 15/10/2010, 08:36 SA | Lượt xem: 2070 Giới thiệu phương pháp xác định bài toán thuộc quy luật di truyền Phân li độc lập Trong quá trình làm các bài toán lai, vấn đề quan trọng là viết được sơ đồ lại, để viết được sơ đồ lai, phải xác định được bài toán thuộc quy luật di truyền nào. Để nhận diện bài toán thuộc quy luật di truyền Phân li độc lập, chúng ta có thể căn cứ vào các cơ sở sau : Trường hợp 1: Dựa vào điều kiện nghiệm đúng của quy luật Menđen mà đầu bài cho: - Mỗi tính trạng do một gen quy định. - Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Khi đề bài đã cho các điều kiện trên, chúng ta có thể biết ngay quy luật di truyền chi phối là quy luật Menđen. Trường hợp 2 : Dựa vào tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con. - Nếu lai một cặp tính trạng, mỗi tính trạng do một gen quy định cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau : 100% ; 1 : 1; 3 : 1; 1 : 2 : 1 (tính trạng trung gian); 2 : 1 (tỷ lệ gây chết). Nhân tích các cặp tính trạng cho kết quả giống đầu bài. - Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau : (1 : 1)n ; (3 : 1)n ; (1 : 2 : 1)n.... Trường hợp 3: Nếu đề bài chỉ cho biết tỷ lệ của một kiểu hình nào đó ở con lai. - Khi lai một cặp tính trạng, tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% (hay 1/4). - Khi lai hai cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng, hoặc là bội số của 6,25% hoặc 1/16; hay khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biết cho phép xác định được số loại giao tử của bố hoặc mẹ có tỷ lệ bằng nhau hoặc là ước số của 25%. Sự di truyền các gene trội lặn trên nhiễm sắc thể thường Thứ Tư, 13/10/2010, 10:50 CH | Lượt xem: 3448 Các gen trội và lặn nằm trên các nhiễm sắc thể thường di truyền như thế nào??? 1. Sự di truyền các gene trội trên nhiễm sắc thể thường Bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường đựơc bắt gặp với tần số khoảng 1/200. Nếu tính riêng lẻ thì mỗi bệnh di truyền do gene trội trên nhiễm sắc thể thường là khá hiếm trong quần thể. Tuy nhiên, các bệnh phổ biến nhất có tần số gene khoảng 0,001. Tính trạng hay bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường có một số các đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, cả hai giới biểu hiện tính trạng với tỉ lệ gần như nhau. Bố và mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con cái. Thứ hai, không có sự ngắt quãng thế hệ: kiểu hình bệnh được truyền từ ông bà sang bố mẹ, rồi từ bố mẹ cho con cái...Nếu bố mẹ không bị bệnh thì sẽ không truyền bệnh cho con cái. Vì vậy kiểu biểu hiện này được gọi là kiểu di truyền phân bố dọc (vertical transmission pattern). Thứ ba, mặc dù sự truyền tính trạng từ bố cho con trai không được yêu cầu để đánh giá sự di truyền gene trội trên nhiễm sắc thể thường nhưng sự hiện diện của nó trong một phả hệ loại trừ chắc chắn các kiểu di truyền khác (đặc biệt là sự di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X). Cuối cùng, thể dị hợp tử mang gene bệnh truyền tính trạng này cho gần một nửa con cái của họ. 2. Sự di truyền các gene lặn trên nhiễm sắc thể thường Giống như bệnh di truyền do các gene trội trên nhiễm sắc thể thường, các bệnh di truyền do gene lặn trên nhiễm sắc thể thường là khá hiếm trong quần thể. Chỉ khi ở trạng thái đồng hợp thì mới biểu hiện thành kiểu hình. Các thể dị hợp là phổ biến nhiều hơn thể đồng hợp. Sự di truyền các gene lặn trên nhiễm sắc thể thường có một số đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, kiểu hình bệnh biểu hiện ở một hoặc nhiều anh chị em nhưng không phát hiện thấy ở các thế hệ trước đó. Do vậy kiểu di truyền này được gọi là kiểu di truyền phân bố ngang (horiziontal transmission pattern). Thứ hai, giống như trường hợp di truyền do gene trội trên nhiễm sắc thể thường, nam và nữ đều có khả năng bị mắc bệnh với tỉ lệ ngang nhau. Thứ ba, trung bình khoảng 1/4 số con của cặp bố mẹ dị hợp sẽ bị mắc bệnh. Cuối cùng, tính đồng huyết (consanguinity) thường hiện diện trong các phả hệ liên quan đến bệnh do gene lặn trên nhiễm sắc thể thường nhiều hơn so với các phả hệ liên quan đến các kiểu di truyền khác. Nguyễn Thanh Huyền, Gv trường THPT Phú Xuyên A (Sưu tầm) Sự di truyền Mendel ở người Thứ Tư, 13/10/2010, 10:38 CH | Lượt xem: 1294 Cũng như ở đậu Hà Lan, ruồi giấm hay mèo, ở người có rất nhiều tính trạng di truyền theo các quy luật Mendel. Việc xác định phương thức di truyền ở người là tương đối khó khăn, vì mỗi gia đình có ít con, thường không quá 10 người. Để khắc phục điều đó người ta sử dụng phương pháp phân tích phả hệ (pedigree analysis). Dưới đây nêu một số tính trạng trội và lặn ở người mà không phân tích đặc điểm của các kiểu di truyền đó 1. Các tính trạng lặn (recessive traits) Ở người, hầu hết các rối loạn di truyền là lặn. Đại đa số những người mắc các bệnh này thường có bố mẹ đều bình thường về kiểu hình, nhưng lại mang gene bệnh ở trạng thái dị hợp. Hai bệnh lặn điển hình đó là bạch tạng và hóa xơ nang. Những người bị bạch tạngHóa xơ nang (cystic fibrosis) là một bệnh di truyền gây chết phổ biến nhất ở Mỹ (USA). Bệnh lặn này phổ biến nhất ở những người Mỹ da trắng gốc Capca (Caucasians), với tần số chung là 1/1.800, nghĩa là trung bình cứ 25 người có một người mang allele lặn này (Campbell và Reece 2001) hay đối với trẻ sơ sinh là 1/2.500 (Weaver và Hedrick 1997). Người bị bệnh này có đặc điểm là tiết ra một lượng dư thừa chất nhầy dày ở phổi, tụy và các cơ quan khác. Các chất nhầy này có thể làm nhiễu loạn sự thở, tiêu hóa và chức năng của gan và làm cho người bệnh rơi vào nguy cơ viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu không được điều trị, hầu hết trẻ em mắc bệnh này sẽ bị chết ở độ tuổi lên năm. Theo thống kê của McKusick năm 1994, có 1.730 mục cho các locus lặn. (albino) là do thiếu hụt sắc tố melanin, nên da dẻ trắng bạch, tóc và tròng đen của mắt trở nên nhạt khác thường ... 2. Các tính trạng trội (dominant traits) Mặc dù hầu hết các allele có hại là allele lặn, nhưng một số các rối loạn ở người là do các allele trội. Trong số đó có một vài allele không gây chết, chẳng hạn như tật thừa các ngón tay và chân, hoặc có màng da giữa các ngón tay và chân. Các tính trạng như có tàn nhang, dái tai thòng cũng như các khả năng uốn lưỡi hình ống và gập ngược lưỡi lên trên đều do các gene trội đơn khác nhau kiểm soát. Theo thống kê của McKusick năm 1994, có 4.458 mục cho các locus trội. Thí dụ điển hình về rối loạn trội nghiêm trọng đó là dạng lùn phổ biến do thoái hóa sụn gọi là achondroplasia, đầu và thân mình phát triển bình thường nhưng tay chân ngắn một cách bất thường; tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 1 trên 25.000 người. Chỉ những người dị hợp tử mới bị rối loạn này; còn kiểu gen đồng hợp tử trội gây chết phôi. Trường hợp khác là bệnh Huntington (Huntington's disease), một dạng rối loạn do sự suy thoái của hệ thần kinh thường xảy ra từ sau độ tuổi trung niên. Khi bệnh tiến triển, nó làm cho các cử động trên mọi phần của cơ thể mất khả năng kiểm soát. Sự mất mát các tế bào não dẫn tới mất trí nhớ và khả năng suy xét, góp phần đẩy nhanh sự suy thoái. Cuối cùng, mất luôn các kỹ năng vận động làm cho không nuốt và nói năng được. Cái chết thường xảy ra sau khi các triệu chứng đó bắt đầu biểu hiện khoảng 10-20 năm (Campbell và Reece 2001). Nguyễn Thanh Huyền (Tổng hợp) Quy tắc số T (total) Thứ Năm, 21/10/2010, 02:35 CH | Lượt xem: 2239 Quy tắc số total được giới thiệu bởi nhà giáo  Nguyễn Từ, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị. Tel: 0914.252.216, (053)562.190. Email: nguyentusgd@gmail.com  1. Quy tắc: Gọi T là tổng số hệ số các số hạng trong chuỗi tương quan tối giản, nguyên của tỉ tệ kiểu gen hay tỉ tệ kiểu hình đời con F1 trong phép lai 2 tính.  a. Nếu T = 2k ( k là số nguyên tự nhiên): Thì có hiện tượng  a1. Hoặc phân ly độc lập; a2. Hoặc liên kết gen hoàn toàn; a3. Hoặc hoán vị gen với tần số đặc biệt: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16,...1/2n (n là số nguyên tự nhiên). b. Nếu T ≠ 2k: các gen đã hoán vị với tần số f (0 < f<½) 2. Ví dụ:  a. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (3 : 3 : 1 : 1) suy ra T = 3 + 3 + 1 + 1 = 8 = 23 vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a. b. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (56,25% : 18,75% : 18,75% : 6,25%) = (9 : 3 : 3 : 1) suy ra T = 9 + 3+3+1 = 16 = 24 Vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp a c. Đời F1 của phép lai 2 tính phân tính theo tỉ lệ: (1 : 1 : 4 : 4) suy ra T = 4 + 4+1+1 = 10 ≠ 2k vậy cơ sở tế bào học sẽ rơi vào trường hợp b. 3. Ứng dụng: giúp học sinh nhận biết nhanh chóng cơ sở tế bào học của phép lai 2 tính, dù mỗi tính trạng di truyền do một hoặc nhiều cặp gen chi phối.  4. Chứng minh: Dành cho các bạn yêu thích môn Di truyền học. Ai chứng minh được gởi về thầy Nguyễn Từ theo địa chỉ: email:nguyentusgd@gmail.com hoặc ha.nguyen2@vtc.vn

File đính kèm:

  • doccac cau hoi hay sinh 9 va sinh 12.doc