Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Các ngành động vật được học ở sinh học 7 là
A. 4 ngành B. 6 ngành C. 8 ngành D. 7 ngành
Câu 2: Động vật khác thực vật
A. Tế bào không có thành xenlulôzơ B. Chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn
C. Có hệ thần kinh và giác quan D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Trùng roi di chuyển
A. Vừa tiến, vừa xoay B. Đầu đi trước C. Đuôi đi trước D. Tiến thẳng
Câu 4: Đặc điểm chung của ĐVNS
A. Kích thước hiển vi B. Cấu tạo 1 tế bào
C. Phần lớn dị dưỡng D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 5: Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo
A. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa B. 1 lớp tế bào
C. 2 lớp tế bào D. 3 lớp tế bào
Câu 6: Đặc điểm về lối sống của sán lá gan
A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh
C. Sống dị dưỡng và sống kí sinh D. Sống tự dưỡng
9 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 15-18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tách ruột khổi thành cơ thể
B4: Panh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
4. Kiểm tra - đánh giá
+ Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
+ Trình bày thao tác mổ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Giờ sau thực hành y/c mỗi nhóm chuẩn bị 2 con giun đất to còn sống
Ngày soạn:06/10/2013
Ngày giảng: 11/10/2013
TIẾT 16. THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT ( Tiếp )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh quan sát mô tả được và cấu tạo trong (một số nội quan) của giun đất.
- Biết cách mổ giun
2. Kĩ năng
- Biết mổ động vật không xương sống ( Mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước)
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
- GD hs bảo vệ động vật có ích, bảo vệ môi trường đất
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất to
- GV: Bộ đồ mổ
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định tổ chức: 7A
2. Kiểm tra Sự chuẩn bị của HS, sử lí mẫu
3. Bài học
HĐ1: THỰC HÀNH MỔ GIUN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Thực hành mổ giun đất.
GV chia nhóm chia dụng cụ
HS kiểm tra lại dụng cụ , đọc lại cách mổ, sử lí mẫu
- Y/C hs thực hành theo nhóm 1 hs trong nhóm mổ, các hs còn lại phụ mổ, theo dõi, ghi chép
- GV nhắc học sinh chú ý sau khi rạch lưng nhớ đổ ngập nước
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Ở giun ®Êt cã thÓ xoang chøa dÞch liªn quan ®Õn viÖc di chuyÓn cña giun ®Êt.
I. Thùc hµnh mæ giun
- Mæ giun theo nhãm
- Sö lÝ mÉu mæ
- Mæ theo c¸c bíc ®· häc giê tríc
- Cö 1 ®¹i diÖn mæ, thµnh viªn kh¸c gi÷, lau dÞch cho s¹ch mÉu.
- §¹i diÖn nhãm lªn tr×nh bµy kÕt qu¶.
- Nhãm kh¸c theo dâi, gãp ý cho nhãm mæ cha ®óng.
HĐ2: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm.
II. Quan sát cấu tạo trong
Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
y/c chỉ ra được
+) Cơ quan tiêu hoá
+) Cơ quan thần kinh
- Ghi chú thích vào hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Kiểm tra - đánh giá
+ Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
+ Nhận xét giờ và vệ sinh.
- GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết thu hoạch theo nhóm.
- Kẻ bảng 1 trang 60 SGK vào vở.
Ngày soạn:12/10/2013
Ngày dạy: 14/10/2013
Tiết 17 MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống và vai trò của giun đốt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
- Từ vai trò của giun đốt GD hs biết bvệ đv có ích góp phần cải tạo mt đất
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Chuẩn bị tranh một số giun đốt phóng to như: rươi, giun đỏ, róm biển.Bảng phụ
- HS: kẻ bảng 1 và 2 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định tổ chức: 7A
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày thao tác mổ giun đất và cách quan sát cấu tạo trong?
3. Bài học
HĐ1. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm h/thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
I. Một số giun đốt thường gặp
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
- HS rút ra kết luận.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
2
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngoài.
3
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
4
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
5
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
6
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
Kết luận
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc.
HĐ2. VAI TRÒ GIUN ĐỐT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.
+ Làm thức ăn cho người...
+ Làm thức ăn cho động vật...
+ Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ?
+ Biết được lợi ích của chúng vậy ta phải làm gì để bảo vệ chúng
III. Vai trò của giun đốt
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
Yêu cầu: Chọn đúng loài giun đốt.
- HS trình bày -> HS khác bổ sung.
+ HS nêu được cả lợi ích và tác hại của chúng
+ Có ý thức phát triển loài có lợi, triệt tiêu loài có hại
Kết luận
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của giun đốt ?
+ Để nhận biết đại diện ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 tr.61.
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra về nhà ôn tập nội dung từ tiết 1- 17
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày dạy: 18/10/2013
TIẾT 18 KIỂM TRA 1TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố, ghi nhớ trình bày được một số nội dung đã học.
2. Kỹ năng: Ghi nhớ kiến thức, vận dụng vào làm bài kiểm tra
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Có tính tự giác nghiêm túc trong thi cử.
II. PHƯƠNG TIỆN:GV: Đề bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm HS: Giấy, bút ...
MA TRẬN
Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Mở đầu
02 tiết
Kể tên được các ngành ĐV
Trình bày được điểm khác biệt giữa ĐV và TV
10% = 1 đ
5% = 0,5 điểm
5% = 0,5 điểm
2. Ngành ĐV nguyên sinh
05 tiết
- Mô tả được cách di chuyển của trùng roi
- Nêu được đặc điểm chung của ĐVNS
Trình bày được nguyªn nh©n g©y bÖnh sèt rÐt ë ngêi ?
Giải thích được vì sao bệnh sốt rột hay xảy ra ở miền núi ?
30% = 3 đ
10% = 1 điểm
10% = 1 điểm
10% = 1 điểm
3. Ngành ruột khoang
03 tiết
Mô tả được cấu tạo của thuỷ tức
Giải thích được ý nghĩa của TB gai trong đời sống của thuỷ tức
20% = 2 đ
5% = 0,5 điểm
15% = 1,5điểm
4. Các ngành giun
07 tiết
Nêu được cơ chế nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn kí sinh
Trình bày được lối sống của sán lá gan
- Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp
40% = 4 đ
20% = 2 điểm
20% = 2 điểm
10 câu
10đ =100%
5 câu
4 điểm = 40 %
3,5 câu
3,5 đ = 35 %
1,5 câu
2,5 đ =25 %
ĐỀ KIỂM TRA
I.PHẦN TNKQ( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Các ngành động vật được học ở sinh học 7 là
A. 4 ngành B. 6 ngành C. 8 ngành D. 7 ngành
Câu 2: Động vật khác thực vật
A. Tế bào không có thành xenlulôzơ B. Chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn
C. Có hệ thần kinh và giác quan D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Trùng roi di chuyển
A. Vừa tiến, vừa xoay B. Đầu đi trước C. Đuôi đi trước D. Tiến thẳng
Câu 4: Đặc điểm chung của ĐVNS
A. Kích thước hiển vi B. Cấu tạo 1 tế bào
C. Phần lớn dị dưỡng D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 5: Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo
A. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa B. 1 lớp tế bào
C. 2 lớp tế bào D. 3 lớp tế bào
Câu 6: Đặc điểm về lối sống của sán lá gan
A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh
C. Sống dị dưỡng và sống kí sinh D. Sống tự dưỡng
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7điểm)
Câu 1:(2đ) Nêu nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người?Vì sao bệnh hay xảy ra ở miền núi
Câu 2: (1,5đ) Em hãy giải thích ý nghĩa của TB gai trong đời sống của thuỷ tức
Câu 3: (2đ) Em hãy cho biết nguyên nhân nhiễm giun đũa và các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ở người ?
Câu 4: (1,5đ)Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
Đáp án & biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
TNKQ
Mỗi ý đúng 0,5đ 1C, 2D, 3A, 4D, 5A, 6C
3đ
Tự luận
Câu 1
* Nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người: Do trùng sốt rét gây nên
- Bệnh hay xảy ra ở miền núi vì: ở môi trường miền núi cây cối rậm rạp, ẩm thấp thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển làm lây lan bệnh.
- Do người dân có thói quen ngủ không mắc màn để muỗi đốt.
2đ
Câu 2
TB gai của thuỷ tức có chất độc nên có ý nghĩa :
+) Tự vệ +) Bắt mồi
- TB gai là đặc điểm chung của tất cả các đại diện ở ruột khoang
1đ
Câu 3
* Nguyên nhân nhiễm giun đũa:
+) Do ăn uống không hợp vệ sinh:
+) Do môi trường
*Các biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa ở người:
- Giữ vệ sinh môi trường
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh ăn uống
- Diệt ĐV trung gian: Ruồi, muỗi
- Tẩy giun định kỳ
1đ
1đ
Câu 4
Vai trò của giun đất: Làm đất tơi xốp màu mỡ tăng độ phì nhiêu cho đất. Góp phần vào chu trình phân giải chất hữu cơ thành chất vơ cơ... Làm thức ăn cho một số ĐV
1,5đ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Tổ chức: Sĩ số / vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
- Gv: Giao đề kiểm tra
- Hs nhận đề và làm bài
- Gv quan sát, nhắc nhở
4. Đánh giá: Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò: Mang mẫu trai sông giờ sau học.
Tổ duyệt tiết 17,18
File đính kèm:
- tiet 17,18.doc