Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Chu Thị Hồng Phương - Năm học 2012-2013

Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên giúp học sinh bước đầu hình thành nhân cách, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cơ bản làm tiền đề cho các bậc học sau. Ngoài những nhiệm vụ chính trên ra nhiệm vụ bậc tiểu học hiện nay là phát huy tối đa những mặt mạnh của mỗi cá nhân học sinh. Để đạt được những điều trên đòi hỏi mỗi học sinh phải học tập và hình thành dần dần những kỹ xảo đó trên nhiều môn học như: Tự nhiên xã hội - Âm nhạc – Toán - Tiếng Việt - Đạo đức - Thủ công (kỹ thuật), Mỗi môn có một vai trò, nhiệm vụ riêng giúp các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo đó.

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Chu Thị Hồng Phương - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh có giọng đọc hay, vừa giúp các em hưng phấn trong khi đọc giúp tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Đối với những bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc khi học sinh đã xác định được giọng đọc của bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc ngay đoạn đó. Giáo viên có thể yêu cầu các em học thuộc bài thơ dưới dạng 1 trò chơi “đọc thơ truyền điện”. Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc bài thơ “Ê – mi – li, con” giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc nhẩm khổ thơ 3,4 trong sách giáo khoa, sau đó nhìn vào 1 số từ ngữ (điểm tựa) đứng đầu mỗi câu do giáo viên ghi bảng. Giáo viên là người đọc thuộc dòng thơ thứ nhất sau đó chỉ định một học sinh bất kỳ đọc dòng thơ thứ 2 (yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa lại). Em đó lại chỉ bạn đọc dòng thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài. Đó là hình thức tôi thường áp dụng với học sinh yếu của lớp mình. Còn đối với học sinh khá giỏi tôi yêu cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng các khổ thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong sách giáo khoa.). Trên đây là những hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng mà tôi đưa ra và áp dụng cho lớp mình. Còn tùy thuộc vào từng bài cụ thể mà mỗi giáo viên áp dụng hình thức đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng là phù hợp nhất cho đối tượng học sinh của lớp mình. Để các em có những tiết học thật thoải mái và hiệu quả. Tóm lại qua giờ tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, sáng tác văn học, cách dùng từ đặt câu tạo cho các em những rung cảm thẩm mỹ. Giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp. Là cửa ngỏ để các em đi đến việc cảm thụ văn học. Trong phân môn Tập đọc kỹ năng đọc không thể tách rời với kỹ năng tìm hiểu bài mà chỉ có thể đồng nhất với nhau. Học sinh có thể hiểu nội dung bài thì mới có thể đọc đúng, đọc hay. Việc đọc đúng, đọc hay lại nâng đọc hiểu lên một mức cao hơn là cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Phân môn Tập đọc 5 luôn gắn bó chặt chẽ qua quá trình đọc và quá trình hiểu. Qua sự hướng dẫn của giáo viên sau mỗi bài học các em đều nhận biết được các ý: - Nhận biết được chủ điểm, cấu trúc của bài đọc. - Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt tìm ý. - Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản. 3. Sau đây tôi xin trình bày một giáo án cụ thể để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Bài dạy: Lòng dân I. Mục tiêu: 1. Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong bài) 3. Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ viết câu, đoạn cần đọc. III. Các hoạt động dạy và học: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bài thơ “ Sắc màu em yêu” Và trả lời câu hỏi. . Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu? Vì sao? . Tại sao bạn nhỏ lại nói “ Em yêu tất cả sắc màu Việt Nam”? . Nêu nội dung bài thơ? Nhận xét ghi điểm học sinh. Dạy học bài mới: -GV giới thiệu bài ghi bảng a. Luyện đọc. - GV đọc mẫu: Đây là vở kịch giáo viên cần đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt được tên nhân vật với lời nói của nhân vật. - Gọi 1 HS đọc chú giải. - Theo em vở kịch có thể chia thành mấy đoạn? - GV chốt ý – chia đoạn. Gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn của vở kịch. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) Giải thích từ ngữ mà HS các vùng miền khác nhau chưa hiểu hết nghĩa. Ví dụ: . lâu mau: lâu chưa . lịnh : lệnh . tui : tôi . con heo : con lợn - Luyện đọc trong nhóm: - Tổ chức thi đọc trước lớp. b. Tìm hiểu bài: - Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài – thảo luận trong nhóm 2 các câu hỏi trong SGK . + Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nảo? + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? + Qua hành động đó bạn thấy dì Năm là người như thế nào? + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm cho em thích thú nhất? Vì sao? + Vở kịch cho ta biết điều gì? C. Đọc diễn cảm: + Vở kịch có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? + Yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng nhân vật? + Tổ chức luyện đọc trong nhóm. + Tổ chức thi đọc: + Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai. GVcùng HS theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật. - HS lắng nghe - HS theo dõi – lắng nghe 1 HS đọc chú giải – cả lớp theo dõi. HS tự chia đoạn: . Đoạn 1: Anh chị kia! Thằng này là con. . Đoạn 2: Chồng chị à? Rục rịch tao bắn. . Đoạn 3: Trời ơi! đùm bọc lấy nhau 4 HS nối tiếp nhau đọc, 1 HS đọc lời gioi thiệu. 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn kịch ( đọc 2 lượt) - HS nối tiếp đọc từ ngữ chưa hiểu. - HS đọc trong nhóm 2 ( 2 vòng) - 2, 3 nhóm thi đọc . - HS đọc thầm TLCH -Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến. - Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm. Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ như chú là chồng dì để địch không nhận ra. Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch. 3- 5 HS phát biểu. Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí cứu cán bộ. - Vở kịch có 4 nhân vật : An; Chú cán bộ; Lính; Cai. HS phát hiện và nêu. Luyện đọc nhóm theo vai. - 3 nhóm thi đọc. Củng cố – dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục soạn phần 2 của vở kịch. Nhận xét tiết học. KẾT QUẢ: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tôi rút ra một số kinh nghiệm cho đề tài “Một số kinh nghiệm để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc 5” Trong việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc qua 2 khâu chính là luyện đọc và hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học. Tôi thấy kinh nghiệm này có hiệu quả rõ rệt. Sau đây là kết quả tổng hợp mà tôi đã khảo sát được qua đợt kiểm tra cuối học kỳ I dưới hai hình thức đọc và cảm thụ: Với đề bài: Bài: Cô giáo và hai em nhỏ Đọc 2 đoạn của bài (2 phút) Đọc thầm và trả lời câu hỏi. a. Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? ¨ a) Đôi chân bị tật, không đi được. ¨ b) Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải. ¨ c) Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. Bé Na là một cô bé: ¨ a) Chăm chỉ học hành. ¨ b) Thương chị, yêu mến cô giáo. ¨ c) Tất cả các ý nêu trên. c. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết? ¨ a) Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn. ¨ b) Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em đến trường. ¨ c) Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2. Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học: ¨a) Con người với thiên nhiên. ¨ b) Con người với xã hội. ¨ c) Vì hạnh phúc con người. ¨ d) Hãy giúp đỡ mọi người. Lớp Sĩ số Đọc Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 5A 38 15 39,4 16 42,1 7 18,4 0 0 5B 42 8 19,0 17 40,5 17 40,5 0 0 Lớp Sĩ số Cảm thụ Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 5A 38 15 39,5 17 44,7 6 15,8 0 0 5B 42 8 19,0 17 40,5 17 40,5 0 0 Nhìn vào bảng kết quả tôi nhận thấy: Lớp 5A của tôi tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao hơn so với tỉ lệ khá, giỏi của lớp 5B. Tỉ lệ học sinh trung bình ít đi và không có học sinh yếu. C. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc 5 nói riêng và phân môn Tập đọc các lớp khác nói chung không phải là khó song cũng không đơn giản một chút nào. Mỗi giáo viên khi dạy cần phải chú ý đến những điểm sau: - Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh. - Giáo viên không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn. - Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học. Giáo viên không cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra giáo viên còn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của các em để các em tự tìm ra cách đọc. - Giáo viên nên tránh các qui tắc máy móc, mệnh lệnh khô khan như: Ngồi thẳng lên, khoanh tay, tránh làm cho học sinh sợ sệt, không có một nụ cười. Mà giáo viên cần tạo ra không khí vui tươi, thoải mái trong giờ tập đọc. - Giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ, kiến thức văn học, một vốn sống nhất định, một giọng đọc hay có tác dụng làm mẫu cho học sinh. - Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học người giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ cộng thêm với sự nghiêm túc và nỗ lực, yêu nghề, mến trẻ, thật sự muốn các em đọc đúng, đọc hay và hiểu được nội dung văn bản thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: - Để thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên, tôi có một số ý kiến sau: Đối với cấp trên: - Tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho giáo viên cùng học tập. - Giúp giáo viên tiếp cận với giáo án điện tử nhanh và hiệu quả. - Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên: - Thường xuyên tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu dạy học để nâng cao tay nghề. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả của các em hay một tiến bộ rất nhỏ. Đối với phụ huynh: - Mua đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích các em đọc thêm truyện, báo - Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em. - Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5 mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy trong nhiều năm học qua và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Buôn Ma Thuột,Ngày 5.3.2013 Người viết Chu Thị Hồng Phương NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o thµnh phè BUÔN MA THUỘT Trêng tiÓu häc LE HONG PHONG ____________________________ Sáng kiến “RÌn kÜ n¨ng gi¶i to¸n cho häc sinh líp 5” Năm học: 2012 - 2013 Hä vµ tªn: Chu Thị Hồng Phương

File đính kèm:

  • docSKKN de day tot phan mon tap doclop 5.doc