Sự nghiệp giáo dục của nước ta được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Sinh thời, Bác Hồ một lần, nói chuyện với ngành giáo dục, Bác khuyên: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức, có tài không có đức dễ tham ô hủ hóa, có hại cho nước, có đức không có tài như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích được ai ”. Và trước khi đi xa Người để lại trong Di chúc: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết ”.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn giáo dục công dân trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo đức cần kiệm liên chính của Bác Hồ ... tiếp lửa cho thế hệ trẻ Núi Thành.
Trong khi công tác quản lí của chúng ta nói chung còn nhiều bất cập. Để giáo dục, định hướng tốt nhận thức trong học đường cần có sự ra tay, phối kết hợp của các ngành, các cấp. Phát huy hơn nữa nguyên lí giáo dục :" Gia đình, nhà trường và xã hội " trách nhiệm chung dưới sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Đối với từng giáo viên trên bục giảng việc giáo dục truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc. Đặc biệt tích hợp Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các tiết giảng là điều cần thiết không những tạo sự lôi cuốn hấp dẫn trong tiết giảng mà nhằm tạo tấm gương lớn đạo đức của Bác cho các em học tập noi theo. Biến lí luận thành thực tiễn, những câu chuyện của Bác những việc làm lúc sinh thời của Bác sẽ được các em học tập làm theo trong điều kiện hiện nay.
Sự nghiệp giáo dục đã có bước chuyển biến lớn nói chung. Đối với Trường THPT Nguyễn Huệ Núi Thành. Lãnh đạo nhà trường trong đó chi bộ Đảng, Ban giám hiêụ, Công đoàn đã tập trung chấm chỉnh nghiêm túc thực hiện nghị quyết chỉ thị của Đảng và các nghị quyết quyết định của Sở giáo dục đào tạo. " Nói không với tiêu cực trong học đường" và thực hiện tốt hơn phương châm " Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm". Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 06- CT/TW Ban chấp hành Trung ương ngày 07/11/2006 Chi Bộ đã triển khai sâu rộng trong Chi bộ, hội đồng sư phạm nhà trường và trong toàn trường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chi bộ, nhà trường mời báo cáo viên huyện ủy về nói chuyện và kể chuyện về tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chi bộ tổ chức hội thi kể chuyện về Bác và cử thí sinh đi dự hội thi tại huyện đạt giải 3. Và ra chương trình hành động sau 2 năm học tập làm theo tấm gương tư tưởng của Bác. Và sau bốn năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW, chi bộ đã tổng kết đề nghị khen thưởng Đảng viên giáo viên có thành tích học tập làm theo tâm gương của Bác, được huyện ủy tặng kỷ niệm chương. Có thể nói, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên khi tích hợp tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ chí Minh vào các tiết giảng. Học tập làm theo tấm gương của Bác trở thành phong trào lớn trong mọi hoạt động nhà trường. Từ Chi bộ Đảng, đến Ban chấp hành đoàn trường, Hội đồng giáo dục nhà trường và toàn thể học sinh,
8. ĐỀ NGHỊ :
Chương trình của môn học Giáo dục công dân về nội dung theo tài liệu có tính khái quát rất cao, vấn đề tiếp cận rộng. Đây là điều kiện để giáo viên có điều kiện nghiên cứu sâu, để lên bục giảng chuyển tải cho học sinh. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm ở đây, là quỹ thời gian dành cho môn này càng ngày càng thu hẹp, nên giáo viên rất khó chuyển tải hết được “quá tải”.
Việc lồng tấm gương đạo đức Hồ chí Minh vào bài giảng, thông qua các mẩu chuyện về Bác khắc ghi nội dung bài giảng cần truyền đạt hơn, với kiến thức khá khô khang và hàn lâm, nhưng vấn đề “cần” thời gian cho việc tích hợp. Nếu không vô hình trung làm tăng thêm áp lực, quá tải chương trình học vốn đã quá nặng nề! Vì, thời gian sau bốn bức tường của các em không phải ở nhà học bài mà : Học thể dục, học quốc phòng, học hướng nghiệp, học nghề học thêm các môn khác.
Những vấn đề đã nêu ra là đúng, song chưa phải là nguyên nhân chính. Phải được coi trọng xem xét, một cách công bằng, cùng với các môn, đồng hành trong giảng dạy nhà trường. Chí ít không được coi thường. Đành rằng học môn tự nhiên, hay môn xã hội cuối cùng cũng đi về cái đích... thành người. Nhưng, trong một giai đoạn nhất định, các em khi còn ngồi ghế nhà trường, mà xem nhẹ môn này, đề cao môn kia, thì bản thân những giáo viên phụ trách những môn mà phần đông các em xem thường ấy, liệu Thầy-Cô có phương pháp nào tối ưu, nếu như không có sự chung tay nhà trường, xã hội ... đặc biệt đồng nghiệp.
Việc tích hợp tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh vào tiết giảng công dân hay nhiều môn xã hội khác, đó là chủ trương lớn của Đảng, và ngành giáo dục được nhiều thầy cô dầy công nghiên cứu, để lồng ghép vào làm cho bài giảng mền hóa, những từ ngữ mang tích hàn lâm, thậm chí khô cứng. Để hấp dẫn người nghe và cái lớn hơn nâng cao nhận thức của các em về Bác Hồ vị Cha già kính yêu của dân tộc làm cho các em từ chỗ kính yêu Bác mà khắc ghi kiến thức tốt hơn.
Nên có cái nhìn công bằng cho các giáo viên dạy môn xã hội nói chung, đặc biệt môn GDCD thậm chí có ý kiến lí do dạy GDCD không hấp dẫn, xơ cứng nên các em không muốn học. Như ai biết rằng chương trình quá tải các em tập trung học những môn thi Tốt nghiệp, những môn Đại học khối A, khối B. khối D... Nên dạy trong tâm trạng học sinh không hứng thú, thiếu nghiên cứu sâu. Quả là quá khó cho các giáo viên trách các môn này. Việc tích hợp Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết giảng GDCD là điều cần... Nhưng chưa phải là đủ. Nếu có cách lâu dài phải đưa môn này vào thi tốt nghiệp hay có ràng buộc nào đó để các em học môn này không phải là đối phó mà ý thức phải học,
Muốn tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, pháp luật “dạy làm người” cho học sinh trước hết phải coi trọng vị trí, vai trò của môn GDCD từ đó đầu tư đổi mới nội dung, phương pháp, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bản thân đứng bục giảng hơn 15 năm, về môn Giáo dục công dân – Lịch sử. Trước điều kiện chủ quan, cũng như khách quan của môn học. Xét thấy cần phải làm gì ? bằng cách nào ? đưa môn học Giáo dục công dân, thật sự như cái tên của nó. Để học sinh nhận thức và ham học Tôi thiết nghĩ cần có sự đồng bộ, cải tiến nội dung ( nhẹ bớt ), cách ra đề khái quát cao. Nâng thời lượng ( tăng số tiết). Tích hợp Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết giảng. Từ cấp trên ( Bộ giáo dục ) đến cấp dưới( học sinh, nhà trường và xã hội ) trả lại đúng nghĩa: Dạy Giáo dục công dân, là đạo đức - là văn hóa ...là truyền thống ông cha, góp phần chính : Dạy Người .
Trên đây, là một vài kinh nghiệm, mà tôi đã và đang vận dụng trong thời gian qua. – Tích hợp Tư tưởng, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn Giáo dục công dân THPT. Xin đưa ra mong nhận tôn ý của đồng nghiệp.
Bản thân khả năng có hạn, chỉ muốn nêu một vài kinh nghiệm, góp cùng đồng nghiệp. Trong khi môn GDCD cần quá nhiều phương pháp, kinh nghiệm để (bẩy) nó lên trong điều kiện hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn!
-----------------------------------*---------------------------------
9. PHẦN PHỤ LỤC:
PHIẾU THĂM DÒ
- Em cho biết thông tin về cá nhân :
Học lực ( loại):
Hạnh kiểm (loại):
- Môn học em yêu thích : ( chéo vào ô dưới đây) ( X).
Toán
Văn
Hóa
Lí
Anh
Sử
Địa
GDCD
Sinh
Thể dục
Tin
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Di chúc Hồ Chí Minh.
- Vừa đi đường vừa kể chuyện- Thanh Lam
- Cuộc đời hoạt động Hồ Chủ tịch .-Trần Dân Tiên .
- Nghị quyết : Trung ương 2 khóa VIII.
- Nghị quyết Đại hội khóa X.
- Nghị quyết Đại hội khóa XI.
- Giáo trình Giáo dục công dân 10 .
- Giáo dục kỹ năng sống trong môn giáo dục công dân .
- Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông.
- Giáo trình tự lực ,tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỷ năng.
11/ MỤC LỤC
1.Tên đề tài (Trang 01)
2. Đặt vấn đề: ( 01)
3. Cơ sở lý luận: (03)
4. Cơ sở thực tiễn: (04)
5. Nội dung nghiên cứu : (04)
6. Kết quả nghiên cứu: (11)
7. Kết luận. (11)
8. Đề nghị : (14)
9. Phần phụ lục: (16)
10. Tài liệu tham khảo: (16)
11. Mục lục: (17)
12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: (18)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Mẫu SK1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 - 2011
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ..............................................................................................................................................................
1. Tên đề tài: .......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: ...........................................................................................................................
3. Chức vụ: ...................................................... Tổ: ..
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: .......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
b) Hạn chế: .......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :................................................
..............................................................................................................................................................
thống nhất xếp loại : ........................................
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- SKKN HANH.doc