Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn về mọi mặt. Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả? Với tình hình chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân cách học sinh toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ?
19 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ui tính: Ngoài những điều trên, giáo viên chủ nhiệm cần phải có óc khôi hài, luôn vui vẻ với mọi người, kể cả học sinh chưa ngoan. Điều này giúp cho học sinh có cảm giác dễ gần với giáo viên, dễ sẻ chia tâm sự, mối quan hệ giữa thầy trò tránh được sự căng thẳng.
4.8 Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu: Người giáo viên được xem là “Kỹ sư tâm hồn”. Chính cái “Tâm” của người giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp cho họ có đủ kiên nhẫn để thực hiện hết trách nhiệm của mình. Đó là năng lực để cảm hóa học sinh. Việc dùng nhân cách để giáo dục nhân cách chính là việc người thầy dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, dạy học sinh bằng chính nhân cách của mình.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm ở các năm trước, việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại những hiệu quả giáo dục nhất định: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vân lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy học sinh.
Năm học 2009 – 2010 vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm đạt được kết quả giáo dục như sau:
+ Học sinh có hạnh kiểm tốt 97,85%.
+ Học sinh có hạnh kiểm khá 2,15%.
+ Không có học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu.
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy để giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần:
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh.
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp.
- Kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
- Bản thân giáo viên có uy tín về chuyên môn nghiệp vụ lẫn uy tín về đạo đức.
- Tận tâm với nghề. Kiên trì, nhẫn nại trong công tác.
- Lắng nghe, thấu hiểu và là “Người bạn lớn” của học sinh.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm định hướng về những hình thức, những biện pháp giáo dục có hiệu quả các đối tượng học sinh chưa ngoan.
Giúp các em hình thành và phát triển nhân cách con người mới, trở thành người có ích cho xã hội.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Đề tài này có thể triển khai và cùng thực hiện ở các lớp 8, mở rộng đến các khối lớp trong toàn cấp của bậc Trung học cơ sở. Đề tài này có tính khả thi, sát với thực tế địa phương và nhà trường. Bản thân tôi đã ứng dụng trong năm học qua và đã đạt được hiệu quả đào tạo như nói trên.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chịu trách nhiệm đồng thời là người tiên phong trong giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở lớp. Để thực hiện tốt vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm rất cần sự hỗ trợ, hợp tác. Vậy nên:
- Với Ban giám hiệu: Cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý học sinh chưa ngoan vi phạm nhiều lần, có nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi riêng với các học sinh chưa ngoan.
- Với phụ huynh học sinh cần quan tâm nhiều hơn nữa đời sống tình cảm, có hiểu biết rõ về diễn biến phát triển tâm sinh lý của con em, thường xuyên liên lạc với nhà trường, nhất là với giáo viên chủ nhiệm.
- Với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể: Tạo cơ hội để các em được thể hiện mình, được trở nên tốt hơn trước tập thể. Cần động viên, khích lệ kịp thời các học sinh chưa ngoan khi thấy các em có sự chuyển biến tích cực.
Qua đề tài nghiên cứu này, mong quí đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan hữu hiệu nhất./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bônđưrep, 1982, Người Giáo viên chủ nhiệm, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 80 trang.
2. GS Nguyễn Minh Thuyết, “Người thầy – người bạn lớn”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, trang Văn hóa – Giáo dục.
3. Phạm Thị Hải Anh, Thanh Thủy, “ Giáo dục đạo đức cho học sinh”, “Giáo viên chủ nhiệm – Chiếc cầu nối đa chiều”, nguồn Giáo dục và Đào tạo online.
Phụ lục
MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT HỌC SINH KHỐI 8.
( TRÍCH)
Chú ý: Các câu trả lời của các bạn không ảnh hưởng đến việc xếp loại hạnh kiểm và học tập trên lớp mà nhằm góp phần vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khoa học trong giáo dục.
1. Bạn hãy điền vào một số thông tin dưới đây:
Thông tin cá nhân (có thể không ghi): Họ tên Lớp
Sở thích cá nhân:
Sở trường:
Số người trong gia đình:, là con thứ trong gia đình:,số anh chị em:
Mơ ước hiện tại:
Mơ ước tương lai:
Học lực năm học trước: Hạnh kiểm năm học trước:
2. Bạn đã bằng lòng với kết quả HL và HK năm trước chưa?
a. Bằng lòng.
b. Chưa bằng lòng.
3. Bạn làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần (chủ nhật)?
Ôn bài, đọc sách báo.
Xem phim.
Chơi game.
Trả lời khác:
4. Bạn có thường giúp đỡ cha mẹ việc nhà không?
a. Có.
b. Không.
5. Theo bạn việc học tập có quan trọng không?
a. Quan trọng.
b. Không quan trọng.
6. Theo bạn, tập thể lớp của bạn là một tập thể đoàn kết?
a. Phải. Những biểu hiện của sự đoàn kết:
b. Không. Những biểu hiện của sự mất đoàn kết:
7. Theo bạn quan sát, lớp bạn có bao nhiêu bạn học sinh chưa ngoan?
Nam: Nữ:
8. Bạn tự xếp mình thuộc diện nào sau đây:
a. Rất ngoan.
b. Ngoan.
c. Chưa ngoan.
9. Bạn nhận thấy bản thân có chăm học không?
a. Có.
b. Không.
10. Bạn thích đi học không?
a. Thích.
b. Không.
11. Bạn hãy nhận xét về tình hình đạo đức hiện nay của HS?
Đa số ngoan.
Đa số ngoan, một số đạo đức sa sút.
d. Trả lời khác:
12. Theo bạn, đâu là sự ảnh hưởng lớn nhất đối với đạo đức của HS hiện nay?
a. Gia đình.
b. Nhà trường.
c. Bạn bè.
d. Trả lời khác:
13. Thời gian bạn tự học ở nhà là bao nhiêu giờ?
.tiếng / ngày.
14. Cha mẹ bạn quan tâm đến bạn như hiện nay đối với bạn là:
a. Đủ.
b. Chưa đủ.
c. Trả lời khác:
15. Thầy cô quan tâm đến bạn như hiện nay đối với bạn là:
a. Đủ.
b. Chưa đủ.
c. Trả lời khác:
16. Bạn cần cha mẹ quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập.
Tâm lý.
c. Trả lời khác:
17. Bạn cần thầy cô quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập.
Tâm lý.
c. Trả lời khác:
18. Bạn cần thầy cô chủ nhiệm quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập.
Tâm lý.
c. Trả lời khác:
19. Bạn có cho rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”?
Có.
Không.
20. Bạn hãy chọn các đức tính về một giáo viên chủ nhiệm mà bạn mơ ước sẽ gặp trong tương lai (Gợi ý: Có thể chọn tùy thích nhiều đức tính cùng lúc).
Đạo đức tác phong tốt, tầm hiểu biết rộng.
Biết lắng nghe.
Quan tâm đến HS.
Là “người bạn lớn” của HS.
Nghiêm khắc.
Vui tính.
Gương mẫu.
Khó tính.
Trả lời khác: .
Cảm ơn các bạn!
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH KHỐI 8.
(KẾT QUẢ THỐNG KÊ TỪ 145 PHIẾU KHẢO SÁT)
2. Bạn đã bằng lòng với kết quả HL và HK năm trước chưa?
Bằng lòng: 31,7 %
Chưa bằng lòng: 68,3 %
3. Bạn làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần (chủ nhật)?
Ôn bài, đọc sách báo: 20 %
Xem phim: 31,8 %
Chơi game: 18,6 %
Trả lời khác: + Đến các lớp học thêm: 7,5%
+ Ôn bài, xem phim: 22,1 %
4. Bạn có thường giúp đỡ cha mẹ việc nhà không?
Có: 67,6 %
Không: 32,4 %
5. Theo bạn việc học tập có quan trọng không?
Quan trọng: 97,2 %
Không quan trọng: 2,8 %
6. Theo bạn, tập thể lớp của bạn là một tập thể đoàn kết?
Phải: 47,6 %. Những biểu hiện của sự đoàn kết:
+ Giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Hòa đồng, cùng tham gia hoạt động tập thể.
Không: 52,4 %. Những biểu hiện của sự mất đoàn kết:
+ Chơi theo nhóm.
+ Đánh nhau, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau.
7. Theo bạn quan sát, lớp bạn có bao nhiêu bạn học sinh chưa ngoan?
Nam: 27 HS. Nữ: 06 HS. (Toàn khối).
8. Bạn tự xếp mình thuộc diện nào sau đây:
Rất ngoan: 22,8 %
Ngoan: 64,1 %
Chưa ngoan: 13,1 %
9. Bạn nhận thấy bản thân có chăm học không?
Có: 55,2 %
Không: 44,8 %
10. Bạn thích đi học không?
Thích: 80,7 %
Không thích: 15,2 %
Không biết: 4,1 %
11. Bạn hãy nhận xét về tình hình đạo đức hiện nay của HS?
Đa số ngoan: 9,7 %
Đa số ngoan, một số đạo đức sa sút: 90,3 %
12. Theo bạn, đâu là sự ảnh hưởng lớn nhất đối với đạo đức của HS hiện nay?
Gia đình: 22,8 %
Nhà trường: 13,1 %
Bạn bè: 18,6 %
Trả lời khác: + Cả gia đình, nhà trường và bạn bè: 42,1 %
+ Bạn bè và lối sống hiện đại: 3,4 %
13. Thời gian bạn tự học ở nhà là bao nhiêu giờ?
+ 01 tiếng / ngày: 17,2 % + 02 tiếng / ngày: 25,5 %
+ 03 tiếng / ngày: 35,2 % + 04 tiếng / ngày: 22,1 %
14. Cha mẹ bạn quan tâm đến bạn như hiện nay đối với bạn là:
Đủ: 80,7 %
Chưa đủ: 19,3 %
Trả lời khác: 0 %
15. Thầy cô quan tâm đến bạn như hiện nay đối với bạn là:
Đủ: 95,2 %
Chưa đủ: 4,8 %
Trả lời khác: 0 %
16. Bạn cần cha mẹ quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập:13,1 %
Tâm lý: 13,8 %
Trả lời khác: + Cả học tập và tâm lí: 65,5 %
+ Hiểu sở thích của con: 7,6 %
17. Bạn cần thầy cô quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập: 23,4 %
Tâm lý: 14,5 %
Trả lời khác: Cả học tập và tâm lí: 62,1 %
18. Bạn cần thầy cô chủ nhiệm quan tâm đến bạn về điều gì nhất?
Học tập: 28,3 %
Tâm lý:13,1 %
Trả lời khác: + Cả học tập và tâm lí: 52,4 %
+ Khả năng của HS: 6,2 %
19. Bạn có cho rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”?
Có: 78,6 %
Không: 21,4 %
20. Bạn hãy chọn các đức tính về một giáo viên chủ nhiệm mà bạn mơ ước sẽ gặp trong tương lai (Gợi ý: Có thể chọn tùy thích nhiều đức tính cùng lúc).
Đạo đức tác phong tốt, tầm hiểu biết rộng: 100 %
Biết “lắng nghe”: 84,8 %
Quan tâm đến HS: 100 %
Là “người bạn lớn” của HS: 85,5 %
Nghiêm khắc: 84,8 %
Vui tính: 100 %
Gương mẫu: 100 %
Khó tính: 1,4 %
Trả lời khác:
+ Đối xử công bằng, hiểu tâm lí HS: 80,7 %
+ Bề ngoài tỏ ra rất khó tính nhưng luôn thương yêu, quan tâm HS: 82,1 %
Mục lục:
Phần mở đầu
I. Bối cảnh đề tài Trang 1
II. Lý do chọn đề tài Trang 1
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 2
IV. Mục đích nghiên cứu Trang 2
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trang 2
Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận Trang 2
II. Thực trạng của vấn đề Trang 3
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 4, 5, 6, 7, 8.
IV. Hiệu quả của SKKN Trang 9
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm Trang 10
II. Ý nghĩa của SKKN Trang 10
III. Khả năng ứng dụng, triển khai Trang 10
IV. Những kiến nghị, đề xuất Trang 10
Tài liệu tham khảo Trang 12
Phụ lục Trang 13,14,
15,16,17,18.
Mục lục Trang 19
File đính kèm:
- SKKN Giao duc dao duc hoc sinh ca biet.doc