I. Mục tiêu :
Học xong bài này, HS có khả năng :
- Biết được nguy hiểm do đuối nước gây ra.
- Nhận biết nguy cơ có thể gây ra đuối nước và biết bản thân mình có thể làm gì để phòng tránh đuối nước.
- Biết cách xử lý khi thấy bạn bị ngã xuống nước.
II. Chuẩn bị :
Một số tranh ảnh hoặc tình huống cho HS đóng vai :
1. Bạn sẽ làm gì khi đến bể bơi đã thấy một số bạn bè của mình đang chơi đùa, bơi ở đó ? Bạn sẽ làm gì khi chuẩn bị xuống tắm tại bể bơi
2. Khi chơi dưới nước mà thấy bất an, bạn sẽ làm gì ?
3. Nếu bạn nhìn thấy ai đó đuối nước, bạn sẽ làm gì ?
4. Bạn sẽ làm gì khi thấy có các nguy cơ có thể gây ra đuối nước trong gia đình và môi trường xung quanh bạn ?
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 10739 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phòng tránh tai nạn ở học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tránh các tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.
II. Chuẩn bị :
- Tranh, ảnh về một số loại bom mìn, vật nổ.
- Thông tin về các tai nạn, thương tích do bom mìn.
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Khởi động:
Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
a. Mục tiêu : HS biết và hiểu được mức độ nguy hiểm đa dạng của các tai nạn thương tích do bom mìn gây ra.
b. Cách tiến hành :
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu hoạt động và yêu cầu : Các nhóm đọc thông tin sau đó nêu hậu quả của các tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.
Thông tin 1 :
Vợ chồng anh A Siu Rem và chị Y Linh ở thị trấn Play Kần, tỉnh Kon Tum không thể quên được ngày kinh hoàng ấy. Đó là ngày 2/3/2004, con trai anh chị A siu Toại nhặt được quả đạn M79 ngoài bãi sắn của nhà hàng xóm. Nó mang về nhà làm đồ chơi và gọi hai em ra lắc nghịch. Kết quả quả đạn nổ, một đứa em gái chết tại chỗ, đứa kia mất một mắt, người đầy mảnh đạn, cậu con trai bị cụt một chân, một tay, mặt đầy thương tích.
Thông tin 2 :
Chiều ngày 3/1/2005, bạn Hồ văn Nghĩa, HS lớp 6 trường THCS Hùng Vương, thành phố Huế nhặt được quả đạn cối mang về nhà dùng búa đập. Quả đạn cối nổ chói tai đã cướp đi đôi chân và bàn tay của Nghĩa
- Các nhóm hoạt động.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV phân tích và chốt lại.
c. Kết luận :
Tai nạn bom mìn rất nguy hiểm, gây nhiều thương tích, tổn hại rất to lớn đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Các em cần biết để phòng tránh các tai nạn do bom mìn gây ra.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu : HS biết cách phòng tránh các tai nạn do bom mìn phù hợp với lứa tuổi.
b. cách tiến hành :
- GV chia nhóm hướng dẫn HS : qua các thông tin trên các em hãy nêu cách phòng tránh tai nạn do bom mìn.
- Cho các nhóm trao đổi.
- cho đại diện một vài nhóm trình bày, các em khác bổ sung.
c. Kết luận :
Để phòng tránh tai nạn do bom mìn các em cần ghi nhớ :
- Không đùa nghịch ở nhũng nơi nghi có bom mìn.
- khi thấy vật lạ trên đường, các em không được đụng chạm, di chuyển hoặc ném các vật khác vào nó.
- không đứng xem người khác rà tìm hay cưa đục bom mìn.
- Không tham gia rà tìm phế liệu chiến tranh.
- không được cưa đục, tháo gỡ hoặc đốt cháy bom mìn, vật nổ.
- Chỉ được đi trên những con đường và khu vực đã biết là an toàn.
* Kết luận chung :
Tai nạn bom mìn rất nguy hiểm, nó có thể gây hậu quả nặng nề cho con người và xã hội. Các em cần ghi nhớ các chỉ dẫn nêu trên để tránh các tai nạn do bom mìn gây ra.
Củng cố : Hỏi lại HS một số cần phòng tránh và xử lý đối với bom, mìn vật nổ .
Nhận xét tiết học
- HS hát.
- HS thảo luận nhóm.
- bàn luận, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS cùng nhau thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- lắng nghe.
- lắng nghe.
- HS trả lời - NX
- lắng nghe.
TUẦN 25
Ngày dạy :
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CỦA CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM.
( bài 5 : trang 72 )
I. Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng :
- Biết được nguy cơ gây tai nạn của các trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi đánh trỏng, trượt patin…
- Biết cách phòng, tránh các tai nạn thương tích khi chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Thực hiện phòng, tránh các tai nạn thương tích khi chơi các trò chơi nguy hiểm.
II. Chuẩn bị :
- Tranh, ảnh mô tả một số trò chơi như bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi đánh trỏng, trượt patin…
III. Các hoạt động chính :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Khởi động :
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu : HS biết được nguy cơ gây tai nạn thương tích của các trò chơi bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi đánh trỏng, trượt patin…
b. Cách tiến hành :
- GV treo các tranh lên bảng, hướng dẫn các nhóm hoạt động cho HS kể các tai nạn thương tích có thê xảy ra do các trò chơi đó gây ra.
+ Tranh 1 : mô tả cảnh một em trai đang dùng súng cao su bắn chim bắn nhầm người khác.
+ Tranh 2 : Mô tả cảnh một vài em dùng súng bắn đạn nhựa để bắn nhau, một em bị trúng vào mặt nhăn nhó đau đớn.
+ Tranh 3: Mô tả một vài em trai chơi trượt patin, một em bị ngã.
+ Tranh 4 : mô tả vài em trai chơi đánh trỏng. Một em bị que trỏng bay vào đầu chảy máu.
- Cho HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV tổng hợp ý kiến chung
c. Kết luận : Không nên tham gia vào các trò chơi nguy hiểm gây ra thương tích.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi
a. Mục tiêu : HS biết được cách phòng tránh các tai nạn các trò chơi nguy hiểm trên.
b. Cách tiến hành :
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận làm thế nào để tránh các tai nạn thương tích do các trò chơi trên ?
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cho đại diện nhóm trình bày.
c. Kết luận :
Để phòng tránh các tai nạn thương tích do các trò chơi trên cần ghi nhớ : không nên chơi các trò chơi nguy hiểm.
* Kết luận chung :
- Có rất nhiều trò chơi, các em hãy chơi các trò chơi an toàn, không chơi các trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi đánh trỏng, trượt patin.
- Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu HS nêu 1 số trò chơi nguy hiểm cần tránh.
- Nhận xét tiết học
Thực hiện theo yêu cầu
(1 nhóm/ 5HS )
- HS xem.
- HS kể.
Thực hiện theo yêu cầu
(1 nhóm/ 2HS )
- Lắng nghe.
- HS nêu. NX
TUẦN 26
Ngày dạy :
PHÒNG TRÁNH NGẠT – TẮC ĐƯỜNG THỞ.
( bài 6 : trang 78 )
I. Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng :
- Biết và hiểu được sự nguy hiểm của các tai nạn do ngạt, tắc đường thở gây ra.
- Biết cách phòng tránh các tai nạn do ngạt, tắc đường thở vì ăn thức ăn to, cứng, do đùa nghịch trùm chăn, túi nilon vào nhau.
- Thực hiện phòng tránh các tai nạn gây ngạt, tắc đường thở do ăn các thức ăn to, cứng.
II. Chuẩn bị :
- một số tranh ảnh về các tai nạn ngạt và tắc đường thở do trẻ ăn các vật to, cứng.
III. Các hoạt động chính :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* khởi động
Hoạt động 1 : Đàm thoại
a. Mục tiêu : HS biết các tai nạn do ngạt, tắc đường thở thông thường của trẻ em.
b. Cách tiến hành :
- GV nêu câu hỏi : các em hãy nêu các tai nạn do ngạt, tắc đường thở gây ra ở trẻ em mà các em biết.
- GV cho HS phát biểu, sau đó phân tích chốt lại.
c. Kết luận :
Chúng ta đã biết được các tai nạn do ngạt và tắc đường thở thông thường và cách phòng tránh. Sau đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số trường hợp khác.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu : HS biết được các tai nạn do ngạt và tắc đường thở bởi các thức ăn to, cứng, bởi đùa nghịch trùm chăn kín, túi nilon vào nhau.
b. Cách tiến hành :
- GV treo tranh và cho HS chia nhóm , giao nhiệm vụ :
Các nhóm quan sát tranh, mô tả nội dung tranh và nêu nguy cơ tai nạn có thể xảy ra.
Tranh 1 : Mô tả bị nghẹn bơi thức ăn to, cứng.
Tranh 2 : Mô tả bị ngạt bởi đùa nghịch trùm chăn lên nhau.
Tranh 3 ; Mô tả bị ngạt do trùm túi nilon vào đầu nhau.
- Cho các nhóm hoạt động
- Đại diện nhóm trình bày, các HS khác góp ý kiến bổ sung.
- GV phân tích, tồng hợp phần trình bày các nhóm.
c. Kết luận : Rút ra những điều cần tránh cho HS
* Kết luận chung :
Có nhiều tai nạn do ngạt và tắc đường thở, trong đó có các tai nạn do trẻ ăn các thức ăn to, cứng; do trẻ đùa nghịch trùm chăn, trùm túi nilon vào nhau.
Để tránh các tai nạn đáng tiếc đó, khi ăn thức ăn to và cứng các em cẩn thận, nên chia nhỏ thức ăn. Khi đùa nghịch các em không nên trùm chăn, túi nilon vào nhau.
- Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu HS nêu 1 số trường hợp có thể gây ngạt hoặc làm tắc đường thở nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Các HS khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS nhóm.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Hoạt động nhóm.
- đại diện nhóm trình bày, các em khác bổ sung.
- lắng nghe.
- HS nêu. NX
- Lắng nghe.
TUẦN 27
Ngày dạy :
PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT.
( bài 7 : trang 84 )
I. Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng :
- Biết được sự nguy hiểm của điện giật khi chơi gần nguồn điện hoặc chơi các trò chơi gần đường dây điện.
- Biết cách phòng tránh các tai nạn do điện giật.
- Thực hiện không chơi đùa gần các nguồn điện, đường dây điện có nguy cơ gây ra tai nạn điện giật.
II. Chuẩn bị :
Tranh minh họa :
- Trẻ em chơi diều gần đường dây điện bị dây diều quấn vào dây điện.
- Trẻ em và người lớn chơi thả đèn dù gần đường dây điện.
- Trẻ em nô đùa, đuổi nhau quanh các cột điện.
- Trẻ em leo trèo, đùa nghịch gần trạm biến thế điện.
II. các hoạt động chính :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
GV : các em đã bao giờ chơi thả diều hay đèn dù chưa ?
- Cho HS biết 2 trò chơi dân gian rất thú vị và được rất nhiều người ưa thích.
- GV : Trò chơi thực hiện ở đâu? Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi.
- Giáo dục thục hiện thế nào để đảm bảo an toàn là rất quan trọng.
a. Mục tiêu : HS biết sự nguy hiểm khi chơi các trò chơi thả diều, thả đèn dù gần đường dây điện.
b. Cách tiến hành :
- GV : Treo tranh minh họa, nêu câu hỏi.
* Điều gì có thể xảy ra khi chơi thả diều, thả đèn dù gần đường dây điện ?
* đê tránh các tai nạn đó cần làm gì ?
- Cho các nhóm thảo luận
- Cho vài nhóm đôi trình bày, các nhóm khác góp ý kiến
c. Kết luận :
Khi chơi thả diều, thả đèn dù gần đường dây điện, dây diều, đèn dù có thể vướng vào đường dây điện gây chập, cháy, nổ. Tai nạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và làm hỏng đường điện, gây tổn thất tài sản quốc gia.
- Để tránh tai nạn đó, tốt nhất là chúng ta không thả diều, đèn dù gần đường dây điện.
Hoạt động 2 : quan sát tranh.
a. Mục tiêu : HS biết sự nguy hiểm khi chơi đùa gần nguồn điện.
- Cho HS mô tả nội dung tranh.
* các hiểm họa
* các phòng tránh.
Tranh 1 : Trẻ em nô đùa, đuổi nhau quanh các cột điện.
Tranh 2 : Trẻ em leo trèo, đùa nghịch gần trạm biến thế điện.
- Cho các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại bổ sung.
c. Kết luận : Chơi đùa gần các nguồn điện như cột điện, trạm biến thế điện… có nhiều rủi ro rất nguy hiểm do bị điện giật. để tránh các tai nạn do bị điện giật các em không nên chơi đùa gần các nguồn điện như cột điện, trạm biến thế điện.
* Kết luận chung :
Các em không nên chơi đùa, chơi thả diều, đèn dù gần các nguồn điện như cột điện, trạm biến thế điện để tránh điện giật gây tai nạn đáng tiếc.
Thực hiện theo yêu cầu
File đính kèm:
- giao an phong tranh tai nan o hoc sinh tieu hoc chuan .doc