I. Dao động cơ:
1. Thế nào là dao động cơ : Chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt, gọi là vị trí cân bằng.
2.Dao động tuần hoàn:Sau những khoảng thời gian bằng nhau gọi là chu kỳ, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.
II. Phương trình của dao động điều hòa :
1. Định nghĩa : Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin ( hay sin) của thời gian.
2. Phương trình : x = Acos( t + ) A; ; : là những hằng số dương
A là biên độ dao động (cm); là tần số góc(rad/s), : là pha ban đầu tại t = 0 (rad)
( t + ) là pha của dao động tại thời điểm t (rad)
III. Chu kỳ, tần số và tần số góc của dao động điều hòa :
1. Chu kỳ, tần số :
- Chu kỳ T : Khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần – đơn vị giây (s)
- Tần số f : Số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây – đơn vị Héc (Hz)
2. Tần số góc: N:số dao động trong thời gian t
VI. Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa :
1. Vận tốc : v = x’ = -Asin(t + )= A cos(t + + ). => Vaän toác v sôùm pha hôn li ñoä x moät goùc .
Ở vị trí biên : x = ± A v = 0
Ở vị trí cân bằng : x = 0 vmax = A => Liên hệ v và x :
2. Gia tốc : a = v’ = x”= -2Acos(t + )
Ở vị trí biên :
Ở vị trí cân bằng a = 0
50 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn tập Vật Lý Lớp 12 - Nguyễn Minh Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Câu 15. ( 2010)Tia Rơn-ghen (tia X) có bước sóng :
A. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
C. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ. D. lớn hơn bước sóng của tia màu tím.
Câu 16. ( 2010) Tia tử ngoại :
A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma. B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
C. không truyền được trong chân không. D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 17. ( 2010) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng 0,5 µm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là:
A. 4 mm. B. 2,8 mm. C. 2 mm. D. 3,6 mm.
Câu 18. ( 2010)Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
B. Trong quang phổ vạch phát xạ của hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.
C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.
LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG –TỔNG HỢP ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM
Câu 1( 2007): Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L sẽ phát ra vạch quang phổ: A. Hδ (tím) B. Hβ (lam) C. Hγ(chàm) D. Hα (đỏ)
Câu 2( 2007). Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm , λ2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. Chỉ có bức xạ λ1 B. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên.
C. Chỉ có bức xạ λ2 D. Cả hai bức xạ
Câu 3( 2007): Công thức Anhxtanh về hiện tượng quang điện là:
A.hf = A + 2mv02max B. hf = A – (1/2)mv02max
C. hf = A + (1/2)mv02max D. hf + A = (1/2)mv02max
Câu 4: Công thóat êlectron ra khỏi một kim lọai A = 6,625.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim lọai đó là:
A. 0,295 μm B. 0,300 μm C. 0,250 μm D. 0,375 µm
Câu 5( 2008): Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì :
A.ε2 > ε1 > ε3. B. ε3 > ε1 > ε2. C. ε1 > ε2 > ε3. D. ε2 > ε3 > ε1.
Câu 6( 2008): Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0 = 0,30 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là:
A.6,625.10-19 J. B. 6,265.10-19 J. C. 8,526.10-19 J. D. 8,625.10-19 J.
Câu 7( 2008): Trong hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của các êlectrôn quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại
A. có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại.
B. có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
C. có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định.
D. có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó.
Câu 8( 2008): Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
A.f1 > f3 > f2. B. f2 > f1 > f3. C. f3 > f1 > f2. D. f3 > f2 > f1
Câu 9( 2008): Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Banme có:
A. tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại.
C. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại.
D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Hα, Hβ, Hγ, Hδ, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại.
Câu 10( 2008): Pin quang điện là nguồn điện trong đó:
A. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng. B. hóa năng được biến đổi thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi thành điện năng. D. quang năng được biến đổi thành điện năng.
Câu 11( 2009): Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang – phát quang. D. quang điện trong.
Câu 12( 2009): Quang điện trở được chế tạo từ:
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém được chiếu sáng thích hợp.
D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 13( 2009): Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Giới hạn quang điện của đồng là:
A. 0,3µm. B. 0,90µm. C. 0,40µm. D. 0,60µm.
Câu 14( 2009): Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ bằng:
A. 0,24 µm. B. 0,42 µm. C. 0,30 µm. D. 0,28 µm.
Câu 15( 2009): Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
A. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
B. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
Câu 16. ( 2010)Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Câu 17. ( 2010)Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 µm là:
A. 3.10-18 J. B. 3.10-20 J. C. 3.10-17 J. D. 3.10-19 J.
Câu 18. ( 2010)Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là
A. 2,65.10-19 J. B. 2,65.10-32 J. C. 26,5.10-32 J. D. 26,5.10-19 J.
Câu 19. ( 2010)Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng:
A. quang - phát quang. B. quang điện trong. C. phát xạ cảm ứng. D. nhiệt điện.
HẠT NHÂN - TỔNG HỢP ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM
Câu 1( 2007):Hạt nhân C614 phóng xạ β- . Hạt nhân con được sinh ra có:
A. 6 prôtôn và 7 nơtrôn B. 7 prôtôn và 7 nơtrôn
C. 5 prôtôn và 6 nơtrôn D. 7 prôtôn và 6 nơtrôn.
Câu 2( 2007): Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là:
A. E = mc2/2 B. E = 2mc2 C. E= mc2 D. E = m2c
Câu 3( 2007): Chất phóng xạ iốt I53131 có chu kì bán rã 8 ngày. Lúc đầu có 200g chất này. Sau 24 ngày, số gam iốt phóng xạ đã bị biến thành chất khác là:
A. 50g B. 25g C. 150g D. 175g
Câu 4( 2007): Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có :
A. cùng khối lượng B. cùng số nơtrôn C. cùng số nuclôn D. cùng số prôtôn
Câu 5( 2007): Cho phản ứng hạt nhân: α + A1327 → X + n. Hạt nhân X là :
A. Ne1020 B. Mg1224 C. Na1123 D. P1530
Câu 6( 2008): Hạt pôzitrôn ( e+10 ) là: A.hạt n01 B. hạt β- . C. hạt β+. D. hạt H11
Câu 7( 2008): Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 2T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là:
A. 1/3 B. 3. C. 4/3 D. 4.
Câu 8( 2008): Cho phản ứng hạt nhân α + Al1327 → P1530 + X thì hạt X là
prôtôn. B. êlectrôn. C. nơtrôn. D. pôzitrôn.
Câu 9( 2008): Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
B. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
C. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
D. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.
Câu 10(2009): Pôlôni phóng xạ theo phương trình: → + . Hạt X là:
A. B. C. D.
Câu 11(2009): Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân,, và là:
A.. B.. C. D. .
Câu 12( 2009): Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kì bán rã của chất đó là:
A. 8 giờ. B. 4 giờ. C. 2 giờ D. 3 giờ.
Câu 13( 2009): Trong hạt nhân nguyên tử có:
84 prôtôn và 210 nơtron. B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 210 prôtôn và 84 nơtron. D. 84 prôtôn và 126 nơtron.
Câu 14( 2009): Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có:
A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn. B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron. D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
Câu 15 ( 2010)Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng:
A. N0/3 B. N0/4 C. N0./8 D. N0/5
Câu 16. ( 2010)Hạt nhân 16C sau một lần phóng xạ tạo ra hạt nhân 17N. Đây là:
A. phóng xạ γ. B. phóng xạ β+. C. phóng xạ α. D. phóng xạ β-.
Câu 17. (2010) Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân Na 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c 2. Năng lượng liên kết của Na bằng:
A. 8,11 MeV. B. 81,11 MeV. C. 186,55 MeV. D. 18,66 MeV.
Câu 18. ( 2010)Cho phản ứng hạt nhân X + Be ® C + 0n. Trong phản ứng này X là:
A. prôtôn. B. hạt α. C. êlectron. D. pôzitron.
Câu 19. ( 2010)So với hạt nhân Ca, hạt nhân Co có nhiều hơn
A. 16 nơtron và 11 prôtôn. B. 11 nơtron và 16 prôtôn.
C. 9 nơtron và 7 prôtôn. D. 7 nơtron và 9 prôtôn.
File đính kèm:
- GA on tot nghiep ly12-2013-2014 sua.doc