Ôn luyện : HỌC VẦN
ăc- âc
A. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển lời nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
* Trọng tâm: - HS đọc, viết đư¬ợc : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Rèn đọc từ và bài ứng dụng
B. Đồ dùng:
185 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn luyện lớp 1 học kỳ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào vở
Bài giải
Hai giỏ có số cam là:
48 + 31 = 79 ( quả )
Đáp số: 79 quả
{ { { { {
CHÍNH TẢ
Hồ Gươm
A. Mục đích yêu cầu
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Cầu Thê Húc...... cổ kính” trong bài “ Hồ Gươm”
- Làm đúng bài tập chính tả: Điền vần ươm hoặc ươp; chữ c hay k.
- Góp phần rèn chữ viết, nết người cho HS.
* Trọng tâm: HS chép lại chính xác một đoạn văn trong bài “Hồ Gươm”
B. Đồ dùng
GV: Bài viết mẫu, bài tập chính tả
HS: bảng, vở
C. Các hoạt động dạy học
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS viết
a, GV đọc mẫu
b, HD viết
Hỏi: Cầu Thê Húc đẹp như thế nào?
- GV phân tích trên bảng:
+ Thê Húc, Ngọc Sơn, Tháp Rùa. Tên riêng viết hoa các chữ cái đầu
+ lấp ló: l + âp + sắc ( l/ n)
+ xuê: x + uê
+ kính: k + inh + sắc
3. HS viết bài.
- GV nhắc HS cách ngồi đúng, nhắc nhở HS viết hoa chữ đầu mỗi câu, viết hoa tên riêng.
4. Chữa lỗi
- GV đọc soát lỗi: Đọc thong thả, chỉ vào từng chữ, dừng lại ở chữ khó viết.
- Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến.
- GV chấm 1 số bài - Nhận xét
II. Củng cố
- Khen những HS học tốt, chép bài đúng, đẹp.
III. Dặn dò
Chép lại đoạn văn cho đúng.
HS đọc tên bài: Hồ Gươm
- HS đọc bài viết
- HS tự phát hiện từ dễ viết sai
- HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó
- HS tập viết bảng các tiếng, từ khó
- HS chép bài vào vở
- HS dùng bút chì soát bài viết của mình
- HS ghi số lỗi ra lề vở
{ { { { {
Thứ 4 ngày 23 tháng 04 năm 2014
Ôn luyện: TẬP ĐỌC
LŨY TRE
A. Mục đích yêu cầu
- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ
Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lũy tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
B. Đồ dùng
GV: Tranh minh hoạ
HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện đọc
3. Tìm hiểu bài và luyện đọc
a. Tìm hiẻu bài
C1: Những câu thơ nào tả lũy tre buổi sớm?
C2: Những câu thơ nào tả lũy tre buổi trưa?
C3: Bức tranh minh họa vẽ cảnh nào trong bài thơ?
- GV đọc mẫu lần 2.
b. Luyện nói
II. Củng cố
- Nêu lại nôi dung bài
* GD: yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài cây có ích.
III. Dặn dò
Ôn bài, chuẩn bị bài: “Sau cơn mưa”
HS đọc: Lũy tre
- HS khổ thơ 1
+ “ Lũy tre xanh........gọng vó”
- HS khổ thơ 2
+ “ Tre bần thần........tiếng chim”
- HS đọc cả bài
+ Vẽ cảnh lũy tre vào buổi trưa, trâu nằm nghỉ dưới bóng râm.
- HS đọc theo nhóm đôi
- Đọc nối tiếp - Đọc CN
Hỏi - đáp về các loại cây mà em biết.
- HS quan sát tranh và luyện nói
+ A: Hình 1 vẽ cây gì?
+ B: Cây chuối
* Luân phiên nhiệm vụ giữa 2 bạn A và B
- HS hỏi đáp về các loại cây khác trong SGK.
- HS đọc lại bài
{ { { { {
TOÁN
Kiểm tra
A. Mục tiêu
- Kiểm tra kết quả học tập HS về:
+ Kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100
+ Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
+ Giải toán có lời văn bằng phép trừ.
B. Đồ dùng
GV: Đề bài
HS : Vở kiểm tra
C. Nội dung kiểm tra
{ { { { {
Thủ công
Cắt, dán và trang trí ngôi nhà (tiết 1)
A. Mục tiêu:
-Giúp HS biết cắt dán và trang trí ngôi nhà bằng giấy
- Cắt dán và trang trí được ngôi nhà .
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu ngôi nhà
- 1 tờ giấy kẻ ô, bút chì, kéo, hồ dán,..
C. Hoạt động dạy học:
- Giấy màu có kẻ ô, thước, bút chì, kéo, hồ dán.
- Vở thủ công
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài:
a. Quan sát nhận xét mẫu
- GV đưa ra ngôi nhà mẫu
+ Nêu các bộ phận của ngôi nhà?
b. Hướng dẫn cắt
GV làm mẫu các thao tác và giảng giải.
- Kẻ, cắt
+ Thân nhà là hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 5 ô
+ Mái nhà dài 10 ô, rộng 3 ô
+ Cửa ra vào, cửa sổ
c. Thực hành.
+ Kẻ nan giấy
+ Cắt theo đường thẳng
Giúp đỡ học sinh yếu
* GV đưa ra 1 số tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
+ Các đường kẻ phải thẳng.
+ Cắt đúng theo đường thẳng
+ Hình dán phải phẳng, cân đối
IV. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá chung giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà cắt lại cho đẹp
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
- HS quan sát và nhận xét
- HS theo dõi và làm theo bằng giấy nháp
- HS tự làm
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS dựa vào các tiêu chuẩn để chọn ra sản phẩm đẹp nhất
- HS nhắc lại cách cắt dán ngôi nhà.
- HS nhắc lại nội dung bài
Cắt dán ngôi nhà tiếp theo
{ { { { {
Âm Nhạc
Tập biểu diễn bài hát: tiếng chào theo em
Nhạc và lời: Hà Hải
I. YÊU CẦU:
HS Biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách của bài hát.
Biết sáng tạo ra một số động tác phụ hoạ cho bài hát và biểu diễn tốt bài hát
HS yêu quý môn học
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị trước một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
Biểu diễn nhuần nhuyễn bài hát theo hình thức đơn ca, song ca và tốp ca.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát
2. kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H. sinh
* Nội dung: Tập biểu diễn bài hát
- GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát 1-2 lần.
- Chỉ định 1-2 em hát.
- GV thuyết trình: Bài hát muốn đi sâu vào lòng người, được nhiều người đón nhận thì bài hát đó các em phải hát đúng sắc thái tình cảm của bài, đồng thời phảo biết biểu diễn sao cho nhuần nhuyễn, các động tác phụ hoạ phải phù hợp với lời ca.
- Bài hát có nhiều cách biểu diễn:
- Chia nhóm cho HS xây dựng động tác múa.
+ Nhóm 1: Luyện tập cách trình bày theo đơn ca
+ Nhóm 2: Trình abỳ theo song ca.
+ Nhóm 3: Trình bày theo tốp ca.
- Gợi ý: Bài hát nói về sự lễ phép của em bé đối với người lớn nên các em phải có những động tác nhẹ nhàng, kính trọng.
- GV thực hiện mẫu.
- HS luỵện tập 15 phút.
- Khi HS tập xong, GV lần lượt cho HS lên trình bày trước lớp. Các tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố:
- GV biểu diễn bài hát theo hình thức đơn ca để HS theo dõi.
- Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn bài hát nhuần nhuyễn.
- HS hát ôn 1-2 lần
- 1-2 HS hát
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Luyện tập theo nhóm.
- Lắng nghe
- Quan sát
- Luyện tập theo nhóm
- HS trình bày lần lượt theo nhóm
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi GV biểu diễn.
- Ghi nhớ
{ { { { {
Thứ 6 ngày 25 tháng 04 năm 2014
Ôn luyện: TẬP ĐỌC
SAU CƠN MƯA
A. Mục đích yêu cầu
- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào.
- Ôn các vần ây, uây.
B. Đồ dùng
GV: Tranh minh hoạ
HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện đọc
a, GV đọc mẫu: Giọng chậm đều, tươi vui.
b, HD luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ
- GV gạch trên bảng các từ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn.
* Luyện đọc câu
* Luyện đọc đoạn - bài
3. Ôn vần ây, uây
a, Tìm tiếng trong bài có vần ây
b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây
II. Củng cố
* Sau trận mưa rào em cảm thấy như thế nào?
- Nêu lại nôi dung bài
III. Dặn dò
Ôn bài, chuẩn bị bài: “ Cây bàng”
HS đọc: Sau cơn mưa
- HS đọc thầm
- HS đọc cả bài
- HS tự phát hiện từ khó đọc
- HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó
- HS luyện đọc từng câu
- Đọc từng đoạn.
- Đọc đồng thanh cả bài
- 1 HS đọc cả bài
* HS mở SGK
- mây
- Mỗi HS tìm 1 từ.
VD: cây cối, khuây khỏa, khuấy bọt....
- Không khi mát mẻ, dễ chịu.
{ { { { {
Ôn luyện: TOÁN
Ôn tập: Các số đến 10
A. Mục tiêu
- Củng cố về đếm, đọc, so sánh các số trong phạm vi 10
- Rèn kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng.
* Trọng tâm: Củng cố về đếm, đọc, so sánh các số trong phạm vi 10
B. Đồ dùng
GV: Viết trước bài tâp 1 ( TR 170 )
HS : Thước có vạch chia cm
C. Các hoạt động dạy học
I. Bài mới
Hoạt động 1 : Thực hành
Mt : Rèn kỹ năng đếm, đọc, so sánh các số trong phạm vi 10
Bài 1 : Viết số vào dưới vạch của tia số
Bài 2 : Điền dấu , =
Củng cố về so sánh các số
Bài 3 : Giáo viên nêu yêu cầu bài
Bài 4 : Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự
II. Củng cố
- Đọc các số từ 0 đến 10
- Nêu các số có 1 chữ số? 2 chữ số?
III. Dặn dò
Ôn bài, chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 10
0 . . . . . . . . . .
a, HS làm bảng con
9 > 7 2 < 5
7 2
b, Làm vở
6 ...... 4 3 .......8
4 .......3 8 .......10
6 .......3 3 ........10
- Học sinh tự làm bài - 2 học sinh lên bảng chữa bài
a, Khoanh vào số lớn nhất
9
6 , 3 , 4 ,
3
b, Khoanh vào số bé nhất
5 , 7 , , 8
- Mỗi nhóm HS 4 em mang các số sau: 9, 5, 10, 1
{ { { { {
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Gió
A. Mục tiêu
- Biết nhận xét trời gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
- Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người
B. Chuẩn bị
GV: Các hình vẽ SGK
HS: Mỗi HS làm 1 cái chong chóng, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy học
I. Bài mới
*HĐ1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và cho biết dấu hiệu của gió mạnh, gió nhẹ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho học sinh giải thích các hiện tượng do gió gây lên.
? Khi có gió thổi vào người bạn thấy như thế nào.
* GVKL: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, khi gió thổi nhẹ làm cho các cây, ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cành lá ngả nghiêng. GV có thể nói thêm về bão...
* HĐ2: Quan sát ngoài trời.
- Mục tiêu: Biết ngoài trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
II.Củng cố
* Chơi chong chóng theo nhóm
* Hô “ Gió mạnh”; “ Gió nhẹ”; “ Trời lặng gió”
III. Dặn dò
Ôn bài, chuẩn bị bài: Trời nóng, trời rét
- Tiến hành: Cho học sinh quan sát tranh trong SGK.
- Gọi các nhóm lên bảng trả lời.
- Cảm thấy lạnh - mùa đông
- Cảm thấy mát - mùa hè
- Tiến hành: Nêu nhiệm vụ trước khi cho học sinh ra ngoài trời.
- Học sinh quan sát nhận xét về gió.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS ra sân chơi
- chong chóng chạy quay tít, quay từ từ, ngừng quay.
{ { { { {
{ { { { {
File đính kèm:
- Giao an buoi chieu lop 1 hoc ky 2.docx