Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

Phần này G/V ghi ra giấy trong đèn chiếu cho H/S quan sát.

*G/V: Nêu những nét chính về nhân vật Thơm: Thơm là vợ Ngọc một nho lại trong bộ máy cai trị của TD Pháp đã quen với cuộc sống an nhàn , được chiều chuộng cô đứng ngoài phong trào khởi nghĩa của ND. Mặc dù cha và em trai là những người tích cực tham gia K/N cả khi lực lượng CM bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm vô cùng ân hận và càng bị dày vò khi biết Ngọc làm tay sai cho địch.

Qua hai lớp kịch thể hiện rõ Thơm đối thoại với những nhân vật nào?

?Khi có tình huống xảy ra, tâm trạng của Thơm ntn?

?Cuối cùng cô đã quyết định thế nào?

?Thơm là con người có phẩm chất gì đáng quý?

?Nhận xét cách xây dựng tình huống và tổ chức đối thoại của TG?

Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với Ngọc (chồng)?

Cô có sự chuyển biến như thế nào trong hai lớp kịch mà TG xây dựng?

 

Thơm đã nhận ra Ngọc là người ntn?

Sự quyết định của cô, em thấy ntn?

 

TG muốn gửi gắm 1 điều gì qua nhân vật Thơm(trong những lúc CM bị đàn áp khốc liệt, CM vẫn không bị tiêu diệt và thức tỉnh được cả quần chúng).

Qua việc phân tích từ 2 lớp kịch: Thơm, Thái, Cửu. Thơm, Ngọc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế cho nhau được vì: + Khác nhau về phương thức biểu đạt + Khác nhau về hình thức thể hiện. + Mục đích sử dụng cũng khác nhau: Các hình thức biểu đạt trên có thể phối hợp cho nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Cho ví dụ. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì: + Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận và ngược lại. + Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản nào lại thuần chủng một cách cực đoan. Em hãy so sánh kiểu văn bản và thể loại của các văn bản trên? Tìm hiểu tính tích hợp trong tậplàm văn Theo em phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau ntn? LUYỆN TẬP  Thực hiện phần luyện tập Gv chép đề bài lên bảng. Gv chia lớp thành các nhóm học tập và thực hiện các bài tập trong sgk. Đại diện các nhóm trình bày và gv nhận xét bổ sung thêm để được hoàn chỉnh HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn II. SO SÁNH CÁC KIỂU VĂN BẢN : 1. Tự sự: - Trình bày chuỗi các sự việc. - Miêu tả: Đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng. 2. Thuyết minh: Trình bày những đối tượng thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính chất khách quan. 3. Nghị luận: Bày tỏ quan điểm. 4. Điều hành: Hành chính. 5. Biểu cảm: Cảm xúc. => Các văn bản trên có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. III. PHÂN BIỆT CÁC THỂ LOẠI VĂN BẢN: 1. Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự - Giống: Kể sự việc. - Khác: + Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức. + Thể loại tự sự đa dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng) Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu. 2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình. - Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo. - Khác nhau: + Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi) + Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ) 3. Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9 a. Văn bản thuyết minh: - Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm phương pháp thuyết minh ® giải thích. b. Văn bản tự sự: Trình bày sự việc. Sự việc, nhân vật. Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định. c. Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò. Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. Hệ thống lập luận. Kết hợp miêu tả, tự sự. * Sự giống và khác nhau của các kiểu văn bản: - Tự sự - Miêu tả. - Biểu cảm. - Thuyết minh. - Nghị luận. - Điều hành công vụ. ] Điểm khác nhau cơ bản của các loại văn bản trên là: + Khác về phương thức biểu đạt. + Khác về hình thức thể hiện. * Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau, vì: Khác nhau về phương thức biểu đạt, thể hiện, mục đích sử dụng, yếu tố cấu thành. * Phương thức biểu đạt Các phương thức trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Tự sự: Để nắm được diễn biến sự việc, sự kiện. Miêu tả: Để đảm nhận được các sự việc, hiện tượng. Biểu cảm: Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự việc, hiện tượng. Thuyết minh: Để nhận thức được đối tượng. Nghị luận: Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó. Hành chính công vụ: Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật. + Các yếu tố cấu thành cũng khác nhau: Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc, sự kiện. Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo. Biểu cảm: Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng. Thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu) về đối tượng. Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận. Hành chính công vụ: Trình bày theo mẫu. * So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học: + Giống nhau: - Các kiểu văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó Ví dụ: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình + Khác nhau: - Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. - Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản - Trong thể kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản. *Tính tích hợp trong tập làm văn - Phần tập làm văn cung cấp tri thức về đặc điểm chung cơ bản của các kiểu văn bản và cách làm các kiểu văn bản ấy. - Phần văn học sẽ giúp hs đọc hiểu các văn bản đa dạng thể hiện các kiểu văn bản trên về: phương pháp kết cấu, diễn đạt - Đọc nhiều văn bản sẽ giúp hs có các viết tốt III. LUYỆN TẬP: Đề bài 1/ Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận. 2/ Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn thcs mà em yêu thích. 3/ Chuyển đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương thành một đoạn đối thoại. 4/ Dựa vào đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương, hãy viết đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của Trương Sinh. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Xác định kiểu văn bản và phân tích đặc trưng của kiểu văn bản đó trong một văn bản tự chọn E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 33 Ngày soạn: 22/04/2014 Tiết PPCT: 165 Ngày dạy: 24/04/2014 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút + Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần tiếng Việt - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Từ loại Hàm ý Khởi ngữ Nhận biết tính từ, điều kiện sử dụng hàm ý Nhận biết khái niệm khởi ngữ Hiểu hàm ý, khởi ngữ Xác định khởi ngữ Số câu: 5 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ 40% Số câu: 5 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ 40% Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Số câu: 1a Số điểm: 1.0 Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Số câu: 1b Số điểm: 1.0 Chủ đề 2: Liên kết câu Nhận biết phép nối Chỉ ra các phép liên kết câu  Số câu: 2 Số điểm:1.5 Tỉ lệ 15% Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 15% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Chủ đề 3: Thành phần biệt lập Nhận biết thành phần phụ chú Tạo lập đoạn văn chứa thành phân biệt lập  Số câu: 3 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ 45% Số câu: 1 Số điểm:4.5 Tỉ lệ 45% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 4.0 Tổng số câu: 9 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu: 4 Số điểm: 3.0 30% Số câu: 4 Số điểm: 3.0 30% Số câu: 1 Số điểm: 4.0 40% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Việc sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? a. Người nói (người viết) có trình độ văn hóa cao b. Người nghe (người đọc) có trình độ văn hóa cao c. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý d. Người nói (người viết) phải sử dụng các phép tư từ. Câu 2: Từ gạch chân trong câu “Đối với cháu, thật là đột ngột” thuộc từ loại nào ? a. Tính từ b. Động từ c. Danh từ d. Lượng từ. Câu 3: Từ: “nhưng” trong đoạn trích sau thể hiện phép liên kết nào? “Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá”? a. Phép thế b. Phép lặp c. Phép nối d. Phép liên tưởng. Câu 4: Câu thơ: “Cô bé nhà bên (có ai ngờ), Cũng vào du kích.” Cụm từ trong ngoặc đơn là thành phần :  a. Gọi - đáp b. Cảm thán c. Tình thái d. Phụ chú. Câu 5: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ? a. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả b. Nó là một học sinh thông minh c. Người thông minh nhất lớp là nó d. Về trí thông minh thì nó là nhất. Câu 6: Câu in đậm trong dấu ngoặc kép sau đây chứa hàm ý gì ? (Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi ?” ) a. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ b. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút c. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ d. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ. B. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) a. Khởi ngữ là gì ? b. Xác định khởi ngữ trong câu ca dao sau : “ Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.” Câu 2: ( 1.0 điểm) Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây: -“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3: (4.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng các thành phần biệt lập đã học, gạch chân và chỉ rõ các thành phần biệt lập đó. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN c a c d d c B. TỰ LUẬN (7.0 Điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 a. Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. b. Xác định khởi ngữ: Ăn, làm 1.0 điểm 1.0 điểm Câu 2 Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn trích: - Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ – hoạ sĩ - Phép thế: Sa Pa – Ở đây 0.75 điểm 0.75 điểm Câu 3 * Về hình thức: HS viết đoạn văn đảm bảo số câu theo quy định với chủ đề tự chọn, không sai chính tả, sạch đẹp, khoa học, câu văn diễn đạt trôi chảy * Về nội dung: Đoạn văn phải đầy đủ các thành phần biệt lập đã học, mỗi đáp án đúng được 1.0 điểm 0.5 điểm 3.5 điểm * Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 33.doc