1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 9A1:.
9A2:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho truyện ngắn của mình là « những ngôi sao xa xôi » ? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì?
- Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho và Thao? Nhận xét ngôi kể và cốt truyện?
3. Bài mới: Các em có tưởng tượng được rằng một ngày nọ các em bị lạc giữa một hòn đảo hoang. Khi đó các em sẽ làm gì để chống chọi với thiên nhiên và duy trì sự sống ? Nhân vật chính trong tiểu thuyết Rô-bin-Xơn Cru-xô (1719) của Đi-phô (1660 - 1731) đã rơi vào hoàn cảnh đó. Bộ tiểu thuyết này kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm (28 năm 2 tháng 19 ngày) sống một mình trên đảo hoang của mà đoạn trích học là bức chân dung tự hoạ sau hơn mười năm kể từ ngày tàu đắm.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát, khóc...
Có hai loại ĐT: ĐT tình thái và ĐT chỉ hoạt động
3. Tính từ: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
VD: nhỏ, to, dài, ngắn, yên tĩnh, sáng, đỏ, trắng, tím
4. Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ, hoặc làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
VD: Các từ này, nọ, ấy, đó, kia (quyển sách này, anh em nhà kia, đó là một điều ước)
5. Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. (Mùa xuân đã về, chóng lớn lắm, trông thấy tôi, vẫn chưa thấy )
6. Số từ: Số từ là từ chỉ số lượng (một cây bút, một trăm ván cơm nếp, hai anh em, voi chín ngà..) và thứ tự của sự vật (vua Hùng thứ 16, cây bút thứ 2, canh ba, canh bốn...)
7. Lượng từ: là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật . VD: các, những, mấy, cả mấy..(các anh, những tòa nhà cao tầng, mấy bụi tre, cả mấy vạn lính tráng..)
8. Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quảgiữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. (VD: của, nhưng, và, vì..nên)
9. Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD : những, có, chính, đích, ngay
10. Thán từ: là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thường đứng đầu câu, có khi được tách thành câu đặc biệt. VD: a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi thán từ bộc lộ tình cảm; này, ơi, vâng, dạ, ừ.. thán từ gọi đáp
11. Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói (Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, chứ, chăng; tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với.. ; tình thái từ cảm thán :thay, sao; tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà..
II. LUYỆN TẬP:
A.Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ
1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng
2. Bài tập 2 + bài tập 3
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a, Danh từ có thể kết hợp với các từ: những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b, Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa, + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
c,Tính từ có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng
3. Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)
4. Bài tập 5: Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác:
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
Số từ
Đại từ
Lượng
từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan
Hệ từ
Trợ từ
Tình t.từ
Thán từ
Ba, năm
Tôi, bao nhiêu,
bao giờ,
bấy giờ
những
Ấy, đâu
Đã, mới, đã,
đang
ở, của, nhưng,
như.
Chỉ, cả, ngay, chỉ
hả
Trời ơi
B.Cụm từ:
1. Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
- Một nhân cách rất Việt Nam
- Một lối sống rất bình dị......
b, Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
c,Tiếng cười nói......
* Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ:
- Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
- Dấu hiệu để nhận biết cụmdanh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
2. Bài tập 2: Xác định và phân tích các cụm động từ
a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
* Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
- Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ, vừa
3. Bài tập 3: Xác định và phân tích cụm tính từ
a, Rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
b, Sẽ không êm ả
c, Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn
* Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
- Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Viết đoạn văn chỉ ra các từ loại đã học có trong đoạn văn ấy.
* Bài mới: Chuẩn bị “Luyện tập viết biên bản”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 30 Ngày soạn: 0/04/2014
Tiết: 149 Ngày dạy: 03/04/2014
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc hơn những kiến thức lí thuyết về biên bản; thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Trân trọng giữ gìn, có cái nhìn đúng đắn khi sử dụng biên bản và vận dụng biên bản vào thực tế đời sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 9A1:..............................................................
9A2:..
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. Thế nào là biên bản? Yêu cầu? Bố cục?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
GV phát vấn củng cố kiến thức về biên bản
LUYỆN TẬP
Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Dựa vào câu hỏi sau: Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
- Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Đánh giá kết quả.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS viết biên bản xử phạt hành chính về vi phạm giao thông. Xem lại kiến thức về biên bản
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
Biên bản là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra
- Yêu cầu của biên bản: số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực.
- Bố cục, cách viết biên bản:
+ Phần mở đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ (với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
+ Phần nội dung: diễn biến, kết quả của sự việc.
+ Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Sắp xếp lại cho hợp lí: 1,b ( “kết thúc...” ghi ở cuối biên bản) 2,a 3,d 4,c 5,e,g 6,h
Bài 2: Biên bản sinh hoạt lớp tuần vừa qua của lớp em
- Quốc hiệu và tiêu ngữ - Địa điểm, thời gian
- Tên biên bản - Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả buổi sinh hoạt lớp
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
Bài 3: Viết biên bản xử phạt hành chính về vi phạm giao thông
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Xác định hoàn cảnh cần lập biên bản và viết một biên bản theo đúng quy cách.
* Bài mới: Chuẩn bị “Hợp đồng”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
****************************
Tuần: 30 Ngày soạn: 03/04/2014
Tiết: 150 Ngày dạy: 05/04/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt: diễn đạt ý, sử dụng từ ngữ, bố cục, đặt câu. Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi. Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:..............................................................
9A2:..
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: GV nêu yêu cầu , sự cần thiết của tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ1: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu
* HĐ4: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
- Gv nhận xét chung ưu – khuyết điểm của Hs
- Hs nghe rút kinh nghiệm
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Quốc, Huấn, Linh
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
( Xem cuối giáo án)
Hướng dẫn tự học
Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
I. Đề bài: Phân tích bài thơ « Viếng lăng Bác » của nhà thơ Viễn Phương.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
(Xem tiết PPCT tiết 139-140)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 139-140)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
a.Ưu điểm:
- Bước đầu biết cách trình bày hiểu biết về nội dung nghệ thuật bài thơ.
- Bám sát văn bản để làm bài, bố cục 3 đoạn rõ ràng.
b. Nhược điểm:
- Một số bài còn sơ sài, thiếu ý, không hiểu nội dung bài thơ.
- Gi chép lan mai dài dòng không trọng tâm.
- Chưa làm nổi bật nội dung các đoạn, các khổ.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
(Xem bảng sửa lỗi cuối bài giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
( Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
- Bài cũ: Xem lại phần sửa lỗi, viết bài văn vào vở.
- Bài mới: - Chuẩn bị bài “Hợp đồng”
Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lỗi sai
- Sưng hô, nhân tất, an giang, chống mĩ, ...
- Tự trưng,mưa sa bão táp
- Ông là nhà thơ « Viếng lăng Bác »
- Viễn Phương là một trong những tác giả chính của bài “Viếng lăng Bác”
- Kết thành tràng hoa nghĩa là hoa kết thành quả.
- Lỗi chính tả
- Lỗi dùng từ
- Lỗi diễn đạt
- Lỗi kiến thức
- Xưng hô, Nhân cách, An Giang, chống Mĩ,...
- Tượng trưng, bão táp mưa xa
- Ông là tác giả bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Viễn Phương là tác giả bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Dòng người vào lăng viếng Bác đẫ kết thành những tràng hoa con người dâng lên Bác.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
9A1
9A2
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Ngu van 9 tuan 30(1).doc