Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010

. Tiếp xúc văn bản

1. Đọc:

- Học sinh theo dõi và lần lượt đọc bài

- Giọng đọc đảm bảo: to, rõ ràng, mạch lạc, khúc triết

2. Tìm hiểu chú thích:

* Tác giả, tác phẩm:

 - Văn bản trích: Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em trong sách: Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia- UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1997)

- Kiểu loại văn bản:

Văn bản nhật dụng – tuyên bố thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội.

* Tìm hiểu từ khó:

- Đọc chú thích SGK

- Giải thích thêm một số từ:

 + Tăng trưởng: phát triển theo hướng tốt đẹp, tiến bộ.

+ Vô gia cư: không gia đình, không nhà cửa.

 3. Bố cục:

Đoạn trích gồm có 4 phần:

a. Mở đầu:

 Lí do của tuyên bố

b. Sự thách thức của tình hình:

 Thực trạng trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.

 c. Cơ hội:

 Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng.

d. Nhiệm vụ:

 Những nhiệm vụ cụ thể

=> Văn bản có bố cục rất rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.

II. Phân tích văn bản.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp tác quốc tế. III. Tổng kết 1. Nội dung: Văn kiện đề cập đến vấn đề quan trọng hàng đầu của từng nước, của cộng đồng thế giới vì nó liên quan đến tương lai đất nước, nhân loại. - Qua việc thực hiện vấn đề này thể hiện trinh độ văn minh của một đất nước, một xã hội, một chế độ chính trị cao hay thấp, nhân đạo, nhân ác hay không. - Vấn đề được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng, toàn diện và cụ thể . 2. Nghệ thuật: - Tiêu đề từng phần thể hiện tính chặt chẽ mạch lạc, hợp lí của văn bản. - Các vấn đề trình bày mạch lạc, rõ ràng 4. Củng cố: - Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào ? - Những cảm nghĩ của em khi nhận được sự quan tâm của gia đình và cộng đồng? 5 Hướng dẫn về nhà: - Phân tích nội dung, nghệ thuật của văn bản.Sưu tầm tư liệu có liên quan, liên hệ thực tế. Tiết 13 Soạn: 02 / 9/ 2009 Giảng: 9 / 9 / 2009 Các phương châm hội thoại A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau các phương châm hội thoại không được tuân thủ. - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. - Rèn kỹ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. B.Chuẩn bị : - Sưu tầm ngữ liệu. - Phiếu học tập, bảng phụ. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /29 2. Kiểm tra: - Vì sao trong hội thoại cần tôn trọng phương châm quan hệ, phương châm cách thức? - Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có liên quan đén phương châm lịch sự? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Yêu cầu học sinh nhắc lại những phương châm hội thoại đã được học. Vậy trong thực tế giao tiếp có phải lúc nào các phương châm hội thoại đó cũng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt không và lí do tại sao? Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu Đọc ngữ liệu sgk Câu chuyện kể về việc gì? Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Tại sao? Trong hoàn cảnh thực tế thì câu hỏi ấy được sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc không? Tại sao vậy? Từ câu chuyện này em có thể rút ra cho mình bài học gì cần thiết trong giao tiếp? Đọc ghi nhớ SGK? Nhắc lại các pương châm hội thoại đã học? Xem lại các ngữ liệu ở các bài học trước? Trong tình huống nào phương châm hội yhoại dược tuân thủ và phương châm nào không được tuân thủ? Đọc ngữ liệu2 phần II? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? Trong trường hợp này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu? Vậy Ba đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Đọc yêu cầu 3 mục II? Vì sao bác sĩ làm như vậy? Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Việc “nói dối” của bác sĩ là có thể chấp nhận được không? Vì sao? Hãy kể một số trường hợp khác tương tự? Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng? Nên hiểu ý nghĩa câu nói này như thế nào? Tìm một số cách nói tương tự? Khi nào các phương châm hội thoại không được tuân thủ? Đọc ghi nhớ SGK? I Bài học. 1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Câu chuyện kể về cách chào hỏi của một anh chàng rể - Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác - Câu hỏi ấy được sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời. * Kết luận: - Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại , mà còn phải nắm dược các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: + Nói với ai? + Nói khi nào? + Nói ở đâu? + Nói nhằm mục đích gì? * Ghi nhớ 2. những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại a) Các pương châm hội thoại đã học: - Phương châm về lượng - Phương châm về chất - Phương châm quan hệ - Phương châm cách thức - Phương châm lịch sự * Chỉ có 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống còn lại không tuân thủ. b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: * Cuộc đối thoại giữa Ba và An - Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An. Vì, điều An muốn biết là một mốc thời gian chính xác. - Trong trường hợp này, phương châm về lượng không được tuân thủ (không cung cấp đầy đủ thông tin như An muốn biết). - Ba không tuân thủ phương châm hội thoại, vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. - Như vậy là Ba đã tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), nên Ba chỉ trả lời chung chung như vậy. *Trường hợp bác sĩ khám bệnh : - Không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuỵêt vọng. - Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình tin là không đúng ). - Việc “nói dối” của bác sĩ là có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống. *Một số trường hợp khác: - Người chiến sĩ khi kông may sa vào tay giặc, không thể khai báo sự thật về đơn vị mình. - Khi nhận xét về tuổi tác hoặc hình thức của người đối thoại. - Khi đánh giá về năng khiếu của bạn bè * Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”: - Nếu xét theo nghĩa hiển ngôn (nghĩa bề mặt của câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng. - Nếu xét nghĩa hàm ẩn (nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức..) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng. - Nên hiểu ý nghĩa câu nói này như sau: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này muốn nhắc nhở con người rằng ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống con người còn có các mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như quan hệ cha con, anh em, bạn bè, đồng nghiệpvì vậy không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả. - Một số cách nói tương tự: Chiến tranh là chiến tranh, nó vẫn là nó,cóc nhái vẫn là cóc nhái * Ngoài các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại như trên, có khi còn do người nói vô ý, kỹ năng giao tiếp kém * Kết luận: Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: - Khi cần ưu tiên một phương châm hội thoại khác. - Vì những lí do khác quan trọng hơn. - Do kĩ năng giao tiếp hạn chế * Ghi nhớ: II. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Đối với cậu bé 5 tuổi thì “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là chuyện viển vông, mơ hồ; vì vậy câu trả lời của ông bố đã không tuân thủ phương châm cach thức - Tuy nhiên đối với những người đã đI học thì đây là câu trả lời đúng. 2. Bài tập 2 Thái độ và lời nói của Chân, Tay, tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ấy là vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; trong trường hợp này lời nói của các vị khách là hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả. 4. Củng cố: - Khi nào cần đến văn bản thông báo - Những yêu cầu về hình thức và nội dung 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm bài tập SBT Tiết 14- 15 Soạn: 02 / 9 / 2009 Giảng: 10 / 9 / 2009 Viết bài tập làm văn số 1 A.Mục tiêu cần đạt: - Học sinh vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học về văn thuyết minh để thực hành tạo lập một văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí. - Qua bài viết nhằm giáo dục các em tình yêu sự trân trọng những sản vật truyền thống của dân tộc. - Rèn kỹ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu để vận dụng vào làm bài B.Chuẩn bị : - Giáo viên ra đề đáp án - Học sinh ôn tập kiến thức, tham khảo các bài mẫu. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /29 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên trình bày mục đích, yêu cầu của giờ viết bài. I. Đê bài: giáo viên đọc và chép đề lên bảng Cây lúa trong đời sống Việt Nam. II. Đáp án chấm. * Yêu cầu: - Bài viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục rõ ràng mạch lạc. - Nội dung: + Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh. + Huy động được tri thức về đối tượng để viết bài. + Cung cấp được những tri thức khách quan về cây lúa: vị trí, vai trò của cây lúa trong đời sống con người Việt Nam. - Hình thức: + Sử dụng các phương pháp thuyết min một cách linh hoạt. + Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. * Cụ thể: A. Mở bài: (2 điểm) - Giới thiệu khái quát đối tượng cần thuyết minh (Cây lúa gắn liền với đời sống của con người Việt Nam. Việt Nam tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước.) B. Thân bài (6 điểm) Bài viết cần cung cấp được những tri thức cơ bản về đối tượng và những đặc điểm của đối tượng theo yêu cầu đề. Trong bài viết cần kết hợp khéo léo các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lý nhằm làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh. Có thể đưa ra một số tri thức sau: 1) Cây lúa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp nước ta từ thời Hùng Vương. 2) Cây lúa là thứ lương thực chủ yếu nuôi sống con người. 3) Cây lúa thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi gia súc gia cầm. 4) Những lợi ích khác từ cây lúa 5) Cây lúa gắn liền với những món ăn được chế biến từ lúa mang đậm hương vị quê hương 6) Các loại lúa nổi tiếng: Lúa thơm nàng hương, lúa nếp hoa vàng C. Kết bài: (2 điểm) - Khẳng định vai trò to lớn của cây lúa trong đời sống của người Việt Nam - Cây lúa trong đời sống thị trường hiện nay - Cần quan tâm đến việc phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam ******************************************************** ( Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản của bài thuyết minh, trong quá trình chấm bài giáo viên cần tôn trọng sự hiểu biết của học sinh về đối tượng cây lúa, miễn sao những tri thức ấy mang tính chính xác khách quan.) 4. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét giờ làm bài 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kiến thức có liên quan - Lập dàn ý cho đề bài đã viết chuẩn bị cho giờ trả bài.

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan