Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và là hiện tượng nổi bật trong văn học nước ta những năm tám mươi của thế kỷ XX, một trong những nhà văn mở đầu tinh anh và tài năng trong phong trào đổi mới văn học với nhiều tác phẩm gây xôn xao trong giới văn học và công chúng rộng rãi. Bến quê là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lý về đời người cùng với những cảm xúc tinh nhạy được thể hiện bằng lời văn tinh tế, có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Những đặc sắc ấy sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập kết quả trên?
Học sinh làm bài tập.
Giáo viên kiểm tra kết quả làm bài của học sinh ă yêu cầu 2 em đọc bài làm của mình ă nhận xét.
cho học sinh tham khảo đoạn văn mẫu.
Yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần biệt lập sử dụng trong đoạn văn.
(Gợi ý: - Thành phần phụ chú: Cuộc đời vất vả bình lặng quanh ta.
- Thành phần tình thái: Hình như.
- Khởi ngữ: Cái chân lý giản dị ấy.
- Thành phần cảm thái: Tiếc thay)
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1. Khái niệm:
- Khởi ngữ. đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu
- Thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.
2. Bài tập:1
* Nhận biết khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
a. Xây cái lăng ấy ă là khởi ngữ.
b. Dường như ă là thành phần tình thái.
c. Những người con gái nhìn ta như vậy ă là thành phần phụ chú.
d. - Thưa ông ă là thành phần gọi đáp.
- Vất vả ă là thành phần cảm thán.
* Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong đó có sử dụng thành phần biệt lập:
Đoạn văn mẫu:
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lý không gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lý do nào đó ta phải nằm bẹp một chỗ, con người đó mới nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lý giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của đời mình. Nhĩ đã từng " Nhưng chỉ khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa cuộc sống, nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
4. Củng cố:
- Vai trò của khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong câu?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập kiến thức
Tiết 139
Soạn: 8 / 3 / 2010
Giảng: 25/ 3 / 2010
ôn tập tiếng việt lớp 9.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần của câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên:
+ chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức Tiếng Việt đã học ở lớp 9.
+ Bài tập vận dụng các kiến thức.
- Học sinh: ôn tập kiến thức đã học
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Nêu khái niệm về liên kết câu, liên kết đoạn?
Đọc yêu cầu bài tập 1 (110)
Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích dưới đây để thể hiện phép liên kết nào?
(H/s ghi kết quả phân tích bài 1* vào bảng tổng kết về các phép liên kết)
Học sinh làm bài tập ă trình bày sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
G/v nhận xét chỉ rõ phép liên kết.
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Điều kiện sử dụng hàm ý?
Truyện cười: chiếm hết chỗ (sgk trang111)
Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm ở cuối chuyện?
Đọc bài tập 2 (111)
Tìm hàm ý của các câu in đậm? Cho biết người nói cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nhận xét sự liên kết câu trong đoạn trích?
1. Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn:
Bao gồm: Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức.
- Liên kết về nội dung gồm liên kết chủ đề và liên kết lô gíc.
- liên kết hình thức gồm: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
2. Bài tập:
1* Gọi tên các phép liên kết:
a. Nhưng, Nhưng rồi, Và ă phép nối.
b. Cô bé - Cô bé ă phép lặp;
Cô bé - Nó ă Phép thế.
c. Thế ă Phép thế.
2* Sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu (BT2 (110) phần I)
- Liên kết nội dung: Các câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề giới thiệu những điểm cơ bản của truyện , trình tự hợp lý.
- Liên kết hình thức: có sử dụng các phg tiện liên kết, các phép liên kết :
+Phép lặp :Truyện Bến quê.
+Phép thế:
- Truyện ngắn này.
- Nhân vật Nhĩ.
- Từ đó.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Khái niệm:
- Nghĩa tường minh: nghĩa cụ thể được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
- Hàm ý: nghĩa suy ra từ các từ ngữ sử dụng
- Điều kiện sử dụng hàm ý:
+ Người nói có ý thức đưa hàm ý vào trong câu khi nói.
+ Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý
2. Bài tập:
1* Tìm hàm ý trong câu “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi”.
ă Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng "Địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)
2* Tìm hàm ý - chỉ ra người nói cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Câu "Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp"
Có thể hiểu :
-> Đội bóng huyện chơi không hay.
-> Tôi không muốn bàn luận về việc này. Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Hàm ý của câu : “Tớ báo cho Chi rồi”
Là "Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn "
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
* Luyện tập:
Nhận xét sự liên kết câu trong đoạn trích sau:
“Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo thợ cày đến đoạn đường phía trong điếm tuần. Mọi ngày giờ ấy, những con vật này cũng như người cổ cày vai bừa đã lần lượt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ”.
(Ngô Tất Tố)
Gợi ý: Tổ hợp “giờ ấy” thế cho “bắt đầu từ gà gáy một tiếng”
“Những con vật này” thế cho “Trâu bò”
“Những người cổ cày vai bừa kia” thế cho “Thợ cày”
4. Củng cố:
- Các phép liên kết đã học? Vai trò của liên kết?
- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập toàn bộ kiến thức
- Xem lại các dạng bài tập ở các tiết học trước.
Tiết 140
Soạn: 10 / 3 / 2010
Giảng: 25/ 3 / 2010
Luyện nói: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tích hợp với các kiến thức về Văn và Tiếng Việt đã học.
- Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Ra đề bài, hướng dẫn và chuẩn bị luyện nói.
- Học sinh: Lập dàn ý, tập trình bày bài nói theo gợi ý.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Bằng Việt là một nhà thơ nổi tiếng vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX, thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài "Bếp lửa" được coi là một trong những thành công đáng kể nhất - Bếp lửa sưởi ấm một đời, gắn với cuộc sống giản dị mà vẫn ngời sáng vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ trình bày những nhận định, đánh giá của mình về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý:
Đề bài yêu cầu gì?
Vấn đề nghị luận trong bài là gì?
Cách thức làm bài nghị luận ntn?
Bài nói cần chú ý những nội dung lớn nào?
Giáo viên gợi ý theo sgk (112)
Theo em nên sắp xếp các ý tìm được ntn?
(Giáo viên treo bảng phụ dàn ý bài nói của đề bài trên.)
Học sinh so với dàn ý chuẩn bị ở nhà để bổ sung trước khi trình bày.
Học sinh chuẩn bị theo nhóm xem lại phần chuẩn bị ở nhà.
Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài nói.
? Nhận xét bài nói của bạn?
- Tư thế tác phong?
- Ngôn ngữ? Nội dung?
H/s trao đổi thảo luận thống nhất bài nói hoàn chỉnh.
Giáo viên nhận xét chung phần trình bày của học sinh.
I. Đề bài:
Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
II. Phân tích đề và dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
- Vấn đề cần nghị luân: Tình cảm bà cháu.
- Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong bài thơ đã học, đã đọc.
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
3. Dàn ý:
A. Mở bài: - Giới thiệu tình yêu quê hương đất nước nói chung.
- Bài thơ "Bếp lửa", nêu ý kiến khái quát và hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
B. Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được s/tác khi nhà thơ học tập tại Liên xô, xa gia đình, xa quê hương, nhớ về kỉ niệm về bà, về h/ ảnh bếp lửa
- Phân tích, nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
+ H/ả bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.
+ H/ả bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ H/ả bếp lửa gợi nhắc cuộc sống, kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.
+ H/ả bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.
+ H/ả bếp lửa luôn gắn với h/a người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kì diệu thiêng liêng.
+ Sự sáng tạo h/ả bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
- ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ: Nhà thơ rút ra bài bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại , tình cảm của con người với quê hương đất nước
C. Kết bài: Khẳng định: Bếp lửa sưởi ấm một đời. Lòng trân trọng kính yêu, biết ơn của người cháu với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.
III. Luyện nói: H/s trình bày phần chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu: Bài nói phải bám sát nhan đề đã cho.
Trình bày theo dàn ý chú ý liên kết các phần MB, TB, KL.
- Trình bày từng ý (từng phần)
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết luận.
ă Trình bày bài nói hoàn chỉnh (h/s khá giỏi)
IV. Nhận xét đánh giá:
Kết hợp phần III sau mỗi học sinh trình bày
4. Củng cố:
- Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận xét giờ luyện nói.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tập trình bày bài nói hoàn chỉnh nhiều lần.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn.
File đính kèm:
- Tuan29.doc