I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần thơ Việt Nam hiện đại về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra:
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn thơ Việt Nam hiện đại
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út, chộ, chẻo, ngái,.
- Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang: Nhái (sợ), soạn (xong rồi),
- Huế: Đào (quả roi), mè (vừng)..
- Miền núi, Tây Nguyên: nương, rẫy (ruộng), bắp (ngô), a-ka y (con), a-ma (cha).
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Xem lại bài. Ôn lại các kiến thức
- Chuẩn bị Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
****************************
Tuần : 27 Ngày soạn: 09/03/2014
Tiết PPCT: 133-134 Ngày dạy: 11/03/2014
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng: - Tiến hành các bước làm nghị luận.
- Tổ chức triển khai các luận điểm.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng cách làm bài văn nghị luận
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:.
9A2:.
2. Kiểm tra bài cũ: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì ? Các thành phần của một bài nghị luận phải đảm bảo mấy phần? Nội dung từng phần?
3. Bài mới: GV giới thiệu cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV phát vấn một số kiến thức cơ bản
- Yêu cầu học sinh đọc các đề văn trong SGK Tr. 79 + 80.
- Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ?
- Nhận xét xem các đề trên có những điểm nào giống và khác nhau ?
- Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên
- Vấn đề nghị luận là gì ?
- Phương pháp nghị luận.
- Tư liệu chủ yếu để làm bài là gì ?
- Cần chú ý phân tích được nội dung nào ?
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- HS đọc đề bài
- Có mấy bước để làm một bài văn hoàn chỉnh?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý
- Mở bài cần giới thiệu gì ?
- Thân bài cần phân tích nội dung nào ?
- Kết bài ?
TIẾT 134
+ Học sinh đọc Văn bản “Quê hương” trong tình thương, nỗi nhớ Tr. 81 SGK
+ Hãy xác định bố cục 3 phần của văn bản
- Ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương
- Nhận xét chính về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương?
- Phân thân bài được liên kết với phần mở bài bằng các luận điểm, luận cứ được cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần mở bài?
- Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không ? Vì sao ?
- Từ việc tìm hiểu trên, ta rút ra được các yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
HS lập dàn ý cho bài nghị luận cụ thể
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV hướng dẫn HS cách làm bài viết số 7
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
II. LUYỆN TẬP:
1.Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
* Cấu tạo đề:
- Có 2 cách cấu tạo đề:
+ Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể: Đề 4, 7.
+ Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: Các đề còn lại.
* So sánh:
- Giống: Đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khác:
+ Từ “phân tích”: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Từ “cảm nhận”: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ Từ “suy nghĩ”: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tình yêu quê hương.
- Phân tích.
- VB bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị .v.v...
- Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:- Giới thiệu làm bài thơ và vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài: - Phân tích nội dung: Tình yêu quê hương trong bài thơ.
+ Cảnh ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế.
+ Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên.
+ Nỗi nhớ làng quê biển: Vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
- Phân tích nghệ thuật:
+ Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2, 2/3, 3/5.
+ Cấu trúc, ngôn từ, bút pháp, hình ảnh.
* Kết bài:
- Bài thơ là một khúc ca trữ tình về quê hương chân thành, say đắm.
c. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
- Về bố cục:
* Mở bài: Từ đầu đến rực rỡ: Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”
* Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh: Nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết.
* Kết bài: Phần còn lại: Khẳng định những đóng có giá trị tinh thần của bài thơ.
- Nhận xét chính về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương:
- Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình.
+ Nổi bật là những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
+ Cảnh trở về tấp nập no đủ, bình yên.
+ Vẻ đẹp của người dân chài giữa một không gian, biển trời thơ mộng.
- Hình ảnh, ngôn từ, của bài thơ giàu sức ngợi cảm.
- Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
- Phân thân bài được liên kết với phần mở bài bằng các luận điểm, luận cứ được cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần mở bài.
Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ.
- Văn bản có tính thuyết và sức hấp dẫn do tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng.
- Muốn làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.
* Ghi nhớ: SGK Tr. 83.
3. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
* Thân bài: Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
+ Nhận xét đánh giá thành công của tác giả
* Kết bài: Nêu giá trị bài thơ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Yêu cầu về nội dung và bố cục ?
* Bài mới: Chuẩn bị “Luyện nói: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 27 Ngày soạn: 11/03/2014
Tiết PPCT: 135 Ngày dạy: 13/03/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VIẾT SỐ 7
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về các mặt: diễn đạt ý, sử dụng từ ngữ, bố cục, đặt câu. Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi . Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: ...................................................
9A2: .......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ1: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu
* HĐ4: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
- Gv nhận xét chung ưu – khuyết điểm của Hs
- Hs nghe rút kinh nghiệm
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Uri, Bằng, đọc mở bài của Bơnh
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
( Xem cuối giáo án)
Hướng dẫn tự học
Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
GV hướng dẫn Hs bài viết số 7
I. Đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện « Chiếc lược ngà » của Nguyễn Quang sáng.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý: (Xem tiết PPCT tiết 125)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 125)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
a. Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
b. Nhược điểm:
- Bài làm mang tính chất tóm tắt truyện chưa có yếu tố nghị luận.
- Nhầm lẫn với phân tích tác phẩm, nhân vật Thu.
- Một số chưa phân tích biện pháp nghệ thuật kết hợp với nội dung.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Viết lại bài tập làm văn.
* Bài mới: Soạn bài “Bến quê”
Hướng dẫn bài viết số 7
- HS đọc và tìm tư liệu của tất cả các đề tham khảo trong SGK/99
*Yêu cầu :
- Vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học: giải thích, chứng minh...
- Bài làm phải có bố cục rõ ràng và chặt chẽ
- Chú ý phân tích các bài thơ đã học: Bài “Sang thu”, “Viếng lăng Bác”,“Mùa xuân nho nhỏ”, “Nói với con”,
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- An Dang, dai dứt, xẹo
- thu, sáu, mĩ, pháp, an giang,
- Chuyện “Chiếc lược ngà”, bài “Chiếc lược ngà”
- Xe vừa cập bến, lấy cây gỗ làm lược ngà
- Truyện cho ta thấy, thể hiện tình cảm cha con sâu nặng
- Chuyện đương nhiên, chưa hề giận vợ
- Nhầm lẫn gi/d, ai/ay, s/x
- Không viết hoa danh từ riêng
- Lỗi dùng từ
- So sánh không phù hợp
- Kiến thức không vững
- Câu thừa từ
- Dùng văn nói
- An Giang, day dứt, sẹo
- Thu, Sáu, Mĩ, Pháp, An Giang
-Truyện/văn bản/tác phẩm “Chiếc lược ngà”
- Xuồng vừa cập bến, lấy vỏ đạn để làm lược ngà.
- Truyện thể hiện tình cảm cha con sâu nặng.
- Bé Thu không nhận ra anh Sáu là cha là tâm lí tự nhiên của một đứa trẻ; Anh không giận vợ.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
9A1
31
9A2
29
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ngu van 9 tuan 27.doc