Tình mẹ con (mẫu tử) có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Với đại thi hào ấn Độ (T.Ta-go) trong những đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình từ năm 1902 đến 1907 thì tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của ông. Bài thơ “Mây và Sóng” là một trong những bài thơ trữ tình thể hiện tình mẹ con sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ.
19 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào câu nói (viết)
- Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
* Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (SGK trang 91)
a. Người nói là anh thanh niên.
- Người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu: “Chè đã ngấm rồi đấy”đ mời bác và cô vào trong nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết: “Ông theo liền thanh niền vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
b. Người nói là anh Tấn
Người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý câu in đậm là: Chúng tôi không thể cho được.
đ Người nghe hiểu được hàm ý đó thể hiện câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu lại càng giàu có!”.
c. Người nói là Thuý Kiều.
Người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu in đậm thứ nhất: “mát mẻ”, “giễu cợt”: Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa nô” này ư?.
- Hàm ý câu in đậm thứ 2 là “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”.
Hoạn thư hiểu hàm ý đó nên “hồn lạc phách xiêu”, “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
2. Bài tập 2 (sgk/92).
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!đhàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi -nhão.
- Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng mà không có hiệu quả.
- Việc sử dụng hàm ý không thành câu vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không hiểu, không nghe).
3.Bài tập 4 (sgk/92).
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
4. Củng cố:
- Điều kiện để sử dụng hàm ý?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và hoàn thành bài tập 3,5
- Chuẩn bị bài chương trình địa phương
Tiết 129
Soạn: 24/ 02/ 2010
Giảng: 11 / 3 / 2010
Kiểm tra văn- phần thơ.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá những kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
- Giáo dục những giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống
- Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm thụ thơ.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Ma trận- đề bài, đáp án
-Học sinh: ôn tập kiến thức
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Tiết 127 chúng ta đã tiến hành ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức về các văn bản tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. hoặc kỳ II. Việc nắm bắt kiến thức về phần thơ của các em như thế nào sẽ được thể hiện ở bài kiểm tra hôm nay.
I. Ma trận:
stt
Nội dung
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
VD mức độ thấp
VD mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Tác giả, tác phẩm
2
1,0
2
1,0
2
Nội dung
1
0,5
1
0,5
2
1,0
3
Phép tu từ
2
1,0
2
1,0
4
nghị luận về bài thơ đoạn thơ
2
7 ,0
2
7,0
3
1,5
3
1,5
2
7,0
8
10
II. Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Nhà thơ đã thể bhiêkn tình cảm gì qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
Tình yêu thiên nhiên đất nước
Tình yêu cuộc sống
Khát vọng cống hiến cho đời
Cả 3 ý trên
Câu 2: Bài thơ viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?
1974
1975
1976
1977
Câu 3: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc ít người nào?
Tày
Thái
Chăm
Khơ me
Câu 4: Lựa chọn các từ: “thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng” để điền vào chỗ trống trong câu văn sau sao cho phù hợp:
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng(1), lòng biết ơn và(2) pha lẫn..(3) khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác. Cản hứng đó đã tạo nên giọng thơ..(4) trang nghiêm.
Câu 5: Câu thơ:
“Sương chùng chình qua ngõ”
có sử dụng phép tu từ nào
So sánh
Nhân hoá
Hoán dụ
ẩn dụ
Câu 6: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Điệp ngữ
So sánh
ẩn dụ
Hoán dụ
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viễn Phương đã triển khai tứ thơ như thế nào trong bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Câu 2 (5 điểm)
Cái hayvà vẻ đẹp của khổ thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây có tuổi
Là ở chỗ nào? Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của mình.
III. Đáp án:
A.Phần trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
D
C
A
1.Thành kính; 2.Tự hào;
3. Đau xót; 4. Trầm lắng
B
C
B. Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm)
- “Viếng lăng Bác”, tứ thơ được triển khai theo trình tự thời gian, không gian rất hợp lý mạch lạc tạo nên sự đặc sắc của bài thơ (1 điểm)
+ Khổ thơ đầu: Sáng sớm đứng trước lăng, tác giả tả bao quát cảnh bên lăng, nổi bật là hàng tre trong sương bát ngát (0,25 điểm)
+ Khổ thứ hai: Mặt trời lên, cảnh đoàn người kết tràng hoa, xếp hàng vào lăng viếng Bác (0,25 điểm)
+ Khổ thứ ba: Cảm, xúac khi vào lăng viếng Bác (0,25 điểm)
+ Khổ thứ tư: Ra ngoài lăng, ước nguyện khi trở về miền Nam(0,25 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
Bài viết phải có được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và cảm dứng chủ đạo của bài thơ: cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. (0,5 điểm)
- Phát hiện cái hay và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lý của câu thơ:(4 điểm- mỗi ý đúng được 2 điểm)
+ Hai câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Là hai câu thơ khắc họa vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây đượưc tác giả nhân hoá, hình dung như dáng điệu của một người con gái trẻ trung, duyên dáng. Đó là sự thể hiện một cách chính xác cái khoảnh khắc giao mùa, đó là sự quan sát và liên tưởng rất tinh tế
+ Hai câu tiếp theo:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây có tuổi”
Là hai câu thơ thể hiện sự quan sát và trải nghiệm, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách của con người.
- Khẳng định vẻ đẹp của khổ thơ trong trong mạch vận động của tứ thơ.(0,5 điểm)
-------------------------------------------------------------------------
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ làm bài
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng các bài thơ đã học, phân ích nội dung và nghệ thuật
- Soạn: Tổng kết văn bản nhật dụng
Tiết 130
Soạn: 2 / 3 / 2010
Giảng: 11/ 3 / 2010
Trả bài tập làm văn số 6.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ trả bài nhằm củng cố kiến thức cơ bản về nghị luận văn học- nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm thụ tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: chấm bài
-Học sinh: ôn tập kiến thức, kỹ năng cơ bản
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- Những yêu cầu cơ bản khi làn bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên đọc lại đề bài (Bài viết số 6)
Học sinh ghi đề vào vở
Thể loại của đề thuộc kiểu nào?
Nội dung của đề yêu cầu?
(Vấn đề cân nghị luận? Cơ sở nghị luận?)
Hình thức của bài viết như thế nào?
Hãy trình bày dàn ý bài viết của em?
Yêu cầu của mở bài như thế nào?
Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
Cần chọn những dẫn chứng nào cho phù hợp với từng luận điểm?
Cần kết hợp phân tích những thành công về nghệ thuật như thế nào?
Đánh giá của em về người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
Giáo viên nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
+ Về nội dung ?
+ Về hình thức ?
(Nêu rõ khuyết điểm của từng bài viết)
Giáo viên trả bài - Tổng hợp điểm
I. Đề bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Viêt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Phân tích đề, dàn ý:
1. Phân tích đề:
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nội dung:
+ Vấn đề nghị luận: những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Viêt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Cơ sở nghị luận: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng “của Kim Lân
- Hình thức: Bố cục chặt chẽ; xác lập các luận điểm luận cứ để làm rõ vấn đề
2.Lập dàn ý
A.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : tác phẩm thể hiện chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B. Thân bài:
1. Nhận xét chung:
Trong tác phẩm “Làng” tình cảm yêu làng quê có chuyển biến mới : Tình yêu làng quê đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm với cuộc kháng chiến của dân tộc.
2.Trình bày suy nghĩ:
a. Tình cảm với làng quê là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam . Biểu hiện ở nhân vật ông Hai:Yêu làng, tự hào về làng: khoe làng, nhớ làng.
b. Chuyển biến mới trong tình cảm: Yêu làng gắn với yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Chuyển biến rõ nhất trong tình cảm là chi tiết nghe tin làng theo giặc (Phân tích rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật để thể hiện sự chuyển biến mới trong tình cảm của ông Hai.)
3. Khái quát lại: Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
C. Kết bài:
- Khái quát giá trị của tác phẩm.
- Tình cảm của mình với người nông dân trong kháng chiến giữ nước
III. Nhận xét
1. Ưu điểm:
- Học sinh đã biết cách làm bài băn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng có luận cứ, luận chứng thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát
2. Khuyết điểm:
- Việc sắp xếp các luận điểm một số bài chưa hợp lí, còn thiếu.
- Chọn dẫn chứng chưa sát hợp
- Lí lẽ để lập luận sau mỗi dẫn chứng để khẳng định vấn đề chưa sâu
- Bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày
IV. Chữa lỗi
- Học sinh sửa lỗi về nội dung và hình thức trong bài viết của mình
+ Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
+ Lỗi về chữ viết
+ Tự viết lại đoạn đã mắc lỗi
V. Trả bài và giải đáp thắc mắc
- Trả bài, tổng hợp điểm của bài viết trước lớp.
- Nêu tên những bài khá, giỏi
- Đoạn mắc lỗi, đọc trước lớp
4. Củng cố:
- Trong bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cần đảm bảo những yêu cầu gì?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm chắc kỹ năng làm bài
- Chuẩn bị bài viết số 7
File đính kèm:
- Tuan 27.doc