Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

 1.Hướng dẫn một số vấn đề cần làm

a. Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương

* Vấn đề môi trường:

+ Hậu quả của việc phá rừng lũ lụt, hạn hán

+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh ô nhiễm

+ Hậu quả của rác thải bừa bãi khó tiêu hủy

* Vấn đề quyền trẻ em.

+Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường học.)

+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em( xây dựng hhhung khung cảnh phù hợp.)

+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.

* Vấn đề xã hội:

+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình thuộc diện chính sách

+ Những tấm gương sáng trong thực tế ( về lòng nhân ái đức hy sinh.)

b. Xác định cánh viết.

- Yêu cầu về nội dung:

+ Sự việc hiện tượng được nói tới phải mang tính phổ biến trong xã hội.

+ Phải trung thực có tính xây dung, không sáo rỗng.

+ Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tinh khách quan có tính thuyết phục.

+ Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu tránh dài dòng.

- Yêu cầu về hình thức:

+ Phải đủ bố cục 3 phần

+ Phải có đủ luận điểm, luận cứ, lập luận.

2. Hướng dẫn tìm hiểu một số văn bản.

a. Văn bản: Người hùngtuổi 15.

b. Văn bản: Chiến tích.

c.Văn bản: nỗi đau.

d.Văn bản: cô nữ sinh nghèo học giỏi.

**Chú ý:

 Khi viết về một vấn đề ở địa phương ta cần đảm bảo yêu cầu.

 + Tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể có thuyết minh, lập luận thuyết phục.

 + Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan đơn vị cụ thể có thật, vì như vậy là phạm vi Tập làm văn trở thành một phạm vi khác.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh. + Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. * Luận cứ trung tâm của văn bản là : Chỉ rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ. - Cái mạnh truyền thống: Thông minh, nhạy bén với cái mới à Đó là cái mạnh cốt tử của toàn dân à có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài à Cái yếu được tiềm ẩn trong cái mạnh à nhanh chóng khắc phục mới phát huy được cái mạnh. - Cái mạnh: Cần cù, sáng tạo trong công việc à Đáp ứng với thực tế cuộc sống hiện đại. à Cái mạnh vẫn tiềm ẩn cái yếu, những khuyết tật. - Cái mạnh: Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong lịch sử dựng nước, giữ nước xong thực tế hiện nay còn đố kị, còn lối sống thứ bậc. - Cái mạnh: Bản tính thích ứng nhanh à Cái yếu: Kì thị kinh doanh + thói quen bao cấp, ỷ lại, kém năng động, tự chủ, khôn vặt, tủn tủn 3. Kết thúc vấn đề - Mục đích: “Sánh vai châu” - Con đường, biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu => Làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu tạo thói quen tốt để vận dụng vào thực tế. - Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo. III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: + Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị. + Sử dụng cách so sánh của người Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử khác nhau. + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động. 2. Nội dung: Phát huy những điểm mạnh, hạn chế, vứt bỏ những điểm yếu để đưa nước ta tiến lên sanh vai với các quốc gia 5 châu. * Ghi nhớ: SGK (Trang 30) * Luyện tập. Nói về điểm mạnh của người Việt Nam - Uống nước nhớ nguồn. - Trông trước ngó sau. - Miệng nói tay làm. - Được mùa chớ phụ ngô khoai. * Nói về điểm yếu của người Việt Nam - Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông. - Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy. 4. Củng cố: - Bài viết để lại trong em những suy nghĩ gì? - Liên hệ với bản thân? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung liên quan - Soạn: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten. Tiết 103 Soạn: 11 / 01/ 2010 Giảng:20 / 01 / 2010 Các thành phần biệt lập A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nhận biết hai thành phần biệt lập: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: tìm hiểu ngữ liệu SGK C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào là thành phần tình thái? cho ví dụ? - Thành phần phụ cảm thán có vai trò gì trong câu? Ví dụ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã học thành phần cảm thán, thành phần tình thái trong câu mặc dù nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu xong nó cũng có những tác dụng nhất định: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thành phần biệt lập đó? 1. Ngữ liệu- Phân tích ngữ liệu *Ngữ liệu 1( SGK- Trang 31) Các từ ngữ: “này”; “thưa ông” từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Vì sao? Trong các từ ngữ gọi-đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại? Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được gọi là thành phần gọi- đáp. Em hiểu thế nào là thành phần gọi- đáp? - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 (Trang 32) Học sinh xác định à học sinh khác nhận xét bổ xung à giáo viên nhận xét, đánh giá? Đọc ngữ liệu 2 (SGK-Trang 31+32) Học sinh đọc rõ ràng ngữ liệu chú ý các từ ngữ gạch chân. Nếu lược bỏ những từ ngữ gạch chân “và cũng là đứa con duy nhất của anh” “tôi nghĩ vậy” thì nghĩa của sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao? Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều gì? Các cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành phần phụ chú -> Em hiểu thế nào là thành phần phụ chú? Các thành phần gọi - đáp và phụ chú được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? - Hai học sinh đọc ghi nhớ? - Học sinh đọc to bài tập 2 à xác định yêucầu ? Một học sinh nhận xét, bổ sung à giáo viên nhận xét, đánh giá. - Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. Xác định theo yêu cầu? Từng đoạn trích à học sinh nhận xét, bổ sung à giáo viên nhận xét, đánh giá? - Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 4? Xác định theo yêu cầu? à Học sinh nhận xét,bổ sung à giáo viên nhận xét đánh giá? - Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 5? ? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết. ? Học sinh viết bài và trình bày trước lớp. ? Giáo viên nhận xét, đánh giá và uốn nắn. I. Bài học 1. Thành phần gọi đáp: - Từ “này” dùng để gọi; - Cụm từ “thưa ông” dùng để đáp. - Những từ ngữ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là thành phần biệt lập. - Từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại,mở đầu sự giao tiếp. - Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.) Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ giao tiếp. * Bài tập 1- Trang 32 Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích. Từ dùng để gọi “này”. Từ dùng để đáp “vâng”. Quan hệ trên - dưới. Thân mật: Hàng xóm láng giềng Cùng cảnh ngộ. 2. Thành phần phụ chú Nếu ta lược bỏ những từ ngữ gạch chân thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. Vì những từ ngữ đó là thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. - Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”. - Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”. * Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. * Các thành phần gọi - đáp và phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. * Ghi nhớ (SGK trang 32). II. Luyện tập: 1. Bài tập 2 (SGK trang 32). Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao? Lời gọi - đáp đó hướng đến ai? - Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”. - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt. 2. Bài tập 3 (SGK trang 33). Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích? Cho biết chúng bổ sung điều gì? a)- “Kể cả anh” à giải thích cho cụm từ “mọi người”/ b)- “Các thầy côngười mẹ” à giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá này” c)- “Những người thực sự của kỉ tới” à giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”. d)- “Có ai ngờ” à thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật “Tôi”. - “Thương thương quá đi thôi” à thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà bên”. 3. Bài tập 4 (SGK trang 33). Thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó? - Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ vềthái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau. 4. Bài tập 5 (SGK trang 33). - Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chú. 4. Củng cố: - Thế nào là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú? - Vai trò của hai thành phần này trong câu 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, sưu tầm ngữ liệu, làm bài tập SGK, SBT Tiết 104, 105: Soạn: 12 / 01 / 2010 Giảng:21/ 01/ 2010 Viết bài tập làm văn số 5 (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống). A. Mục tiêu cần đạt: - Thông qua giờ viết bài nhằm đánh giá tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận của học sinh. - Tích hợp các kiến thức đã học về văn, tiếng Việt, tập làm văn. - Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận về sự việc, hiện tượng, xã hội. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề, đáp án chấm. - Học sinh: Ôn tập kỹ kiến thức vận dụng để viết bài. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của bài viết I. Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. II. Đáp án chấm * Yêu cầu: 1. Thể loại: Nghị luận về sự vật, hiện tượng trong xã hội. 2. Nội dung: Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi. 3. Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học. * Cụ thể: A. Mở bài (2 điểm) - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. - Nêu khái quát tác hại của việc làm này. B. Thân bài (6điểm): - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến: + Vứt rác sinh hoạt hàng ngày trong mỗi gia đình; + Vứt rác nơi công cộng; + Thói quen vứt rác không đúng nơi qui định - Đánh giá việc vứt rác bừa bãi gây những hậu quả: + Hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải + Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước + Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao? + Cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho mọi người + Làm cho quang cảnh trở nên sạch đẹp - Làm thế nào để mọi người không vứt rác bừa bãi? + Tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại của rác thải đối với mỗi cá nhân và cộng đồng + Chiến lược lâu dài như cônng tác sử lý rác thải một cách hiệu quả từ nông thôn đến thành thị C. Kết bài (2đ): - Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi. - Rút ra bài học cho bản thân. ------------------------@------------------------- 4. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ làm bài 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, xem lại dàn ý bài viết

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc