Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách?

2. Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách .

Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều, việc đọc sách gặp không ít trở ngại.

 

*Tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp:

Thứ nhất: Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, tham nhiều mà không đọc thực chất.

 

 So sánh cách đọc sách:

- Các học giả cổ đạ: Miệng đọc tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ.

Các học giả trẻ: Liếc qua nhiều đọng lại rất ít “ giống như ăn uống. không tiêu hoá được tích càng nhiều.đau dạ dầy,thói ăn sống nuốt tươi”.

Thứ hai: Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, khó lựa chọn, không phân biệt những tác phẩm cơ bản đích thực với những cuốn sách “vô thưởng” “vô phạt” lãng phí thời gian và sức lực. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận.lực lượng

=> Kết quả: Học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp" lãng phí thời gian và sức lực "

=> Lập luận chặt chẽ,trình bày dễ hiểu, cách so sánh giầu hình ảnh giúp người đọc thấy rõ vấn đề khiến bài nghị luận có tính thuyết phục, hấp dẫn cao.

3. Phương pháp đọc sách

* Cách đọc sách:

Đọc không cốt lấy nhiều, cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ: đọc 10 quyển không bằng 1 quyển thực sự có giá trị.

 + Đọc ít mà đọc kỹ thành nếp. tích luỹ.

 + Đọc nhiều mà không chịu nghĩ . tay không mà về.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn nghệ,... chúng ta// có thể tin... CN VN * Kết luận. + Vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ. + Nhiệm vụ: nêu đề tài được nói đến trong câu. + Quan hệ với VN: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ vị với vị ngữ. + Thêm quan hệ từ: về, đối với... * Ghi nhớ: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.(Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý ) -Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối, với. * Chú ý: Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với phần câu còn lại. +Trực tiếp: KN có thể lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại,(trong ngữ liệu a,b) hoặc được lặp lại bằng một từ thay thế. VD: Quyển sách này tôi đọc nó rồi. + Gián tiếp: Không lặp lại Ví dụ: Đối với những học sinh lười học, thi đỗ THPT không phải là chuyện dễ. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1( SGK ) a. Điều này b. Đối với chúng mình c. Một mình d. Làm khí tượng e. Đối với cháu 2. Bài tập 2.(SGK ) a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. b.Hiểu thì hiểu rồi nhưng giải thì chưa giải được. 3.Bài tập 3 (SGK ) Bạn Nam, chúng tôi rất tự hào về bạn ấy.Bóng đá bạn ấy cũng giỏi. Bóng bàn bạn ấy cũng chơi rất hay. Học bạn ấy luôn nhất lớp. 4.Bài tập 4, 5( SGK ) Ví dụ: Về học tập tôi luôn đặt lên hàng đầu. 4. Củng cố: - Vị trí, vai trò của khởi ngữ trong câu? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập SGK, SBT - Tập viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ trong câu Tiết 94 Soạn: 30/ 12 / 2009 Giảng: 6 / 01 / 2009 phép phân tích và phép tổng hợp. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp. - Vận dụng các phép phân tích và tổng hợp ấy trong bài văn nghị luận từ đó có ý thức sử dụng khi viết văn nghị luận. B.Chuẩn bị: - Giáo viên: : sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ. - Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu ,xem các bài tập trong sách bài tập. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - ở các lớp trước đã được học kiểu văn bản nghị luận. Hãy kể tên một số văn bản nghị luận đã được học? 3. Bài mới: Khi viết văn nghị luận có rất nhiều cách lập luận để nội dung văn bản chặt chẽ thống nhất. Có những phương pháp đối lập nhau nhưng lại không thể tách rời nhau để đạt được yêu cầu của văn bản nghị luận. Đó là phương pháp phân tích- tổng hợp. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu. * Ngữ liệu 1: văn bản Trang phục ( SGK ) Văn bản nêu lên vấn đề gì? Quan sát mở bài: ăn mặc cần chỉnh tề hoà đồng giữa giầy và tất... Đoạn mở bài tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì? Quan sát đoạn 2, cho biết t/g nêu ra những dẫn chứng nào? Để làm rõ yêu cầu gì? Chỉ ra hai luận điểm chính của văn bản. Như vậy vấn đề về văn hoá trang phục tác giả tách ra thành mấy luận điểm? Có tác dụng ntn? Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích. Vậy thế nào là phép lập luận phân tích? (GV: Là phép lập luận chia nhỏ đối tượng ra để xem xét và chỉ ra mố liên hệ giữa các sự vật với nhau). ở các đoạn văn trên t/g đã dùng những BPNT nào để phân tích? Câu “ Thế mới biết .là trang phục đẹp” có phải câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? Vậy cuối văn bản tác giả chốt lại điều gì? ->dùng phép lập luận tổng hợp. Thế nào là phép tổng hợp? Vị trí của phép phân tích và tổng hợp? Phép phân tích và tổng hợp có vai trò gì trong văn bản này? ( GV:- Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau trang phục của từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc: nghĩa là ăn mặc tuỳ tiện,cẩu thả như một số người lầm tưởng đó là sở thích và "quyền " bất khả xâm phạm của mình. Giữa phân tích và tổng hợp có m.q h như thế nào với nhau? Phân tích văn bản "Bàn về đọc sách": Tác giả phân tích ntn để làm sáng tỏ luận điểm? Tác giả đưa ra lý do để chọn đọc sách? Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách. I. Bài học. 1. Phép lập luận phân tích - Vấn đề: Văn hoá trang phục và các quy tắc của văn hoá buộc mọi người phải tuân theo. - Mở bài:Nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề (đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giày, tất trong trang phục) - Luận điểm1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là phải tuân thủ theo "quy tắc ngầm'' mang tính văn hoá- xã hội. - Luận điểm2: Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hoà với môi trường xung quanh. ->Tách ra 3 luận điểm (tương ứng 3 phương diện) để thấy quy tắc ngầm của văn hoá chi phối cách ăn mặc của con người. *Ghi nhớ1. - Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. - Để phân tích được nội dung các sự vật hiện tượng ta thường vận dụng một số biện pháp: so sánh, giả thiết, đối chiếu, giải thích, chứng minh. 2. Phép lập luận tổng hợp " Thế mới biết... trang phục đẹp" => câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên * Ghi nhớ 2 - Tổng hợp là biện pháp lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp .Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. 3.Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp Phân tích, tổng hợp tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có tổng hợp. *Ghi nhớ (HS đọc SGK) II. Luyện tập. 1.Bài tập 1(SGK 10) - Luận điểm1: "Học vấn...của học vấn" + Học vấn là thành quả tích luỹ của cả nhân loại.. + Học vấn của nhân loại do sách lưu giữ... + Muốn phát triển học thụât phải bắt đầu từ kho tàng quý báu được lưu giữ trong sách... + Đọc sách là hưởng thụ thành quả của nhân loại là tiền đề phát triển học vấn mỗi người... 2. Bài tập 2 :Lý do chọn sách để đọc: + Trong những lĩnh vực nào cũng có sách đầy thư viện-> phải chọn đọc. +Do sách nhiều, chất lượng khác nhau, phải chọn cuốn" cơ bản đích thực" đọc mới có ích, không nên chọn cuốn vô thưởng vô phạt, lãng phí thời gian. + Đọc sách cũng như đánh trận... đọc cái cơ bản nhất cần thiết cho mình, đọc những cái có liên quan đến nhau. 3.Bài tập 3 Tầm quan trọng của cách đọc sách 4. Củng cố: - Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập SGK, SBT - Tập viết đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp. Tiết 95 Soạn: 30 / 12 / 2009 Giảng: 7 / 01 / 2009 Luyện tập phân tích và tổng hợp. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận, kỹ năng nhận diện văn bản nghị luận có lập luận phân tích và tổng hợp. - Vận dụng các phép phân tích và tổng hợp ấy trong bài văn nghị luận từ đó có ý thức sử dụng khi viết văn nghị luận. B.Chuẩn bị: - Giáo viên: : sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ. - Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu ,xem các bài tập trong sách bài tập. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận? - Vai trò của phép phân tích tổng hợp trong bài văn nghị luận? 3. Bài mới: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ luyện tập Đọc các đoạn văn sau cho biết tác giả sử dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn?. Luận điểm chính của đoạn văn? Luận điểm chính của đoạn b? Trình tự phân tích của tác giả? GV nêu vấn đề cho HS thảo luận. Phân tích bản chất của lối học đối phó? Bản chất của lối học này và tác hại của nó? GV nêu vấn đề cho HS thảo luận. Dựa vào văn bản: “Bàn về đọc sách” phân tích lý do khiến mọi người đọc sách? Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó Tổng hợp những điều phân tích về việc đọc sách. I. Dạng bài nhận diện phép lập luận: 1. Bài tập 1.(SGK 10) Đoạn a. Phép lập luận phân tích: * Nêu luận điểm chính: Thơ hay là hay từ cái hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài * Sau đó chỉ ra từng cái hay: + ở các điệu xanh. + Những cử động . + Vần thơ + Câu chữ không non ép. -> Từ cái hay đó đã tạo nên cái hay của bài thơ. Đoạn b. * Nêu được các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt *Trình tự phân tích : Phân tích từng quan niệm đúng- sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người sẽ quyết định thành đạt: + Thứ nhất, do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần): thời cơ, hoàn cảnh, điều kiện + Thứ hai, do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ): kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi II. Dạng bài thực hành: 2.Bài tập 2 (SGK 12) * Phân tích bản chất của lối học đối phó. + Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ. + Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử. * Tác hại : + Học đối phó nên không tạo được hứng thú, không hứng thú gây chán học, hiệu quả học tập thấp. + Học đối phó là học không đi sâu vào thực chất của kiến thức bài học, là học hình thức. + Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch. 3. Bài tập 3( SGK 12) - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại tích luỹ từ xưa đến nay. - Muốn tiến bộ phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức kinh nghiệm. - Đọc sách không cần đọc nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó như thế mới có ích. - Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề cần phải đọc rộng, kiến thức rộng khiến ta hiểu chuyên môn tốt hơn. III. Làm bài tập tổng hợp. 1. Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó (BT2) Gợi ý: Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi mà còn không tạo ra được những nhân tài đích thực cho đất nước. 2. Tổng hợp những điều phân tích về việc đọc sách. Gợi ý: Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. 4. Củng cố: - Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập SGK, SBT - Tập viết đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp. - Soạn: Tiếng nói của văn nghệ.

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc