Trong chiến tranh thế giới thứ hai, với hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống hai thành phố Hi- rô- si- ma và Na- ga- xa- ki, đế quốc Mĩ đã làm hai triệu người Nhật thiệt mạng và còn di hoạ đến ngày nay. Thế kỷ XX, thế giới phát minh ra nguyên tử, hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt. Từ đó đến nay và trong tương lai cả thế giới đang đứng trước nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vì vậy đấu tranh cho một thế giới hoà bình luôn là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn của loài người tiến bộ. Nhà văn nổi tiếng Nam Mỹ, Mác- két sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hàng ngày .
- Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ do thực phẩm truyền lại.
- Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, bánh chuối, nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả.
- Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải.
- Ngày lễ, tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày gìăm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín.
=> Các yếu tố thuyết minh trong văn bản giúp người đọc có được tri thức, hiểu biết về cây chuối trong đời sống của người Việt Nam.
* Miêu tả:
- Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
- Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi.
=> Các yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng hiện lên một cách sinh động cụ thể
* Có thể thêm các ý:
a. Thuyết minh:
- Phân loại chuối: chuối tây (thân cao, màu trắng quả ngắn), chuối hột( thân cao màu tím sẫm, quả ngắn trong ruột có hột), chuối tiêu (thân thấp, màu sẫm, quả dài), chuối ngự (thân cao, màu sẫm, quả nhỏ), chuối rừng (thân cao, màu sẫm, quả to)
- Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi.
- Lá ( tàu) gồm có cuống lá (cọng) và lá.
- Nõn chuối màu xanh.
- Hoa chuối (bắp) màu hồng, có nhiều lớp bẹ.
- Gốc có củ và rễ.
b. Miêu tả:
- Thân tròn, mát rượi, mọng nước
- Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió, vẫy óng ả dưới ánh trăng
- Củ chuối có thể gọt vỏ để lộ ra một màu trắng mỡ màng như củ đậu đã bóc vỏ
* Có thể thêm một số công dụng:
- Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém ăn làm rau sống rất mát, có tác dụng giải nhiệt. Thân cây chuối tươi có thể dùng làm “phao” tập bơi, khi kết nhiều cây chuối lại với nhau có thể dùng làm bè vượt sông. Sợi tơ bẹ chuối khô có thể dùng làm dây câu cá nhỏ, tết lại làm dây buộc đồ
- Hoa chuối (chuối tây) có thể thái thành sợi nhỏ để ăn sống, xào, luộc, nộm hiện nay món ăn này đang là của hiếm tại các nhà hàmg.
- Quả chuối tiêu xanh có thể bẻ đôi, lấy nhựa làm thuốc chữa bệnh ngoài da (hắc lào). Quả chuối hột xanh thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ, tán thành bột là một vị thuốc quý trong Đông y.
- Quả chuối tây chín có thể thái lát tẩm bột rán, ăn rất tuyệt.
- Nõn chuối tây (lá non còn cuốn trong thân cây màu trắng) có thể ăn sống rất mát; nõn chuối đã mọc ra khỏi thân cây hơ qua lửa, có thể dùn để gói xôi, thịt hoặc thực phẩm để giữ mùi hương
- Lá chuối tây tươi có thể dùng để gói bánh nếp, bánh cốm
- Lá chuối khô có thể dùng để lót ổ trong mùa đông, gói hàng, gói bánh, làm nút chai, làm chất đốt
- Cọng lá chuối có thể dùng làm đồ chơi, có thể tước nhỏ bện làm dây buộc
- Củ chuối gọt vỏ, luộc hết chát rồi xào với thịt ếch, thịt lợn thành một món ăn đặc sản.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Hoàn thiện các câu văn:
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
- Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phàn phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
-Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại vừa thoang thoảng mùi hương dân dãc cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương.
- Quả chuối chín vàng vừa băt mắt, vừa dậy lên một mùi hương ngọt ngào quyến rũ.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như cái bắp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
2. Bài tập 2
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
- Tách, nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời aimà uống rất nóng.
3. Bài tập 3
Xác định các yếu tố miêu tả trong văn bản: “Trò chơi ngày xuân”.
- Qua sông Hồng, sông Đuống, ngược lên phía bắc là đến vùng Kinh Bắc cổ kính, quê hương của những làn điệu quan họ mượt mà.
- Lân được trang trí công phu, râungũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có những họa tiết rất đẹp.
- Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cộtBên cạnh có ông địa vui nhộn chạy quanh.
- Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khoẻ, tính kỷ luật, ý thức tập thể ở mỗi người.
- Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước nực biển kí hiệu của quân cờ.
- Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của hai bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
- Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thi phải vo gạo, nhóm bếp giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy khê.
- Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiến hò reo cổ vũ và chiêng, trống rộn rã đôi bờ sông
4. Củng cố:
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục sưu tầm các văn bản thuyết minh và tập phân tích
- Hoàn thiện bài tập 3
************************************************
Tiết 10
Soạn: 30/ 8 / 2009
Giảng: 7 / 9 / 2009
Luyện tập Sử dụng yếu tố miêu tả
Trong văn bản thuyết minh.
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố, rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để làm cho văn bản thuyết minh sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- Biết vận dụng yếu tố miêu tả kết hợp trong khi tạo lập văn bản thuyết minh một cách hợp lý.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/29
2. Kiểm tra:
- Tác dụng của việc sử dụng yếu miêu tả trong khi tạo lập văn bản thuyết minh?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh sao cho hợp lý là một việc làm nghệ thuật đòi hỏi người viết phải có kiến thức, kỹ năng trên cơ sở nắm vững đặc trưng của kiểu loại văn bản và được rèn luyện thường xuyên.
Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Đọc đề bài? Xác định đối tượng cần thuyết minh?
Phạm vi đề bài yêu cầu?
Vấn đề cần trình bày trong bài thuyết minh?
Tìm các ý chính cần trình bày trong bài thuyết minh?
Có thể vận dụng những tri thức nào từ bài thuyết minh khoa học về con trâu?
Bố cục bài viết gồm có mấy phần?
Dự kiến phần mở bài như thế nào?
Phần thân bài thuyết minh những nội dung gì?
Kết bài em dự định khái quát điều gì?
Viết đoạn văn mở bài cho đề văn trên?
Đọc đoạn văn đã viết trước lớp?
Viết đoạn có văn sử dụng yếu tố miêu tả?
Đọc đoạn văn đã viết trước lớp?
Hãy viết đoạn kết bài?
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
I. Tìm hiểu đề
1. Đối tượng cần thuyết minh:
- Con trâu ở làng quê Việt nam.
2. Phạm vi:
- Giới thiệu, thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.( trong nền kinh tế nông nghiệp sức kéo là một vấn đề hết sức quan trọng)
3. Vấn đề cần trình bày:
- Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.
4. Tìm ý :
- Con trâu là sức kéo chủ yếu .
- Con trâu là tài sản lớn nhất.
- Con trâu trong lễ hội, đình đám, truyền thống.
- Con trâu đối với tuổi thơ.
- Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
5. Vận dụng tri thức từ bài thuyết minh khoa học về con trâu :
- Có thể vận dụng những tri thức về sức kéo của con trâu.
II. Lập dàn ý :
A. Mở bài:
- Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
Ví dụ :
Trâu là con vật gắn liền với người nông dân Việt Nam.
B. Thân bài :
1. Con trâu trong nghề làm ruộng :
- Sức kéo để kéo xe, cày bừa . . .
- Cung cấp lượng phân bón đáng kể .
2. Con trâu trong kễ hội, đình đám.
3. Con trâu với những giá trị kinh tế :
- Nguồn cung cấp thực phẩm phục vụ đời sống
- Da trâu dùng vào nhiều việc.
- Sừng trâu sản xuất đồ mĩ nghệ.
4. Con trâu là tài sản lớn nhất của người nông dân Việt Nam .
5. Con trâu và trẻ chăn trâu, việc nuôi trâu.
C. Kết bài :
- Con trâu trong đời sống tư tưởng, tình cảm của người nông dân Việy Nam.
III. Luyện tập
1. Xây dựng đoạn mở bài:
Học sinh có thể chọn
- Hình bóng những con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
- Nêu câu tục ngữ, ca dao về trâu:
Ví dụ : Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.
Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
2. Viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả:
- Con trâu với việc làm ruộng .
+ Hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng.
+ Con trâu trở thành người bạn tâm tình với người nông dân
- Hình ảnh con trâu với tuổi thơ:
+ Mải mê ngắm trâu gặm cỏ
+ Cưỡi trên lưng trâu
- Con trâu trong lễ hội
+ Hình ảnh những chú trâu vạm vỡ trong hội chọi trâu, lễ hội đâm trâu.
Ví dụ:
Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thủa nhỏ, khi theo cha ra đồng ngắm con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở vềthật thú vị biết bao. Con trâu hiền lành ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỉ niện ngọt ngào.
3. Viết đoạn kết bài :
- Con trâu sau một ngày lao động : Bỏm bẻm nhai trầu, dáng khoan thai.
- Cảm giác không khí thanh bình yên ả của làng quê Việt Nam
4. Củng cố:
- Vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh cần chú ý điều gì?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập: Viết hoàn chỉnh bài văn trên
File đính kèm:
- Tuan2.doc