Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2013-2014

A/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.

- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.

- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.

2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:

- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.

- Kể tóm tắt được truyện

3. Thái độ: HS biết thông cảm và chia sẻ với các bạn nhỏ bất hạnh, phê phán xã hội bất công.

B/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, tác giả Mác xim Go-rki.

2. Học sinh: Soạn bài

C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,

- Kĩ thuật: động não.

D/ Tiến trình dạy học:

1) Ổn định tổ chức:

2) KT bài cũ:

? Phân tích hình ảnh con đường trong tác phẩm Cố hương

3) Bài mới :

Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Biết thông cảm, sẻ chia với các bạn nhỏ bất hạnh và phê phán xã hội bất công - là tấm lòng nhân hậu của nhà văn lớn nước Nga và thế giới trong thế kỉ XX - M.Go-rki. Để hiểu về điều đó, hôm nay chúng ta tìm hiểu đoạn trích văn bản

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV cho học sinh đọc đoạn văn giới thiệu đoạn trích (SGK- trang 232) GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp. ? Hãy tóm tắt đoạn trích? ? Tìm hiểu những chú thích ? Xác định bố cục của bài, đặt nhan đề cho từng phần ? H/s đọc phần 1 ? Em hãy đọc chú thích 1 và 2 (SGK) và cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với Aliôsa bất chấp sự cấm đoán của bố? Điều này cho ta thấy tình bạn của bọn trẻ ntn? ? Bọn trẻ đến chơi với nhau có gì đặc biệt? Qua các hành động đó cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau ntn? - H/s theo dõi đoạn đối thoại giữa Aliôsa và bọn trẻ. ? Vì sao lời đầu tiên Aliôsa hỏi là: các cậu có bị ăn đòn không? ? Vì sao Aliôsa cảm thấy khó tin là bọn trẻ sẽ bị ăn đòn và cẩm thấy tức thay? ? H/đ từ bỏ ý định bắt chim, sẵn sàng bắt con chim bạch yến cho bạn, cho em hiểu gì về Aliôsa ? H/ả bọn trẻ ngồi sát nhau như những chú gà con khi nói đến dì ghẻ gợi cho em cảm nghĩ gì? Vì sao khi đó Aliôsa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại? Nếu em là bạn của bọn trẻ, lúc này em sẽ làm gì cho chúng? ? Đọc những chi tiết biểu hiện của bọn trẻ khi nghe cổ tích gợi cho em cảm nghĩ gì? ? Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này có gì đặc biệt? Từ đó h/ả những đứa trẻ hiện lên ntn? Tình bạn của chúng ra sao? Nhân vật Aliôsa hiện lên ntn trong tình bạn của cậu? H/s đọc phần 2. H/ả 1 ông già với bộ ria trắng mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu đầu đội chiếc mũ lông xù bỗng xuất hiện trong khung cảnh những đám mây treo lơ lửng trên các mái nhà gợi đến nhân vật đặc biệt nào trong cổ tích ? ? Nhưng khi ông ta quát: Đứa nào đấy? Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao ® cho em hiểu gì về con người này? ? H/động đẩy nhanh, đứa trẻ hàng xóm đã từng cứu con mình cho thấy ông ta là người ntn? ? Nhân vật này có sự tương phản với nhân vật trong truyện cổ tích. ý nghĩa của sự tương phản này? Khi người cha đó xuất hiện, thái độ bọn trẻ ntn? Em hiểu gì về bọn trẻ từ những chi tiết này? Ông già làm Aliôsa sợ đến phát khóc theo em vì sao Aliôsa lại như vậy? ? Sự việc này gợi cho em cảm xúc gì? Nếu em cũng là bạn của bọn trẻ trong lúc này, em sẽ làm gì cho bạn? H/s đọc phần 3 ? Cái cách bọn trẻ tiếp tục chơi diễn ra ntn? ? Nhận xét của em về việc này? ? Bọn trẻ kể cho Aliôsa về cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim nhưng không kể về bố và dì ghẻ. Em nghĩ gì về c/s của bọn trẻ từ những chi tiết này? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn cũng mồ côi mẹ như mình Aliôsa đã thể hiện 1 tình bạn ntn? Aliôsa luôn cảm thấy tin yêu và muốn làm cho chúng vui. Em hiểu tình bạn của Aliôsa ntn? ? Em nhận xét về nt tự sự trong đoạn trích này? Từ đó em hiểu ntn về c/s của bọn trẻ về tình bạn của chúng? về người bạn có tên Aliôsa? Qua VB em cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn? Nhu cầu của trẻ em thiếu tình yêu thương? Tình bạn của Aliôsa giúp em hiểu gì về tấm lòng của M.Goriki với những người đau khổ, bất hạnh. ? Cách viết của nhà văn giúp em điều gì khi em tự kể chuyện về mình? Em muốn có những người bạn như Aliôsa không? Vì sao? GV chốt I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Mác-xim Go-rki (1868-1936) là bút danh của A.Pêscốp - Nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX. - Gorki (cay đắng ) - Tác giả viết ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi. - Tiểu thuyết: Người mẹ 2. Tác phẩm: - Trích từ chương IX tác phẩm: Thời thơ ấu (13 chương ) II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc: * Tóm tắt: Sau gần 1 tuần không thấy 3 anh em con nhà đại tá, Aliôsa gọi, chúng lại ra chơi với em. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Alsôsa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể. Viên đại tá biết, cấm các con chơi với Aliôsa và đuổi em ra khỏi sân. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục bí mật chơi với bọn trẻ khiến cả bọn cảm thấy vui thích. * Chú thích: HS tìm hiểu các chú thích 3. Bố cục : 3 phần: P1: từ đầu đếncúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong sáng. P2: tiếpkhông được đến tao: Tình bạn bị cấm đoán. P3: còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn 2. Phân tích a. Những đứa trẻ gặp nhau Vì: + Chúng vừa thiếu tình thương của mẹ + Là hàng xóm + Từng cứu thoát nạn Þ Là tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm - đứa trên cây, đứa dưới sảnh chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ. --> Mặc dù bị người lớn cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn hướng về nhau, luôn đoàn kết vì hiểu nhau, luôn quan tâm đến nhau. - Vì bọn trẻ để em ngã - Bản thân Aliôsa hay bị đòn - Vì những đứa trẻ mồ côi mẹ, hiên lành yếu ớt - Aliôsa muốn bênh vực nhưng bất lực -> Aliôsa biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn. - Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc yếu ớt đáng thương. Chúng rất cần được người lớn che chở đùm bọc - Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi muốn nhen lên hi vọng (H/s bộc lộ) - Những truyện cổ tích thật kì diệu vì nó khơi dậy trong trẻ con lòng tin về những điều tốt đẹp ở đời. - Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương - Kể chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật - Kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với cổ tích. * Những đứa trẻ hiện lên sinh động và chân thực. Tình ban của chúng gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng. Aliôsa biết yêu quí, đồng cảm, chia sẻ buồn vui cùng bạn b. Những đứa trẻ bị cấm đoán - Giống nhân vật thần tiên đến cứu giúp người nghèo khổ bất hạnh. - Một người hách dịch và thô lỗ. - Một người lạnh lùng và tàn nhẫn - Sự tương phản làm nổi bật tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn của nhân vật người cha. - Lặng lẽ rời chiếc xe đi vào nhà như những con ngỗng - Bọn trẻ ngoan ngoãn, cam chịu và thật đáng thương. (H/s bộc lộ) - Ghét kẻ thô bạo, thương người yếu đuối đơn độc. (H/s bộc lộ) c. Những đứa trẻ gặp lại nhau - Nấp sau bụi cây, khoét lỗ hổng ngồi xổm quì nói chuyện, đứng canh - Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức => Đó là cuộc chơi không bình thường, không đúng bí mật mà phải bí mật không đáng trốn mà phải trốn. - Cuộc sống âm thầm cô đơn - Thiếu vắng niềm vui - Thiếu vắng tình thương của người ruột thịt - Đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ. - Thanh bạch xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ - Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Bọn trẻ có c/s đơn độc, sợ hãi thiếu tình thương của cha mẹ. Đó là 1 c/s bất hạnh. Chúng có 1 tình bạn sâu sắc và cao cả 3. Tổng kết: - Tình bạn gắn bó thuỷ chung chân thành bù đắp yêu thương bớt bất hạnh - Nhu cầu có bạn, được vui chơi được sống trong tình yêu thương - Tấm lòng nhân ái đồng cảm, nâng đỡ chia sẻ bất hạnh của con người, nhất là trẻ em - Sống gắn bó với mọi người để có nhiều chuyện kể. - Đồng cảm với nỗi khổ của người khác. - Kể đan xen yếu tố đời thường tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, tăng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật (H/s bộc lộ) * Ghi nhớ. (SGK) Hoạt động 3: Luyện tập III. Luyện tập 1. Những điểm chính về ND và NT của VB * Về ND chủ đề: - Tình bạn thân thiết giữa chú bé Aliôsa với ba đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp những cản trở của người lớn. - Aliôsa đứa trẻ tốt bụng và cứng cỏi * NT kể chuyện: - Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời thơ ấu. So sánh chính xác. Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng nhau 2. Đọc thêm đoạn trước và sau đoạn trích (toàn bộ chương 9) 3. Vì sao tác giả 2 lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con 4. Củng cố: ? Cảm nhận của em về nhân vật A-li-ô-sa 5. Hướng dẫn: Nắm nội dung bài; HS yếu: Cố gắng nắm được nội dung chính của bài - Ôn lại kiến thức đã học ở kì I Ngày 16 tháng 12 năm 2013 Ngày soạn 18 tháng 12 năm 2013 Tiết 90 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Hệ thống hóa những kiến thức đã học ở học kì I - So sánh đối chiếu với đáp án để rút ra nhận xét về bài làm của mình, tìm cách khắc phục những hạn chế. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá bài kiểm tra cho HS. 3. Thái độ: HS có ý thức chữa lỗi trong bài làm và rút kinh nghiệm cho những bài sau. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài, bài đã chấm, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc kĩ đề bài C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích... - Kĩ thuật: động não. D/ Tiến trình dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Để nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra học kì I của mình, hôm nay, chúng ta tiến hành giờ trả bài 1. Đề bài: GV treo bảng phụ đề bài. 2. Đưa đáp án: GV treo bảng phụ có ghi sẵn đáp án. 3. Trả bài : GV trả bài, HS đối chiếu đáp án 4. Nhận xét: * Ưu điểm: - Đa số HS thực hiện được yêu cầu cơ bản của bài làm. - Một số bài làm đã thể hiện được khá đầy đủ yêu cầu của đề bài. - Một số bài làm đã trình bày, thể hiện được khá tốt bài nghị luận văn học. - Một số bài làm đã trình bày, diễn đạt khá khoa học, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. *Nhược điểm: Câu 1: a. Một số HS cho đoạn trích Chị em Thúy Kiều là tác phẩm. b. Một số HS bỏ phép tu từ so sánh c. Một số HS trình bày cảm nhận về dự báo tương lai Vân, Kiều chưa mạch lạc. Câu 2: Một số HS xác định sai phương châm hội thoại Câu 3: Một số HS chưa đánh giá được tình cảm của bà đối với kháng chiến, đất nước. Câu 4: Một số HS còn cảm nhận về tâm trạng của ông Hai khi ở phòng thông tin và khi tin làng được cải chính. Bài làm của nhiều em còn dập xoá. 5. Sửa lỗi: GV yêu cầu HS nêu và sửa lỗi trong bài làm của mình. a. Lỗi chính tả: chuyện ngắn, chợ dầu, việt gian, nũ con... b. Lỗi dùng từ: nghĩ mà tủi thân mà trào nước mắt, ý nghĩ nhóm lên trong đầu... c. Lỗi diễn đạt: Không biết làm ông đổ hết lên đầu bà Hai. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu Tổ quốc. 6. Đọc bài làm tốt: Hằng - 9C, Vân - 9D * Củng cố: GV thu lại bài kiểm tra. * Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức Ngữ văn đã học ở kì I, đọc trước phần kiến thức ở kì II. - Chú ý sửa lỗi sai và rút kinh nghiệm từ các bài kiểm tra trong học kì I. - Soạn bài: Bàn về đọc sách. Ngày 19 tháng 12 năm 2013

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 18.doc