Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

A.Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục giúp HS cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ‎ý trong một truyện ngắn .

- Giáo dục học sinh biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người, cảm thông với những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: sưu tầm tập “25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng”, đọc toàn bộ văn bản và các tài liệu tham khảo.

- Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.

C.Tiến trình lên lớp:

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Thiếp gọi vua Quang Trung là “Chúa công”- ngôi thứ ba * Chuyển đổi: - Người kể gọi vua Quang Trung là “nhà vua”: + Vua Quang Trung ngôi thứ ba, + Người kể chuyện là ngôi thứ nhất - Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại Từ ngữ Lời thoại Lời dẫn gián tiếp Từ ngữ xưng hô - Tôi (ngôi thứ nhất ) - Chúa công (ngôi thứ 2) - Nhà vua (ngôi thứ 3) - Vua Quang Trung (ngôi thứ 3) Từ chỉ địa điểm - Đây - (Tỉnh lược) Chỉ từ - Bây giờ - Bấy giờ B. Luyện tập 1. Bài tập 1: Ngoài các đại từ nhân xưng quen thuộc còn có những từ nào được người việt sử dụng trong xưng hô -> Gợi ý: + Dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc làm đại từ hân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 + Kết hợp các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc với các từ cháu, em, nó... để toạ dựng nhân xưng ngôi thứ 2 VD: Ông cháu, thầy nó... + Kết hợp danh từ chỉ quan hệ thân thuộc với từ ta để tạo dạng nhân xưng ngôi thứ ba: Bà ta, bác ta, cô ta 2. Bài tập 2: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang dời dẫn gián tiếp, chúng ta phải tuân thủ thao tác: - Bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm -Thay đổi các định từ định vị (t), địa điểm..) 4. Củng cố: - Nhắc lại đơn vị kiến thức đã học 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức đã học - Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra Tiết 74 Soạn: 22/ 11 / 2009 Giảng: 3 / 12 / 2009 Kiểm tra tiếng việt. A.Mục tiêu cần đạt: - Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức phần Tiếng Việt của học sinh đã được học ở kì I; đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng việt trong nói và viết. B. Chuẩn bị - Giáo viên: ma trận- đề- đáp án - Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học C.Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra I.Ma trận: Stt Nội dung Chủ đề Các cấp độ tư duy Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu VD mức độ thấp VD mức độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Phương châm Hội thoại 1 0,5 1 2,0 2 2,5 2 Lời dẫn 1 0,5 1 2,0 2 2,5 3 Sự PT của từ vựng 2 1,0 2 1,0 4 Trau dồi vốn từ 1 3,0 1 3,0 5 Thuật ngữ 1 0,5 1 0,5 6 Xưng hô trong hội thoại 1 0,5 1 0,5 Tổng 3 1,5 3 1,5 3 7,0 9 10,0 II. Đề bài A. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? Phương châm về lượng Phương châm về chất. Phương châm quan hệ Phương châm lịch sự. Câu2: Có mấy cách dẫn lời, dẫn ý của người khác , của nhân vật? Một Hai Ba Bốn Câu 3: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Nặng lòng xót liễu vì hoa. Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa * * Cỏ non xanh tận trân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. * * Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai * * Cửa sau vừa ngỏ then hoa Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang Câu 4: Hai câu thơ: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Từ “chén đồng” được hiểu theo nghĩa nào? Nghĩa chuyển nghĩa gốc Câu 5: Sân lai biết mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Là các thuật ngữ đúng Sai Câu 6: Nhận xét nào đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại? Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp Xem xet mối quan hệ giữa người nói với người nghe Cả A và B đều đúng Cả A và B đều sai B. Phần tự luận Cho đoạn thơ sau: Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần” Mặn nồng một vẻ một ưa Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường” Mối rằng: “Đáng giá nghìn vàng Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Câu 1 (2 điểm): Trong cuộc đối thoại trên Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? vì sao? Câu 2 (2 điểm): Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ dấu hiệu nào nào xác định đó là lời dẫn trực tiếp? Câu3 (3 điểm): Thống kê các từ Hán Việt theo mẫu 5 từ theo mẫu “viễn khách”: Viễn + x 5 từ theo mẫu “tứ tuần”: Tứ +x 5 từ theo mẫu “vấn dan”: Vấn +x III. Đáp án A.Phần trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 D B B A B C B. Phần tự luận Câu1: (2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm - Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự - Dấu hiệu: cách trả lời cộc lốc, thiếu văn hoá Câu2: (2 điểm) a. Chỉ ra được các câu có sử dụng lời dẫn trực tiếp: 0,75 điểm; trình bày đúng hình thức lời dẫn được 0,25 điểm b. Dấu hiệu nhận biết: - Đó là những lời nói của các nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép (0,5 điểm) - Trước mỗi lời dẫn có từ rằng và dấu hai chấm( 0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) Học sinh thống kê được các từ Hán Việt theo mẫu: các từ thống kê đúng mẫu và phải có nghĩa (mỗi mẫu đúng được 1điểm) Ví dụ: - Viễn + x: viễn du, viễn dương, viễn cảnh, viễn vọng, viễn xứ, viễn tưởng - Vấn + x: vấn an, vấn vương, vấn đáp, vấn danh, vấn thiết - Tứ + x : tứ xứ, tứ tuần, tứ diện, tứ phía, tứ tung * @ * 4. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét giờ làm bài 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học - Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra văn phần thơ và truyện hiện đại Tiết 75 Soạn: 22/ 11 / 2009 Giảng: 3 / 12 / 2009 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại. A.Mục tiêu cần đạt: - Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức phần thơ và truyện hiện đại của học sinh đã được học ở kì I; đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp , kỹ năng phân tích và cảm thụ văn học. B. Chuẩn bị - Giáo viên: xây dựng ma trận- đề bài- đáp án - Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về thơ và truyện hiện đại C.Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra I.Ma trận: Stt Nội dung Chủ đề Các cấp độ tư duy Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu VD mức độ thấp VD mức độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Phần thơ hiện đại 1 0,5 2 1,0 1 2,0 4 3,5 2 Truyện hiện đại 2 1,0 1 0,5 1 5,0 4 6,5 Tổng 3 1,5 3 1,5 2 7,0 8 10 II. Đề bài: A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án đúng nhất Câu 1: Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào? Cùng viết về đề tài người lính Cùng viết theo thể thơ tự do Cùng nói về sự hy sinh của của những người lính Cả A và B đều đúng Câu 2: Từ “ấp iu” trong câu thơ “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của bà: Kiên nhẫn, khéo léo Vụng về, thô nhám Cần cù, chăm chỉ Mảnh mai, yếu đuối Câu 3: Nội dung các câu hát trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa gì? Biểu hiện sức sống căng tròn của thiên nhiên Biểu hiện niềm vui sự phấn chấn của người lao động Thể hiện sức mạnh vô địch của con người Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả Câu 4: Mục đích của ông Hai (Trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân) khi trò chuyện với đứa con út là: Để tỏ lòng thương yêu đặc biệt với đứa con út của mình để cho bớt cô đơn và buồn trán vì không có ai để trò chuyện Để thổ lộ nỗi lòng và vơi bớt nỗi buồn khổ Để mong thằng Hiếu hiểu được lòng ông Câu 5: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? Tác giả Anh thanh niên Ông hoạ sĩ Cô gái Câu 6: Nên đánh giá như thế nào về những phản ứng tâm lý của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha? Đó là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé trong đó có Thu Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và tình cảm chân thành Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha trong ảnh của em Cả A, B, C đều đúng. B. Phần tự luận: Câu1: (2 điểm) Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu câu thơ thứ bảy có điểm gì đặc biệt? Vì sao? Câu2: (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. III. Đáp án A. Phần trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 D A B C C D B. Phần tự luận: Câu1:(2 điểm). Yêu cầu học sinh trình bày được các ý cơ bản sau (mỗi ý đúng được 0,5 điểm - Đặc điểm nổi bật của câu thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” của nà thơ Chính Hữu là: Đây là câu thơ chỉ có 2 tiếng “Đồng chí”. - Là câu thơ khái quát, hội tụ những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất về tình cảm và lý tưởng của những người lính. - Câu thơ là bản lề khép lại ý thơ ở phần trên và mở ra ý thơ ở phần tiếp sau. Đó là câu thơ mang tính khẳng định - Câu thơ được lấy làm nhan đề bài thơ. Câu2: (5 điểm) * Yêu cầu: - Đây là bài viết yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng để cảm thụ một văn bản. - Bài viết phải có bố cục mạch lạc, làm rõ yêu cầu của đề - Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản để phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ * Cụ thể: - Giới thiệu những nét cơ bản, khái quát về tác phẩm và hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm (0,5 điểm) - Phân tích, chứng minh vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên: + Hoàn cảnh, điều kiện sống của anh thanh niên + Anh là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm, thầm lặng cống hiến cho đất nước- đó là những con người rất cần thiết cho xã hội, cho đất nước. + Anh là người sôi nổi, yêu đời, tạo dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ngăn nắp + Anh là con người khiêm tốn, lịch sự, tế nhị, biết quan tâm đến người khác một cách chu đáo, ân cần ( Mỗi ý cần được cụ thể hoá bằng những dẫn chứng trong tác phẩm một cách chính xác- mỗi ý đúng, hay, có sức thuyết phục được 1 điểm) - Kết luận, rút ra bài học. Liên hệ thực tế (0,5 điểm) * @ * 4. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét giờ làm bài 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học - Soạn bài: Cố hương

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc