1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích (SGK/145)
* Bằng Việt: Nguyễn Việt Bằng sinh 1941
- Quê: Thạch Thất - Hà Tây
- Làm thơ từ đầu 1960.
- Thơ BV thường nghiêng về 1 lời tâm sự, 1 sự trao đổi, suy nghĩ, gây được cảm giác gần gũi, thân thiết với bạn đọc. Thơ ông thường sâu lắng, trầm tư.
- Hiện là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội
* Tác phẩm: sáng tác năm 1963 - T/g đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô
3. Bố cục:
- Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ KN đến suy ngẫm
- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà
- Bố cục: 4 phần
+ phần mở đầu: 5 dòng đầu
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà
+ 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
+ khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
+ khổ cuối: người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất diệt.
- “. giật mình”-> cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình; sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống; không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên.
4.ý nghĩa triết lý của bài thơ:
- Vầng trăng không chỉ là 1 hình ảnh của thiên nhiên đất trời mà nó còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, tình cảm của nhân dân trong kháng chiến.
- Câu chuyện trong bài thơ không phải của riêng tác giả, riêng 1 người mà có ý nghĩa với cả 1 thế hệ những người đã từng trải qua những năm tháng dài gian khổ trong chiến tranh, gắn bó với thiên nhiên sống trong sự ân tình đùm bọc của nhân giờ được sống trong hòa bình, tiếp xúc với tiện nghi hiện đại. Nó có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời đại, bởi nó đặt ra vấn đề về thái độ với quá khứ, với cội nguồn, với người đã khuất, với cả chính mình ; gợi đạo lý sống tốt đẹp trọng truyền thống của người Việt: Uống nước nhớ nguồn .
III. Tổng kết
1- Nghệ thuật.
- Thể thơ 5 chữ với giọng điệu tâm tình ,mang tính triết lý cao.`
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự với trữ tình.
2- Nội dung.
* Chủ đề: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
*Ghi nhớ(SGK/ 157)
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ, phát biểu suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích và cảm thụ bài thơ
- Soạn bài: Làng
Tiết 59
Soạn: 5/ 11 / 2009
Giảng: 11/ 11 / 2009
Tổng kết về từ vựng
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng ở học ở lớp 6 đến lớp 9 để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, và trong văn chương.
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng vốn từ tiếng Việt nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng từ vựng tiếng Việt.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: ngữ liệu, bảng phụ
- Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Các giờ tổng kết trước chúng ta đã ôn tập một cách hệ thống các đơn vị kiến thức về từ vựng Tiếng Việt, đồng thời vận dụng vào giải quyết các bài tập liên quan. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta khắc sâu hơn kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng thực hành từ vựng Tiếng Việt một cách thuần thục
HS đọc yêu cầu bài tập.
So sánh 2 dị bản của câu ca dao.
Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau?.
Vì sao người vợ lại hỏi như vậy?
HS đọc yêu cầu của bài tập.
Các từ : vai , miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, hay hoán dụ?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ.?
-1HS đọc yêu cầu bài tập.
Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
1HS đọc đề bài.
Đọc truyện cười.
Chi tiết nào trong truyện gây cười?
Bài tập 1 (SGK 158)
a- “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
-> “Gật đầu” : cúi xuống ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý(động từ).
b- “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon”.
-> “Gật gù” ĐT, từ láy tượng hình (mô tả tư thế)
gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt; tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài tập 2 (SGK 158)
-Chồng: + Đội này chỉ có một chân sút.
-Vợ + rõ khổ có 1 chân thì còn chơi bóng
-> Người vợ không hiểu cách nói của người chồng: Nói theo biện pháp tu từ hoán dụ ( lấy bộ phận chỉ toàn thể) nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn. ở đây người vợ hiểu theo nghĩa đen.
Bài tập 3: (SGK 159)
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng,.
chân , tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển.
+ Vai: phương thức hoán dụ.
+ đầu: phương thức ẩn dụ (phần mũi súng nơi đạn được thoát ra).
Bài tập 4(SGK 160)
- Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa.
- Nhóm từ: lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ với lửa.
-> Các từ thuộc 2 trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh say đắm, ngất ngây.(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc( Cây xanh ..theo hồng)
Tác giả xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, qua đó thể hiện mạnh mẽ tình yêu mãnh liệt.
Bài tập 5 (SGK 159)
- Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Ví dụ: chim lợn: là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít.
- Mực: động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
Bài tập 6: (SGK 160)
- Chi tiết gây cười: “Đừng gọi bác sĩ , gọi cho bố ông đốc tờ!”
Phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của ông bố – dù đã sắp bị nguy hiểm đến tính mạng.
* Bài tập bổ sung:
1- Viết 1 đoạn văn ngắn ( chủ đề môi trường) có sử dụng một số biện pháp tu từ đã học đã học.
2- Viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng những từ cùng thuộc trường từ vựng những người trong gia đình.
4. Củng cố:
- Để hiểu đúng giá trị của ngôn ngữ và sử dụng tốt trong giao tiếp cũng như trong thực hành tạo lập văn bản cần chú ý điều gì?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức đã được tổng kết
- Chuẩn bị bài chương trình địa phương
***********************************************
Tiết 60
Soạn: 5/ 11 / 2009
Giảng: 12/ 11 / 2009
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên sưu tầm ngữ liệu, bài văn mẫu
- Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học về văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự?
- Vì sao cần đưa các yếu tố tự sự vào văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Yếu tố nghị luận trong bài tự sự có vai trò quan trọng trong việc thể hiện kiểu nhân vật triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét. Vậy vận dụng nó như thế nào?
1HS đọc đoạn văn(SGK 160)
Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không, vì sao?
Vai trò của yếu tố nghị luận trong đoạn văn?
Bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Em cần trình bày những gì trong đoạn văn?
Dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn?
-Yêu cầu học sinh trình bày miệng trước lớp
HS khác nhận xét , bổ sung.
GVđánh giá
-
1HS đọc yêu cầu bài tập.
Đọc tham khảo văn bản “Bà nội”.
Tìm yếu tố nghị luận trong văn bản?
Yếu tố nghị luận trong văn bản có vai trò gì?
GV gợi ý học sinh làm bài tập. Viết vào vở.
- Trình bày trước lớp đoạn văn đã viết?
- HS khác nhận xét , bổ sung.
- GV đánh giá
I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
* Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn :
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, trong lòng người”.
+ “Vậy mỗi chúng ta ghi những ân nghĩa lên đá”.
-> Không được vì giảm đi tính tư tưởng của đoạn văn và do đó ấn tượng về câu chuyện sẽ phai nhạt
=>Vai trò của các yếu tố nghị luận trên:
Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý giàu tính giáo dục cao.
- Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
II- Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
1- Bài tập 1 (SGK 161)
* Gợi ý: những nội dung cần trình bày trong đoạn văn:
-Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
+ thời gian : tiết 5 ngày thứ 7
+Địa điểm :tại phòng học của lớp
+Người điều khiển: lớp trưởng
+Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc
-Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung , kế hoạch trong tuần
+Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt ( lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác nhưng không có bạn Nam )
-Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào? (đưa ra ví dụ, lời phân tích)
2-Bài tập 2(SGK/ 161)
*Đọc tham khảoVB “ Bà nội” của Duy Khán.
-Yếu tố nghị luận:
+ “Người ta bảo hư làm sao được”.
+ “Bà nói những câu nó gãy”
Vai trò: thể hiện rõ tình cảm của người cháu với phẩm chất, đức hy sinh của người bà. Đồng thời thể hiện suy ngẫm của tác giả về nguyên tắc giáo dục.
* Viết đoạn văn:
Gợi ý: + Người em kể là ai?
+ Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
2-Bài tập tham khảo
Dùng yếu tố nghị luận để viết tiếp những câu văn sau đây để tạo thành đoạn văn tự sự có nội dung chứng minh hoặc giải thích cho nhận xét của nhân vật:
“Tôi say mê môn Toán, nhưng không phải vì thế mà tôi sợ học văn như một số bạn cùng lớp”.
4. Củng cố:
- Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản tự sự?
- Đưa yếu tố tự sự vào bài nhị luận như thế nào cho đạt hiệu quả?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, sưu tầm các đoạn văn mẫu
- Hoàn thành bài tập
- Sưu tầm đề và tập viết bài hoàn chỉnh
File đính kèm:
- Tuan 12.doc