1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích: (SGK/132, 133)
a. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941-2007)
- Quê: Thanh ba- Phú Thọ
- Năm 1964,sau khi tốt nghiệp ĐHSPHN,gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường T.Sơn-> Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ PTD tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hình tượng người lính và các cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.Thơ ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc.
b. Tác phẩm: Bài thơ ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ tổ chức năm 1969 – 1970.
3. Bố cục:
- Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần
- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới
+ Chuyển nghĩa
-*Cách 2: Phát triển số lợng từ ngữ
+Tạo từ mới
+ Vay mượn
2. Bài tập:
a. Chuyển nghĩa: + Trao tay
+ Tay buôn người (nghĩa chuyển)
- Tạo từ ngữ mới:
+ TN mới xuất hiện: mô hình X + Y
VD: văn + học -> văn học
+ TN mới xuất hiện
VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn ngôn ngữ nước ngoài: VD: Kịch trường
b. Không có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì:
- Số lượng cáếmự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm, sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn.
->Tóm lại: Mọi ngôn ngữ đều phát triển từ vựng theo tất cả những cách nêu trong sơ đồ trên.
II. Từ mượn:
1. Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị.
2. Bài tập:
* Chọn nhận định đúng:
- Nhận định c: TV vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
* Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,là những từ đã được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng, những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như bàn ghế, trâu, bò
- Các từ: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min: còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
III. Từ Hán Việt
1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt.
Ví dụ: Quốc gia, gia đình, giáo viên
2. Bài tập:
Chọn quan niệm đúng: b
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ:
Ví dụ: phẫu thuật, siêu âm
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
2. Bài tập:
* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người VN ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ XH: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo
V. Trau dồi vốn từ:
1. Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ.
2. Bài tập:
* Giải thích nghĩa của những từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo:
+ ĐT: thảo ra để đưa thông qua
= DT: bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
* Sửa lỗi dùng từ:
a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể =>thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b, đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu
=> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
c, tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt
=> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã tới
* Luyện tập
Bài tập 1:
Xác định nghĩa của từ cao trong các trường hợp sau: Núi này cao; sản lượng lúa rất cao; bản nhạc có nhiều nốt cao; đây là giầy cao cổ
Bài tập 2:
Tìm các thuật ngữ thuộc các môn: văn học, toán học, Sinh vật học, Hoá học
Bài tập 3:
Tìm các từ địa phương trong các đoạn trích của “Truyện Lục Vân Tiên”. Tìm các từ địa phương tương ứng
4. Củng cố:
- Nhắc lại các đơn vị kiến thức đã tổng kết trong giờ học hôm nay
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài + hoàn thiện các BT
- Soạn: Nghị luận trong VB tự sự
Tiết50
Soạn: 21 / 10 / 2009
Giảng: 29 / 10 / 2009
nghị luận trong văn bản tự sự
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa cho yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn có sử dụng các yếu tố nghị luận
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ
- Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
- Chỉ ra các yếu tố miêu tả nội tâm Thuý Kiều trong đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều”?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ. Giờ học này, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ về nghị luận trong VB tự sự.
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1: Đoạn văn SGK/137 (trích "Lão Hạc")
Gọi học sinh đọc ngữ liệu SGK
Đoạn văn trên có nội dung gì?
Để đi đến kết luận đó, nhân vật ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgic nào?
Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ, câu văn ở đoạn văn trên?
* Ngữ liệu 2: Đoạn trích SGK/138
Thoắt trông nàng đã chào thưa
làm ra thì cũng ra người nhỏ nhên
Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu SGK?
Cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư và Thuý Kiều được diễn ra dưới hình thức nào:
Trong phiên bản này, Kiều là người buộc tội Hoạn Thư, nàng đã có cách lập luận ntn?
Nhận xét kiểu câu mà Kiều sử dụng?
Nhận xét về cách lập luận của Hoạn Thư?
Cách lập luận ấy có tác dụng gì?
ở 2 ngữ liệu trên tác giả Nam Cao và Nguyễn Du đã sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Hãy trao đổi nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản tự sự?
Qua các ngữ liệu trên, em rút ra kết luận gì về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Lời văn trong đoạn trích là lời của ai? Mục đích?
Tóm tắt nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư?
I Bài học.
1. tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong "Lão Hạc". Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để "chỉ buồn chứ không nỡ giận"
* Luận điểm: nếu ta không cố mà tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ (nêu vấn đề)
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá đau khổ:
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên)
+ khi người ta khổ đau thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa
+ vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận
-> Sử dụng các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng Nếuthì; vì thếcho nên; sở dĩ...là vì; khi Athì B
- Các câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt những chân lí
Cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư và Thuý Kiều được diễn ra dưới hình thức nghị luận (rất phù hợp với một phiên toà)
* Lập luận của Kiều:
+ Sau lời chào mỉa mai là lời đay nghiến:
- Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ.
- Xưa nay, càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy oan trái.
-> câu khẳng định: càng...càng
* Hoạn Thư có cách lập luận:
-> Đưa ra 4 luận điểm:
1. Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình.
2. Tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kịch: khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
3. Tôi với côđều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai.
4. Tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lòng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao tang bốc Kiều.)
-> Cách lập luận ấy có tác dụng:
+ Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư "khôn ngoan.”
+ Kiều bị đặt vào một tình huống khó xử.
* Kết luận:
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó
- Trong đoạn văn có các yếu tố nghị luận, thường dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, các cặp quan hệ từ: nếu...thì; không những...mà còn; càng ...càng...Thường dùng nhiều từ ngữ: Tại sao:thật vậy, tuy thế, trước hết, tóm lại, tuy nhiên...
=> Trong văn bản tự sự để người đọc người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ, dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí
* H/s đọc ghi nhớ SGK/138
II. Luyện tập
* Bài tập 1: SGK/139
- Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo.
- Thuyết phục chính mình.
- Thuyết phục điều: vợ mình không ác để mà "chỉ buồn chứ không nỡ giận".
* Bài tập 2: (H/s làm theo phần đã tìm hiểu ở ND ngữ liệu 2)
Cách thưa gửi của Hoạn Thư mền mỏng có lý có tình:
- Nhắc đến chuyện đàn bà
- Nhắc đến ân nghĩa
- Nhắc đến qui luật tình cảm : cảnh chồng chung ai cũng vậy.
- Nhận tội- chờ đợi lòng khoan dung của Kiều.
4. Củng cố:
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
- Đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự bằng cách nào?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài + hoàn thiện các bài tập SBT
File đính kèm:
- Tuan10.doc