- Gọi Hs đọc bài tập sgk/ 20.
* Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về sự việc gì hiện tượng gì trong đời sống?
* Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không?
* Bản chất của hiện tượng đó là gì?
* Chỉ ra những nguyên nhân của bệnh lề mề?
* Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
- Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì: cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác lẫn nhau . làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
(*) Nhận xét về bố cục của bài viết?
* vậy qua việc tìm hiểu VB, em hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là gì?
- Bàn về một SVHT có ý nghĩa đối với XH, đáng khen, đáng chê hoặc có vấn đề đáng suy nghĩ.
* yêu cầu về nội dung của một bài nghị luận một SVHT trong đời sống là gì?
- Nêu rõ SV, HT có vấn đề; ptích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân- bày tỏ thái độ.
* Yêu cầu về hình thức?
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 99 đến 102 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nghĩa nói lên điều gì?
- Nghĩa là một học sinh biết kết hợp học và hành, biết sáng tạo: thụ phấn cho bắp đạt năng suất cao, làm tời để mẹ kéo nước đỡ mệt...
* Tại sao Thành đoàn HCM lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
- Thành đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì bạn Nghĩa là một tấm tương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm như thế được. Học tập bạn Nghĩa là noi theo một tấm gương cho hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết hợ với thực hành, có đầu óc sáng tạo, đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Phong trào ấy được các bạn HS nhiệt liệt hưởng ứng
* Nếu mọi HS đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ?
- Nếu mọi hs đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
* Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận
- HS đọc ghi nhớ/sgk
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Đề bài /sgk 23
1. Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt, cụ thể là tấm tương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương đó
b. Thân bài
- Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
c. Kết bài
- Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm tương Phạm Văn Nghĩa
- Rút ra bài học cho bản thân.
3. Viết bài
- Tập viết những phần theo dàn ý. Tập mở bài bằng nhiều cách.
- Khi viết cần chú ý phân tích rõ ý nghĩa của các việc làm của Nghĩa(nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau) và ý nghĩa của việc Thành Đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.
- Bài viết phải thể hiện được những suy nghĩa riêng của bản thân.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
- Sửa lỗi chínhtả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu, đoạn, các phần trong bài văn.
2. Ghi nhớ/ sgk 24
Hoạt động 4 (15 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Trạng Hiền
- Đó là một tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Trạng Nguyên năm 12 tuổi.
b. Thân bài: Nhận xét về nhân vật.
+ Nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng rất thông minh và ham học
+ Vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tin, dám thi thố với thiên hạ
+ Có ý thức tự trọng, không để mọi người coi thường thực lực của mình mặc dù mới 12 tuổi.
- Suy nghĩ về nhân vật:
+ Là một tấm gương sáng ngời trong vượt khó để học giỏi, đỗ đạt cao.
+ Là một hiện tượng xuất chúng hiếm có, làm rạng danh cho thiếu nhi Việt Nam
c. Kết bài:
- Khẳng định tấm gương Trạng Hiền trong truyền thống học tập của DT
- Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: biết vượt khó, có ý chí vươn lên trong học tập, biết chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình.
III. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề 4/sgk22
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Đề thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống; câu chuyện Trạng Hiền vượt khó học giỉ.
- Yêu cầu làm bài: Nêu những nhận xét, những suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ? (nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa...)
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền như thế nào?
+ Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh, chữ nào chưa hiểu hỏi thầy giảng thêm.
+ Lấy que viết chữ, lấy que xâu thành từng xâu, chủ động xin thầy cho đi thi để thử sức...
- ý thức tự trọng của Hiền biểu hiện ra sao?
+ Đón Trạng Nguyên phải có võng lọng
- Em có thể học tập Nguyễn Hiền ở những điểm nào ?
+ Nhà nghèo nhưng vẫn vượt khó để học giỏi, ham học và chủ động, sáng tạo trong học tập, có ý thức tự trọng.
4. Củng cố (3 phút)
- Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. BTVN - viết bài văn đề 4/22
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương; Cắt hồ may áo.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 9 / 1 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 102
Chương trình địa phương
Văn bản CẮT HỒ MAY ÁO
(Trần Thị Vân Trung)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được tình và lòng tự hào dành cho quê hương Thái Nguyên ở 2 phương diện vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp văn hóa. Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ văn học địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, tự hào về những cảnh đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Văn học Thái Nguyên
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị tài liệu của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Trong khỏ nhiều nhà thơ nữ ở Thái Nguyên Trần Thị Vân Trung là một nhà thơ có giọng điệu riêng không thể lẫn. Đây là một hồn thơ tài hoa, nhạy cảm, tinh tế và đầy nữ tính. Thơ của bà là tiếng hát đẹp và buồn, đầy khắc khoải về tình yêu và hạnh phúc đời thường. Bên cạnh cảm hứng trung tâm ấy, Trần Thị Vân Trung còn có những tứ thơ xinh xắn, đắm say một tình yêu dành cho thiên nhiên tươi đẹp của quê hương Thái Nguyên. Vẻ đẹp của truyền thuyết “ Sự tích nàng Công chàng Cốc” như một lần nữa được xuất hiện trong bài thơ “ Cắt hồ may áo” của nhà thơ Trần Thị Vân Trung.
Hoạt động 2 (10 phút) Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Dựa vào gợi ý trong SGK văn học ở địa phương nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Thị Vân Trung ?
* GV Trần Thị Vân trung có các tập thơ đã xuất bản như:
+ Xin đừng té nước vào em( XB 1989)
+ Sao đôi xa xăm ( In chung với Hà Đức Toàn- XB 1991)
+ Khoảng cách cuối cùng( XB 1999)
- GV hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, tình cảm.
- GV đọc - Gọi hs đọc bài thơ.
* Bài thơ được viết theo thể thơ nào? có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? 2 phần.
- P 1: Khổ thơ 1: Vẻ đẹp của Hồ núi Cốc.
- P2: Khổ thơ thứ 2:Tình cảm của tác giả.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Trần Thị Vân Trung
- Tên thật là Trần Thị Việt Trung, sinh ngày 02 tháng 07 năm 1956. quê ở xóm Làng Đông, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, TháiNguyên.
- Hiện bà là PGS-TS, trưởng ban quản lý khoa học của trường đại học Thái Nguyên.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ “ Cắt hồ may áo” là bài thơ viết về điểm du lịch Hồ núi Cốc của Thái Nguyên.
- Là bài thơ được rút ra từ tập thơ “ Khoảng cách cuối cùng”
- Thể thơ: tự do
- Bố cục: 2 phần.
Hoạt động 3 (17 phút) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
- Gọi 1 hs đọc đoạn thơ
* Ở đoạn thơ này tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát và miêu tả?
* Đứng ở vị trí ấy tác giả quan sát và miêu tả lại những gì?
- Trời vén màn mây lên cao
Ơ kỡì ! Dáng nàng sơn nữ
Khỏa thân thiêm thiếp mơ màng.
* Em hiểu “ Khỏa thân” nghĩa là gì? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở những dòng thơ ấy?
* Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng góp phần thể hiện được nội dung gì?
* Cụm từ “ ơ kìa!” đứng ở đầu câu thơ
thứ 3 biểu thị thái độ gì của tác giả?
- Hs đọc đoạn thơ cuối.
* Điểm nhìn của tác giả ở khổ thơ này như thế nào?
* ở điểm nhín ấy tác giả quan sát và miêu tả lại những gì? Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát và miêu tả?
- Thính giác, thị giác.
* Tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả?
* Miêu tả như vậy nhằm bộc lộ điều gì?
- Gọi 1 hs đọc lại cả bài thơ.
* Bài thơ đó sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
- So sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng.
- Dùng từ cảm thán.
* Những biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần thể hiện nội dung gì?
-Tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương Thái Nguyên ở 2 phương diện vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp văn hóa.
- Những cảm xúc trào dâng trước cái đẹp đó mang tính nhân văn và tính thẩm mỹ cao.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khổ thơ đầu
- Điểm nhìn của tác giả di chuyển từ cao xuống thấp, từ xa đến gần.
- Nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng miêu tả không gian rộng lớn, khoáng đạt và sống động: trời vén mây để say đắm soi mặt xuống hồ, hòn núi bên hồ cũng trở nên thơ mộng, có hồn.
- Cụm từ cảm thán” ơ kìa!” biểu thị tâm trạng ngạc nhiên, thích thú của tác giả trước vẻ đẹp mới mẻ của thiên nhiên bên hồ.
2. Khổ thơ cuối
- Điểm nhìn của tác giả di chuyển đan xen giữa cái thực và cái ảo; giữa huyền thoại hôm qua và vẻ đẹp của Hồ Núi Cốc hôm nay.
- Nghệ thuật so sánh, liên tưởng, tưởng tượng: Tiếng sáo của chàng Cốc từ trong huyền thoại vọng về, Mặt hồ là tấm lụa xanh, cánh cò là vệt kéo xén ngang để tâm hồn thi sĩ dựng những vật liệu và chất liệu ấy may xiêm áo cho nàng sơn nữ à đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên đằm thắm, sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương của tác giả.
* Tổng kết:
- Nghệ thuật
- Nội dung
Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi HS trình bày bài tập.
- HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
III. Luyện tập
Em hãy viết 1 đoạn văn, 1 bài thơ về vẻ đẹp của thiên nhiên Thái Nguyên.
4. Củng cố (3 phút)
- Khái quát về tác giả và giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 10 tháng 1 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 10 tháng 1 năm 2014
...
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 22.doc