Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 96+97: Tiếng nói của văn nghệ

I-YÊU CẦU:

 Giúp HS:

 -Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 -Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

II-LÊN LỚP

 1-Ổn định

 2-Bài cũ

 -Hãy nêu tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.

 -Ta cần phải đọc những sách gì? Phương pháp đọc như thế nào?

 3-Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 96+97: Tiếng nói của văn nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 96 - 97 TUẦN 19 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ I-YÊU CẦU: Giúp HS: -Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. -Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. II-LÊN LỚP 1-Ổn định 2-Bài cũ -Hãy nêu tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. -Ta cần phải đọc những sách gì? Phương pháp đọc như thế nào? 3-Bài mới -Gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả và những từ khó trong văn bản. H:Hãy nêu lại những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi. -GV gọi HS đọc văn bản và lần lượt trả lời các câu hỏi H:Bài văn được chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần. 1/Nội dung tiếng nói văn nghệ. H:Cho biết văn nghệ lấy đề tài, chất liệu từ đâu? H:Văn nghệ tác động đến người đọc, truyền cho người đọc những cảm xúc, từ đó giúp gì cho đời sống con người H:Những tác phẩm có tác động đến mọi người như nhau không? Nó tuỳ thuộc vào điều gì? =>H:Vậy nội dung chủ yếu của văn nghệ là gì? 2/Tại sao con người cần đến văn nghệ? H:Trong cuộc đời, văn nghệ giúp ta có được cảm giác như thế nào? H:Tác giả nêu những hoàn cảnh cụ thể nào để ta thấy sự cần thiết của văn nghệ? 3/Khả năng kì diệu của văn nghệ H:Sức mạnh của văn nghệ là do đâu? Nhờ Vào đâu? H:Tại sao nói văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền mà hiệu quả và sâu sắc? H:Em hãy nhận xét về cách lập luận của bài viết? I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM 1/Tác giả: Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập. -Sau cách mạng tháng tám, ông làm tổng thư kí hội văn hoá cứu quốc, đại biểu quốc hội khoá đầu tiên. -Ông từng là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. -Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: Làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình -Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2/Tác phẩm -“Tiếng nói của văn nghệ” được viết năm 1948 và được in trong cuốn mấy vấn đề văn học II-Đọc – Hiểu văn bản 1/Nội dung tiếng nói của văn nghệ. -Nội dung tác phẩm lấy từ chất liệu cuộc sống thông qua cảm xúc nhà văn. -Tác phẩm văn nghệ không phải là những lí thuyết khô khan mà có cả tình cảm của người nghệ sĩ, tác động đến tâm tư người đọc. -Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là những rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận. ->Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động là đời sống tính cách con người qua cách nhìn, tình cảm, tính chất của người nghệ sĩ. 2/Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ. -Văn nghệ giúp cho đời sống đầy đủ hơn, phong phú hơn đối với cuộc đời và chính mình. -Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, lời nói văn nghệ là sợi dây buộc chặt nó với cuộc đời. -Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, làm con người vui lên. ->Văn nghệ là món ăn tinh thần của con người. 3/Con đường đến với người đọc của văn nghệ là khả năng kì diệu của nó. -Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung và con đường mà nó đến với mọi người. -Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. ->Văn nghệ thực hiện chức năngbằng cách tự nhiên lâu bền và sâu sắc hơn cả. -“Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả” ->Chức năng đặc trưng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ 4/Nghệ thuật và cách nghị luận. -Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. -Cách viết giàu hình ảnh có nhiều dẫn chứng về thơ văn, câu chuyện thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến nhận định làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. -Giọng văn toát lên chân thành niềm say sưa giàu cảm hứng *Ghi nhớ:SGK/17 4/Củng cố: -Qua việc tìm hiểu văn bản, em có cảm nhận gì về giá trị của văn nghệ đối với đời sống của riêng em? 5/Dặn dò: -Học thuộc bài. -Chuẩn bị:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

File đính kèm:

  • docVAN.doc