Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 90 đến 94 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

 2. Kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3. Thái độ: Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách.

II. Chuẩn bị

 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.

III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .

 9A3 .

 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 * Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm?

 * Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý ngĩa gì ?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

 - Phương pháp: Thuyết trình

Hoạt động 2 ( 27 phút) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - Tiếp

 - Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.

 - Kĩ thuật: Tư duy động não.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 90 đến 94 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả? Theo tác giả, muốn tích luỹ học vấn, đọc sách hiệu quả cần lựa chọn sách ntn? - Thái độ khen chê rõ ràng. - Lý lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục. II. Tìm hiểu văn bản - Tiếp 2. Những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay - Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, chưa kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách không thật có ích. 3. Bàn về phương pháp đọc sách a. Cần lựa chọn sách khi đọc. - Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách nào thực sự có giá trị, có lợi ích cho mình. - Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cười ngựa qua chợ. - Không thể xem thường đọc sách thường thức, loại sách ở lình vực gần gũi kế cận với chuyên ngành, chuyên sâu của mình. b. Cách đọc sách có hiệu quả. - Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà vừa đọc vừa suy nghĩ “trầm ngâm tích lũy ,tưởng tượng tự do “ , nhất là đối với những quyển sách có gía trị. - Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống. Đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ. -> Đọc sách không chỉ là học tập tri thức mà còn là rèn luyện tính cách, học làm người. * Tổng kết - Nội dung - Nghệ thuật * Ghi nhớ/ sgk Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. III. Luyện tập Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách. 4. Củng cố (3 phút) - Theo tác giả nên lựa chọn sách như thế nào? - Phân tích lới bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học bài. Hoàn thnàh bài viết phần luyện tập - Chuẩn bị bài: Khởi ngữ IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 2 / 1 / 2014 Ngày giảng 9A1 9A3 Tiết 93 - Bài 18 KHỞI NGỮ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ. 2. Kĩ năng: Nhận diện khởi ngữ ở trong câu. Đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức chủ động, tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1.. 9A3... 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) * Theo tác giả nên lựa chọn sách như thế nào? * Phân tích lới bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. 3. Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình Hoạt động 2 ( 20 phút) I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ - Mục tiêu: HS nắm được Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi hs đọc bài tập/sgk * Xác định chủ ngữ của từng câu có chứa phần in đậm ? * Nhận xét gì về vị trí của các từ im đậm trong câu? + Về vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ. * Những từ in đậm trong câu có mối quan hệ ntn về ý nghĩa với nòng cốt câu? + Về quan hệ với vị ngữ : Các từ in đậm không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ . * Trước các từ in đậm nói trên có thể thêm những quan hệ từ nào ? - Trước các từ in đậm có thể thêm các quan hệ từ : Về, đối với * Có thể đặt câu hỏi để xác định các từ in đậm như thế nào ? - Đặt câu hỏi cái gì là đối tượng được nói đến trong câu ? * Ý nghĩa của các từ in đậm ? * Em hiểu thế nào là khởi ngữ? I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. 1. Bài tập /sgk 7 a. Còn anh, anh không ghìm nổi.. C V b. Giàu, tôi cũng giàu rồi. C V C. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, C V không sợ nó thiếu giàu và đẹp. 2. Ghi nhớ/sgk 8 Hoạt động 4 ( 12 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - Gọi hs đọc bài tập. * Cho biết yêu cầu của bài tập ? HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. II. Luyện tập  Bài 1/8  Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau a - Điều này b - Đối với chúng mình c - Một mình d - Làm khí tượng e - Đối với cháu Bài 2/8: Chuyển thành phần in đậm thành khởi ngữ a - Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. b - Hiểu thì tôi hiểu rồi,( nhưng )giải thì tôi chưa giải được. 4. Củng cố (3 phút) - Đặc điểm và công dụng của khời ngữ. 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học bài. Hoàn thiện bài tập /sgk 8 - Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 2 / 1 / 2014 Ngày giảng 9A1 9A3 Tiết 94 - Bài 18 PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm phân tích và tổng hợp. Hiểu và vận dụng các phép phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp. Vận dụng 2 phép tổng hợp này khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận. Bước đầu hs hình thành kĩ năng viết đoạn văn phân tích - tổng hợp. 3. Thái độ: ý thức vận dụng phép phân tích tổng hợp khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1.. 9A3... 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) * Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? - Chữa bài tập 2/8 3. Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình Hoạt động 2 (20 phút) I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. - Mục tiêu: HS hiểu được phép phân tích và tổng hợp. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS đọc văn bản sgk/9. * Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? - Ăn mặc chỉnh tề, hài hoà...trang phục của con người, * Hai luận điểm chính trong văn bản này là gì? * Tác giả đã lập luận như thế nào để làm sáng rõ Lđ 1 ? - Luận điểm 1: ăn cho mình mặc cho người. + Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ. + Anh thanh niên đi tát nước hay đi câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không phải đầu mượt bằng sáp thơm áo sơ mi là thẳng tắp. + Đi đám cưới không thể lôi thôi. + Đi đám ma không mặc quần áo loè loẹt. * Sau khi phân tích những dẫn chứng, tác giả chỉ ra điều gì? * Luận điểm 2 “Y phục xứng kì đức” - Dù mặc đẹp đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình bị xấu đi. - Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. * Cách phân tích trên làm rõ nhận định gì? * Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản? * Vai trò của phép phân tích và tổng hợp? - Phân tích giúp ta hiểu sâu hơn các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người trong từng hoàn cảnh. - Tổng hợp giúp ta hiểu được ý nghĩa văn hoá và đặc điểm của cách ăn mặc. * Em hiểu thế nào là phép phân tích, tổng hợp? - HS đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. 1. Bài tập/sgk 9 Văn bản: TRANG PHỤC - Phần mở bài: Ăn mặc chỉnh tề, là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giầy, tất, trang phục của con người. *Hai luận điểm chính: + Luận điểm 1: “Ăn cho mình mặc cho người”. à Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra một quy tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người, đó là văn hoá xã hội. + Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức”. à Cách phân tích trên làm rõ nhận định của tác giả “ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng. è Chốt vấn đề dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở đoạn cuối bài văn “Thế mới biết...trang phục đẹp”. 2. Ghi nhớ sgk/10 Hoạt động 4 (12 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm? * Bài 1/10: Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. * Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để học như thế nào? -Bất cứ lĩnh vực nào cũng nhiều sách nên phải chọn sách cho kĩ để đọc. Bài 3/10 Phân tích cách đọc sách + Đọc nhiều mà lướt qua thì chỉ lãng phí thời gian. + Phải đọc kĩ (ít mà kĩ thì sẽ tập thành thói quen, nếp suy nghĩ sâu xa) + Có 2 loại sách cần đọc: sách phổ thông và sách chuyên môn. II. Luyện tập. Bài 1/ 10 - Phân tích: + Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. + Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quý báu, được lưu giữ trong sách. Nếu không mọi sự bắt đầu đều sẽ là con số không thậm chí là lạc hậu, thụt lùi. + Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, do là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. Bài 2/10 - Phân tích lí do để chọn sách: + Bất cứ lĩnh vực học vấn nào cũng có sách chất đầy thư viện do đó phải biết chọn sách mà đọc. + Phải chọn sách đích thực để học, không nên đọc những sách vô thưởng vô phạt. + Đọc sách cũng như đánh trận cần phải đánh vào thành trì kiên cố đánh bại quân địch tinh nhuệ. 4. Củng cố (3 phút) * Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học bài. BTVN 3,4/10 - Chuẩn bị bài: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày 3 tháng 1 năm 2014 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN ... Phạm Ngọc Ánh Ngày 3 tháng 1 năm 2014 ... Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 20.doc