I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Biết được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Hiểu được tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ:
¬¬- Giáo dục học sinh tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, căm thù bọn bán nước.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt văn bản
- Phân tích văn bản.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, tranh ảnh, bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, sưu tầm một số bài thơ, ca dao có chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
2/ Kiểm tra miệng: (3 phút)
? Đọc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? Qua bài thơ giáo dục chúng ta điều gì?
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ (3,5 đ).
- Qua bài thơ giáo dục con người về đạo lí sống ở đời “uống nước nhớ nguồn”. (3,5 đ)
? Nêu vài nét chính về tác giả Kim Lân và tác phẩm “Làng”? (1đ)
- Tác giả: Kim Lân, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và hay viết về nông thôn.
- Tác phẩm: sáng tác 1948, vào thời kháng chiến chống Pháp.
-> Gv kiểm tra vở soạn của hs (2đ)
3/ Tiến trình bài học: (78 phút)
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 61, 62: Làng - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tác dụng của ngôi kể ấy?
- Kể theo ngôi thứ 3. Tác dụng: giúp cho hình ảnh, cảm xúc của nhân vật được thể hiện một cách khách quan hơn.
? Muốn tóm tắt văn bản tự sự, ta làm như thế nào?
- Xác định nhân vật, sự việc chính, sắp xếp các nội dung chính theo trình tự, dùng lời văn của mình diễn đạt lại một cách ngắn gọn.
? Dựa vào các thao tác ấy, em hãy tóm tắt lại văn bản này một cách ngắn gọn?
- Văn bản tóm tắt phải đảm bảo những ý sau:
Trong kháng chiến, ông Hai - người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng. Khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Đến khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ và phấn chấn.
? Dựa vào các nội dung trên, em hãy phân tích bố cục của văn bản. Cho biết nội dung từng phần? (thảo luận bàn: 1 phút).
=> Bố cục 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu -> “vui quá”: Tâm trạng của ông Hai nơi tản cư.
- Phần 2: Tiếp theo -> “đôi phần”: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần 3: Phần còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính về làng.
* Hoạt động 4: (13 phút) Phân tích văn bản.
? Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư như thế nào?
- Cuộc sống khốn khó, ông và gia đình phải lao động vất vả.
? Ở nơi tản cư, tình cảm của ông Hai với làng quê được miêu tả như thế nào?
- Luôn “khoe” làng, tự hào về sự giàu đẹp của làng
? Quan tâm đến kháng chiến, ông có những biểu hiện đặc biệt nào?
- Lúc nào cũng ngóng tin tức kháng chiến của làng. Khi nghe được nhiều tin hay, tin kháng chiến ruột gan ông cứ múa lên, vui quá
? Từ những đặc điểm trên, em có cảm nhận gì về nhân vật ông Hai?
- Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng, của làng quê. Tình yêu làng gắn liền với tình yêu tổ quốc.
GV: Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, tự hào về làng mình. Vậy khi nghe tin dữ về làng tâm trạng ông Hai như thế nào?
Hết tiết 61
* Hoạt động 4(tt): ( 33 phút)
? Ông nghe tin làng theo Tây từ ai?
- Từ những người mới tản cư lên.
? Em hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc?
- Hs tìm và đọc đoạn đó lên:
+ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại nhục nhã thế này.
+ Ban đầu ông chưa tin.
...
? Chi tiết nào diễn tả ông chưa tin ngay?
+ Ông hỏi lại: Có thật không hở bác? Hay chỉ lại
? Khi nghe cái tin ấy là thật ông có tâm trạng như thế nào? Hãy thuật lại diễn biến tâm trạng ông Hai từ lúc về đến nhà cho tới chiều và từ chiều cho tới đêm (sgk/166,167)?
(Hs thuật lại, sau đó hs khác nhận xét. Cuối cùng gv chốt ý).
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
-Về nhà ông nằm vật ra giường nước mắt cứ trào ra
- Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ
- Trống ngực ông đập thình thịch,
? Qua những chi tiết ấy cho biết điều gì về ông Hai?
- Tình yêu làng quê tha thiết, cháy bỏng. Đau đớn, thất vọng vô cùng khi nghe tin cái làng mà mình yêu, tự hào theo Tây.
? Khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo tâm trạng ông như thế nào?
- Hs suy nghĩ và trả lời.
? Tại sao khi mụ chủ nhà có ý đuổi khéo, ông không quay về làng – nơi mà ông vô cùng yêu quý và gắn bó, nơi mà trước kia khi buộc phải nghe bà Hai ông mới rời xa?
- Ông không muốn quay về làng vì như ông nói “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nước lớn hơn, bao trùm tình yêu làng.
? Em hãy cho biết đoạn nào trong truyện bộc lộ một cách cảm động nhất tâm trạng của ông Hai?
- Đoạn ông trò chuyện với con.
- Hs đọc đoạn ông trò chuyện với con.
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với trẻ nhỏ. Qua những lời trò chuyện ấy em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê, kháng chiến?
- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ về làng, về cách mạng thật ra là để ngỏ lòng mình nhằm cho vơi đi nỗi buồn.
- Ông khẳng định tình cảm của mình một lòng vì quê hương, vì cụ Hồ, vì kháng chiến.
- Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu.
- Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, thiêng liêng không bao giờ đơn sai.
-Tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
- Khi trò chuyện với con: thể hiện lòng yêu làng, yêu nước, chung thuỷ với cách mạng.
=> Tình cảm của ông là như thế, vậy khi nghe tin làng được cải chính ông có tâm trạng ra sao?
? Khi nghe tin làng cải chính thái độ, nét mặt, hành động ông ra sao?
- Thái độ: hồ hởi.
- Nét mặt: Tươi vui, rạng rỡ hẳn lên.
- Hành động: Chia quà cho con, báo tin nhà mình bị đốt.
? Từ suy nghĩ trên cho biết gì về tâm trạng của ông?
- Niềm vui sướng choáng ngợp tâm trí ông.
? Vì sao ông không thấy buồn mà lại vui khi nhà bị đốt?
- Vì ông là người biết hi sinh cái riêng vì kháng chiến. Nhà mình mặc dù bị đốt nhưng chứng minh làng mình không theo Tây, đây là điều mà làm ông sung sướng, hả hê.
? Đọc truyện làng của Kim Lân, em hiểu được những biểu hiện tốt đẹp nào trong tấm lòng của ông Hai? Nhà văn có cách nhìn như thế nào đối với người nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc?
- Hs độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Gv: Tác giả am hiểu người nông dân, truyện phù hợp với bối cảnh những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
? Có ý kiến cho rằng: Để khắc họa nổi bật chủ đề truyện, tính cách nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống truyện. Theo em đó là tình huống nào? Tác dụng của tình huống đó?
- Tình huống đặc sắc của truyện đó là: ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu theo Tây, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
- Tác dụng: chi tiết này xét về hiện thực rất hợp lí, tạo nên một nút thắt cho câu chuyện, thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật. Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai, góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện đó là phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
(Gv liên hệ tình huống truyện trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương).
? Em hãy đọc những bài thơ, ca dao về tình yêu quê hương, đất nước mà em đã học và đã đọc?
- Hs đọc.
- Gv nhận xét, chốt ý, giới thiệu cho hs biết một số bài thơ:
+ Quê hương – Tế Hanh.
+ Làng tôi – Hồ Bắc.
+ Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân.
...
* Hoạt động 5: ( 5 phút) Tổng kết
? Em có nhân xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
- Hs trình bày.
? Qua phân tích, em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
- GD tình cảm cho HS.
- Hs đọc to ghi nhớ trong sgk/174.
I/ Tìm hiểu tác giả – tác phẩm:
1. Tác giả:
Kim Lân (1920-2007), quê ở Bắc Ninh. Sở trường sáng tác của ông là truyện ngắn, đặc biệt là viết về làng quê, người nông dân.
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1948.
II. Đọc - tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Từ khó: Sgk/172.
3. Tóm tắt văn bản
- Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ, tự hào về cái làng của mình .
- Khi nghe tin làng mình theo Tây, ông Hai rất đau đớn, xấu hổ.
- Đến khi nghe được tin cải chính làng mình không theo giặc, ông Hai vui sướng ,hạnh phúc vô cùng.
4. Bố cục: 3 phần
III. Phân tích văn bản
1. Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng mình theo giặc
- Say sưa kể về làng, luôn “khoe” làng.
- Tự hào về sự giàu đẹp của làng, phong trào cách mạng sôi nổi.
- Xa làng ông rất khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ các đồng chí anh em, lúc nào cũng ngóng tin tức kháng chiến của làng.
=>Một người nông dân vui tính, chất phác, có tấm lòng gắn bó với với làng quê kháng chiến.
2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.
- Khi nghe tin:sững sờ, bàng hoàng đến chết lặng:
+ Cổ nghẹn ắng lại.
+ Da mặt tê rân rân.
+ Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.
...
- Về đến nhà: nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”...
-> Yêu làng tha thiết, cháy bỏng.
- Khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo:
+ Ông bế tắc, tuyệt vọng.
+ Rối bời, giằng xé.
-> Tình yêu nước lớn hơn, bao trùm tình yêu làng.
- Khi trò chuyện với con:
+ Tự nhủ.
+ Tự giãi bày.
-> Tình yêu làng gắn chặt với tình yêu kháng chiến, yêu đất nước.
3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng.
- Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
- Đi khoe nhà bị đốt, làng bị cháy.
-> Hạnh phúc, sung sướng, hả hê.
=> Trọng danh dự, yêu làng, yêu nước hơn tất cả.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thất thiệt được chính những người đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại, độc thoại).
2. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Ghi nhớ: Sgk trang 174.
4/ Toång keát: (3 phút)
? Vì sao xây dựng hình tượng nhân vật chính ông Hai luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn là Làng mà không phải là Làng Chợ Dầu hay Làng Dầu?
- Nhà văn Kim Lân không đặt tên cho nhan đề là Làng Chợ Dầu hay Làng Dầu tại vì:Nhan đề Làng có sức khái quát chứ không phải chỉ một làng quê cụ thể. Tình yêu làng, tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà nhân vật ông Hai là một điển hình.
? Qua văn bản này, em học được tình cảm gì đáng quí trong cuộc sống?
- Hs trình bày. Qua đó Gv giáo dục thái độ cho học sinh thông qua tiết học: tình yêu quê hương đất nước ở mỗi con người:
5/ Hướng dẫn học tập: (4 phút)
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Tóm tắt truyện.
- Học thuộc nội dung bài.
- Học thuộc ghi nhớ.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới:
- Chương trình địa phương phần tiếng Việt/175: Tìm từ ngữ địa phương:
+ Chỉ sự vật, hiện tượng ở một miền.
+Tìm từ đồng nghĩa nhưng khác âm.
+ Tìm từ đồng âm nhưng khác nghĩa.
+ Tìm từ địa phương trong đoạn văn, tác dụng của việc sử dụng chúng.
+ Tìm các từ ngữ địa phương được sử dụng trong thơ văn đã học.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sư/176,177,178: Đọc đoạn trích.
+ Trả lời câu hỏi sgk/177, 178.
+ Phân biệt được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Tìm đoạn thơ, đoạn văn đã học có sử dụng các hình thức thoại này.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 6162 Lang.doc