Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn

I-YÊU CẦU:

 Giúp HS:

 -Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác gia gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

 -Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

II-LÊN LỚP:

 1/Ổn định

 2/Bài cũ:

 -Qua đoạn trích”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em nhận thấy Vân Tiên và Nguyệt Nga được giới thiệu là những người như thế nào?

 -Trong đoạn trích chúng ta thấy được quan niệm sống tốt đẹp của tác giả,đó là quan niệm gì? Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống ấy?

 3/Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9 TIẾT 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN I-YÊU CẦU: Giúp HS: -Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác gia gửi gắm nơi những người lao động bình thường. -Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. II-LÊN LỚP: 1/Ổn định 2/Bài cũ: -Qua đoạn trích”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em nhận thấy Vân Tiên và Nguyệt Nga được giới thiệu là những người như thế nào? -Trong đoạn trích chúng ta thấy được quan niệm sống tốt đẹp của tác giả,đó là quan niệm gì? Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống ấy? 3/Bài mới: *Gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về đoạn trích H:Em biết gì về vị trí và đại ý của đoạn trích? *Gọi HS đọc đoạn trích và tìm hiểu H:Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Ý chính của mỗi đoạn H:Như phần chú thích đã giới thiệu, liền kế trước đoạn trích này Vân Tiên đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Em có cảm nghĩ gì trước hoàn cảnh của Vân Tiên?(hoàn cảnh đáng thương : Mù, ) H:Trước tình cảnh đó, Vân Tiên gặp được Trịnh Hâm, hắn đã đối xử với Vân Tiên như thế nào? Vì sao hắn lại đối xử với Vân Tiên như vậy?(ám hại- ghen tị) H:Hãy phân tích tính độc ác của Trịnh Hâm trong âm mưu giết chết Vân Tiên. ( Thời gian- giả tiếng kêu trời) H:Em có nhận xét gì về nhân vật Trịnh Hâm?(độc ác, xảo quyệt) H:Bị ám hại, Vân Tiên được những ai giúp đỡ? Điều này cho ta thấy ước mơ của tác giả nói riêng và nhân dân ta nói chung ?(Giao long và Ông Ngư – mơ ước”người hiền gặp lành”) H:Chi tiết nào miêu tả việc ông Tiều cứu Vân Tiên ?Thái độ của ông với Vân Tiên như thế nào?Được thể hiện qua những chi tiết nào?( ông chài vớt lên ngay, hối con vầy lửa, ông hơ bụng mụ hơ mặt mày - người ở cùng ta, Hôm mai hẩm hút với già cho vui Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn ) H:Với những chi tiết ấy, em có nhận xét gì về tính cách của ông Chài?( là người có tấm lòng bao dung, nhâ ái, hào hiệp; sẳn sàng cưu mang Vân Tiên dù chỉ là chia sẻ cuộc sống đói nghèo hẩm hút nhưng đầm ấm tình người mà không hề tính toán ) H:Chi tiết này,ta lại thấy thêm một lần nữa về quan niệm sống của tác giả, đó là quan niệm sống gì? Theo em quan niệm sống ấy, cách sống ấy gần gũi với cách sống của đối tượng nào?(“ Vì nghĩa quên thân” Khát vộng về một cuộc sống đẹp,gửi gắm niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường –Đó là cách sống, quan niệm sống của nhân dân, những con người có cuộc sông trong sạch, ngoài vòng danh lợi ) I-GIỚI THIỆU ĐOẠN TRÍCH Sách giáo khoa/ trang 120 II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/Trịnh Hâm: -Đêm khuya xô ngay xuống vời - giả tiếng kêu trời. ->Một kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa, lừa lọc xảo trá, giết người có tính toán =>Đó là một kẻ tiểu nhân, thấp hèn, tội ác chồng chất, gian ngoa xảo quyệt phủi sạch tội ác không mãy may cắn rức lương tâm. II-Ông Ngư Ông Chài xem thấy: +vớt ngay lên +hối con vầy lửa +ông hơ bụng + bà hơ mặt mày ->Rất mực ân cần cứu chữa cho nạn nhân. “Người ở cùng ta cho vui” ->Sẵn sàng cưu mang. “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn” ->Một quan niệm sống đẹp. =>Hình ảnh một người dân lương thiện, với lối sống và một quan niệm sống đẹp. *Ghi nhớ :SGK/121 III- LUYỆN TẬP Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vậtnào có thể xếp cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gỡi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó? 4/ Củng cố : Lối sống của hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư có gì khác nhau ? Qua sự khác nhau đó, em thấy thái độ, quan niệm của tác giả như thế nào về cách sống ở đời? 5/Dặn dò Học thuộc bài Chuẩn bị”Chương trình địa phương”

File đính kèm:

  • docVAN 1.doc