Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 32 đến 34 - Ngô Thị Mỹ Châu

Câu 1: Nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn “ Bến quê” là ai?

A- Nhĩ B- Người kể không xuất hiện C- Người kể xưng tôi D- Liên- vợ Nhĩ

Câu 2: Nơi xa nhất trong suy nghĩ của Nhĩ cuối đời là gì?

A- Bằng lăng B- Con đò C- Cánh buồm D- Bãi bồi sông Hồng

Câu 3 Những khám phá riêng của Nhĩ về bãi sông Hồng bên kia sông đã đem đến cho anh tâm trạng gì?

A. Tự hào, hãnh diện với bạn bè B. Buồn bã, trầm uất

C. Ngạc nhiên, sung sướng D. Say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn.

Câu 4: Văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” thuộc thể loại nào?

 A- Hồi kí; B- Truyện ngắn; C- Tuỳ bút; D- Phóng sự;

Câu 5: Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”quê ở đâu?

A- Hà Nội B- Hà Nam C- Thanh Hoá D- Quảng Bình

Câu 6: Một ngày tổ trinh sát mặt đường của Phương Định phá bom ít nhất mấy lần?

A- Một lần B- Hai lần C- Ba lần D- Năm lần

Phần II: Tự luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 32 đến 34 - Ngô Thị Mỹ Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ba lần D- Năm lần Phần II: Tự luận Câu 1: So với truyện trung đại Việt Nam thì nghệ thuật truyện Việt Nam hiện đại có gì khác? - Truyện trung đại: Ngôi kể thứ 3, miêu tả thiên về hình thức mang tính khuôn mẫu. - Truyện hiện đại: Ngôi kể phong phú, tình huống truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Câu 2: Qua bức chân dung tự họa em hiểu gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” ? Học sinh nêu được ý nghĩa của bức chân dung tự họa - Cuộc sống gian nan, khó khăn thiếu thốn - Chịu đựng gian khổ biết rèn luyện sức khỏe. - Lời kể hài hước Tinh thần lạc quan khắc phục hoàn cảnh Cuộc sống vô vàng khó khăn, song Rô-bin-xơn bất chấp gian khổ, lạc quan yêu đời. Câu 3: Em hãy trình bày giá trị nội dung nghệ thuật truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Câu 4: Phân tích những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về con người và cuộc đời – Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Học sinh phân tích được những suy ngẫm của Nhĩ - Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Một khát khao vô vọng - Nhờ con trai thực hiện ước muốn – Đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi cái điều vòng vào hoặc chùng chình . - Cử chỉ Nhĩ ở cuối truyện Ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình. Câu 5: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Câu 6: Nêu tình huống nghịch lí trong truyện ngắn “Bến quê”? Nhân vật Nhĩ là người từng đi khắp nơi nhưng cuối đời gặp phải căn bệnh hiểm nghèo, phải nằm liệt một chỗ trên giường bệnh. Mọi sinh hoạt đều nhờ sự giúp đỡ của vợ và con. Lúc này anh nhìn thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, muốn đi một vòng quanh bãi bồi ấy nhưng không thực hiện được. Câu 7: Hình ảnh cái bãi bồi bên kia sông mang ý nghĩa biểu tượng gì? Hình ảnh cái bãi bồi bên kia sông mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở. Câu8: Nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên trong lặng lẽ Sa-pa? - Suy nghĩ đúng đắn về công việc, làm việc tự giác, tích cực, nhiệt tình. - Biết tổ chức c/sống ngăn nắp, gọn gàng - Khiêm tốn, nhân hậu, biết nghĩ đến người khác. - Biết hướng tới những tấm gương lao động quên mình cho đất nước. Câu 9: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ Việt trong thời kháng chiến chống Mĩ qua 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? * Đảm bảo các ý cơ bản sau: Viết được đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thế hệ trẻ Việt trong thời kháng chiến chống Mĩ qua 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Hồn nhiên, trong sáng, lạc quan, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. - Giới thiệu 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong tiêu biểu cho vẻ đẹp những nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. - Vẻ đẹp của nhân vật : + Hoàn cảnh sống, chiến đấu. + Công việc hiểm nguy, mạo hiểm. + Phẩm chất: Tự giác đối với nhiệm vụ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. + Tình đồng đội keo sơn, gắn bó. + Hay xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp. Suy nghĩ của bản thân về 3 nhân vật nữ thanh niên xung phong , về ý nghĩa công việc của thế hệ cha anh xưa - Câu văn gọn, rõ, có cảm xúc yêu quý, tự hào. 4. Củng cố: + Nhắc lại các kiến thức cơ bản về phần VHVN hiện đại. + Học thuộc nội dung bài, tóm tắt được các văn bản đã học. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà: + Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam + Chuẩn bị bài Kiểm tra địn kì sắp tới. IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 32 Tuần 33: Ngày soạn: 8. 4. 2014 Ngày dạy: 15 . 04. 2014 Tiết 33: LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Khắc sâu kiến thức về cách viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Rèn cách viết ngắn gọn, rõ ràng. - Biết trình bày suy nghĩ dưới dạng một bài văn nghị luận ngắn gọn, mạch lạc. 2. Kĩ năng : Nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản về việc viết đoạn văn tổng hợp sau khi đã phân tích. 3. Thái độ: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc làm bài. II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - HS : Ôn tập ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức: GV ghi đề lên bảng. HS đọc và phân tích đề bài. GV hướng dẫn các thao tác làm bài. GV hướng dẫn HS làm dàn ý H Phần mở bài ta làm gì? H Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì? H Phần kết bài cần nêu lên điều gì? Gv chia tổ , nhóm thực hiện viết đoạn văn, bài văn có nội dung các bước như dàn ý . GV cho học sinh viết phần mở bài, kết bài, thân bài. Gv chỉ định một số em trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, góp ý, sửa sai cho hoàn chỉnh. Gv điều chỉnh những sai sót của học sinh cho phù hợp với yêu cầu bài tập làm văn. -GV hướng dẫn HS về nhà hoàn chỉnh bài viết ở nhà. Đề: Suy nghĩ về nhân vật Xi-mông, Blăng-sôt, Phi-lip trong đoạn trích “Bố của Xi-mông” từ tác phẩm cùng tên để thấy được tấm lòng nhân ái của tác giả Mô-pa-xăng. 1. Tìm hiểu đề. * Tìm hiểu đề: - Nội dung : + Nêu cảm nhận về 3 nhân vật trong đoạn trích “Bố của Xi-mông” bằng cách phân tích 3 nhân vật. + Tấm lòng nhân ái của tác giả Mô-pa-xăng thể hiện qua 3 nhân vật trên. - Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Mô-pa-xăng và tác phẩm của ông. - Giới thiệu đoạn trích “Bố của Xi-mông” và 3 nhân vật của ông. b. Thân bài: 1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích: Xi-mông là đứa trẻ không cha, sinh ra do sự lầm lỡ của người mẹ là chị Blang-sôt. Đến tuổi đi học, chú bé bị các bạn ở trường chế giễu khiến cậu muốn chết. Bác Phi-líp vô tình gặp Xi-mông ở bờ sông, dẫn em về nhà và nhận lời làm bố em khiến cậu bé hết sức vui mừng. 2. Phân tích các nhân vật: a. Nhân vật Xi-mông: - Xi-mông là đứa trẻ không cha, Đến tuổi đi học, chú bé bị các bạn ở trường chế giễu, em tuyết vọng muốn chết.→Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả. - Cậu bé ngây thơ dễ nhớ, dễ quên, khóc lóc rồi lại chơi; rồi lại nghĩ đến nhà, đến mẹ rồi lại khóc nức nỡ→Tâm lí của trẻ con. - Khao khát có một người cha, xin nhận bác Phi-lip làm bố. b. Nhân vật chị Blang-sôt: - Một lần lầm lỡ, bị lừa dối sinh ra Xi-mông nhưng chị là cô gái tốt. - Sống nghiêm túc, cảnh giác. - Đau đớn, tủi hổ khi nghe Xi-mông khóc và nhắc đến ý định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố.→Đồng cảm với hoàn cảnh và nooix đau của nhân vật. c. Nhân vật Phi-líp: - Bác thợ rèn tốt bụng, an ủi em bé xa lạ khi gặp nó khóc ở bờ sông, dẫn bé về nhà. - Nhận Xi-mông làm con, yêu quí Bpang-sốt, thông cảm với hoàn cảnh của chị→Lối thoát cho nhân vật. 3. Tấm lòng nhân ái của nhà văn: - Đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người. - Tin tưởng vào hạnh phúc của những con người bất hạnh. c. Kết bài: - Nêu khái quát của em về giá trị nhân đạo của đoạn trích. - Khẳng định thành công của nhà văn. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân: Cảm thông chia sẻ với bạn bè có hoàn cảnh bất hạnh. Mở rộng ra là tình yêu thương con người, sự cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. 3. Viết bài: 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa. 4. Củng cố : - Nhấn mạnh cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Nhận xét, cho điểm khuyến khích những em có ý kiến hay. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Viết lại bài văn trên vào vở cho hoàn chỉnh. - Ôn tập lại thể văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. IV. Rút kinh nghiệm : Duyệt tuần 33 Tuần 34: Ngày soạn: 15. 4. 2014 Ngày dạy: 22 . 04. 2014 Tiết 34: ÔN TẬP THEO CẤU TRÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Khắc sâu cho học sinh các kiến thức đã học về môn Ngữ văn trong chương trình THCS. - Khắc sâu kiến thức về cách viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Rèn cách viết ngắn gọn, rõ ràng. - Biết trình bày suy nghĩ dưới dạng một bài văn nghị luận ngắn gọn, mạch lạc. 2. Kĩ năng : Nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản về việc viết đoạn văn tổng hợp sau khi đã phân tích. 3. Thái độ: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc làm bài. II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - HS : Ôn tập ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 3. Bài mới: I. PHẦN TIẾNG VIỆT : 1. Khởi ngữ. - Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Vd. - Các bài tập (sgk). 2. Nghĩa tường minh và hàm ý : - Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý .Vd. ( - Điều kiện sử dụng hàm ý. (t90) - Có phải lúc nào cũng sử dụng được nghĩa tường minh và hàm ý không ? 3. Các thành phần biệt lập : - Khái niệm thành phần biệt lập. Có những thành phần biệt lập nào ? Kể ra ? Nêu khái niệm, lấy Vd. (t18, 32) - Xem lại các bài tập sgk. 4. Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. (t97) - Xem lại nội dung bài học. - Tác dụng của việc sử dụng chương trình địa phương. - Khi nào ta sử dụng được từ ngữ địa phương ? Khi nào không nên sử dụng ? II. PHẦN VĂN : 1. Văn bản nghị luận : a. Phong cách Hồ Chí Minh. b. Bàn về đọc sách. c. Tiếng nói của văn nghệ. d. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. 2. Thơ hiện đại : - Đồng chí. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Đoàn thuyền đánh cá. - Bếp lửa. - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Ánh trăng. - Con cò. - Mùa xuân nho nhỏ. - Viếng lăng Bác. - Sang thu. - Nói với con 3. Truyện hiện đại : - Làng. - Lặng lẽ Sa-pa. - Chiếc lược ngà. - Bến quê. - Những ngôi sao xa xôi. III. TẬP LÀM VĂN : Nghị luận về tác phẩm văn học. 4. Củng cố : Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà : - Ôn tập theo đề cương hướng dẫn. - Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì II. Duyệt tuần 34 IV. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTỰ CHỌN.doc