Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 165 và 166 - Năm học 2013-2014

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

1. Sự khác nhau của các kiểu văn bản

- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.

- Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự trình bày diễn biến sự việc (sự kiện). Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính.

- Khác nhau ở hình thức thể hiện.

2. Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được - vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau.

3. Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.

4. Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt .

- Thể loại VH: Truyện (Tự sự); Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch.

+ Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 165 và 166 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức - Nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6- lớp 9. - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc, cảm thụ các kiểu văn bản. 3. Giáo dục - Lòng yêu thích môn học; tính tự giác, chủ động trong học tập II. Chuẩn bị - G/V: Bài soạn; các kiểu VB, các phơng thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ. - H/S: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu. III. Phương pháp - kĩ thuạt dạy học - Thảo luận , nêu và giải quyết vấn đề, động não IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học 1. ổn định 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động dạy - học Nội dung - H/S đọc bảng tổng kết trang 169 ? Sự khác nhau của các kiểu văn bảntrên? ? Hãy nêu rõ phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên? Ví dụ. + Mục đích của văn bản tự sự là gì? + Mục đích của văn bản nghị luận là gì? + Mục đích của văn bản miêu tả là gì? ? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhay được không? vì sao? ? Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản được không?Vì sao? ? Ví dụ minh hoạ? (Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu) (VD về truyện ngắn “Bến Quê” → việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các câu văn) ? Kiểu VB và thể loại tác phẩm VH có gì giống và khác nhau? (Gợi ý: Có mấy kiểu VB?) (Có mấy thể loại văn học?) ? Cho VD cụ thể? (Đèn chiếu các ngữ liệu minh hoạ VD) ? Kiểu VBTS và thể loại VH tự sự khác nhau ntn? (Gợi ý: VBTS được thể hiện trong VH, trong loại hình nào khác nữa?) (Thể loại VH tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm VH nào?) ? Kiểu VB biểu cảm và thể loại VH trữ tình giống và khác nhau ntn? ? Nêu đặc điểm của thể loại VH trữ tình?Cho VD minh hoạ? (Gợi ý văn xuôi biểu cảm (tuỳ bút) có là VH trữ tình không?) ? Sự kết hợp đó cần ở mức độ nào? ? Tại sao lại như vậy? ? Cho ví dụ minh hoạ? I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS 1. Sự khác nhau của các kiểu văn bản - Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ. - Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự trình bày diễn biến sự việc (sự kiện). Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính... - Khác nhau ở hình thức thể hiện. 2. Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được - vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau. 3. Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt. Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu) - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện. 4. Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt . - Thể loại VH: Truyện (Tự sự); Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch... + Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại. + Khác nhau: Thể loại VH là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm VH, với phạm vi hẹp hơn. 5. Sự khác nhau: - Văn bản tự sự: Được thể hiện trong VH là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)... - Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài) 6. Giống nhau và khác nhau + Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm. + Khác nhau: Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích. Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thể VH như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút) Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng Ví dụ: Các bài thơ hiện đại. 7. Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận. 4. Củng cố GV nhấn mạnh nội dung bài học - Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt? - Tại sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB? - Lấy ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà học bài - Nắm chắc ghi nhớ sgk, và kiến thức cơ bản. - Đọc, soạn bài: tổng kết văn học Tuần 35 - bài 35 Ngày soạn: 20 /4/2014 Tiết 166 Ngày dạy: 29 /4/2014 Tổng kết phần tập làm văn I. Mục tiêu học sinh nắm được. 1. Kiến thức - Nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6- lớp 9. - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc, cảm thụ các kiểu văn bản. - Vận dụng các phương thức vào một văn bản cụ thể. 3. Giáo dục - Lòng yêu thích môn học; tính tự giác, chủ động trong học tập. - Có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực hành. II. Chuẩn bị - G/V: Bài soạn; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ. - H/S: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu. III. Phương pháp - kĩ thuạt dạy học - Thảo luận , nêu và giải quyết vấn đề, động não IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học 1. ổn định 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động dạy - học Nội dung Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Phần văn cung cấp cho phần TLV những gì? Phần văn giúp cho phần TLV những gì? ví dụ? Ví dụ: học truyện của Kim Lân ta học được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, diễn biến tâm lí của nhân vật... đọc nhiều giúp ta học được cách viết, cách dùng từ diễn đạt tốt, không đọc, ít đọc ta không biết cách viết. Phần tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần TLV? Cho ví dụ chứng minh? ? Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn? ? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì? ? Để làm được văn bản thuyết minh, người viết cần phải chuẩn bị những gì? ? Em hãy cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng? ? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh cần phải có đặc điểm gì? ? Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là gì? ? Có những yếu tố nào tạo thành văn bản tự sự? ? Tại sao văn bản tự sự thường có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Các yếu tố này có tác dụng gì đối với văn bản tự sự? ? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm nào? ? Mục đích biểu đạt của văn bản nghị luận? ? Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận? ? Luận điểm, luận cứ và lập luận có những yêu cầu nào? ? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một vấn đề về đời sống? ? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích hoặc một đoạn thơ, bài thơ? II. phần tập làm văn trong chương trình thcs. 1. Mối quan hệ giữa văn bản và tập làm văn. Mối quan hệ giữa văn bản và tập làm văn là mối quan hệ hai chiều. - Phần văn cung cấp: + Biết cách mô phỏng sự vật, sự việc. + Nắm được kết cấu của tác phẩm. + Thông qua các văn bản giúp ta học cách diễn đạt. + Từ đó nảy sinh những ý tưởng sáng tạo. - Phần tập làm văn cung cấp cho phần văn: + Củng cố kiến thức văn học qua TLV. + Dùng kiến thức TLV để tiếp cận các tác phẩm văn học. 2. Mối quan hệ giữa phần Tiếng Việt với phần Văn và TLV. - Phần tiếng Việt giúp cho phần văn trong việc đọc hiểu văn bản (khai thác câu từ...) - Phần tiếng Việt giúp cho phần TLV trong việc cung cấp vốn từ, luyện cách viết, cách diễn đạt. - Phần văn cung cấp dữ liệu cho tiếng Việt còn phần TLV cung cấp cho tiếng Việt các kiến thức về kiểu văn bản, về cách lập luận. 3. Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn: cách diễn đạt, đặt câu. iii. các kiểu văn bản trọng tâm. 1. Văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh đem cho người đọc những hiểu biết, tri thức khách quan chính xác về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn. - Muốn làm tốt, cần chuẩn bị: Phải tìm hiểu về đối tượng được thuyết minh: tìm hiểu, quan sát, tra cứu... - Có sáu phương pháp thuyết minh thường dùng: định nghĩa, giải thích, phân tích, liệt kê, so sánh, dùng số liệu. - Ngôn ngữ thuyết minh cần chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động. 2. Văn bản tự sự. - Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm. - Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: cốt truyện - sự việc, nhân vật, lời kể, ngôi kể... - Văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm vì nếu chỉ có tự sự thì sẽ khô cứng, không có hồn. + Yếu tố miêu tả làm cho sự việc được kể thêm sinh động, hấp dẫn; yếu tố biểu cảm thể hiện được thái độ của người nói đối với sự việc được kể; còn yếu tố nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó. - Ngôn ngữ trong văn bản tự sự: giản dị, gần gũi với đời sống. 3. Văn bản nghị luận. - Mục đích: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. - Các yếu tố tạo thành: luận điểm, luận cứ, lập luận. + Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được đưa ra dưới hình thức phủ định hay khẳng định. - Luận điểm phải xác đáng, chân thực, đáp ứng được yêu cầu của thực tế. - Luận cứ phải chân thực, đúng đắn và tiêu biểu. - Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí. * Dàn bài chung của bài ... tư tưởng đạo lí. - Mở bài giới thiệu vấn đề cần bàn luận. - Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề. + Nhận đinh, đánh giá vấn đề đó trong bối cảnh của cuộc sống chung - riêng. - Kết bài kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, bày tỏ ý kiến khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. * Dàn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Mở bài: giới thiệu chung về đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá khái quát (nếu là đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ đó trong bài) về đoạn thơ, bài thơ. - Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ. 4. Củng cố GV nhấn mạnh nội dung bài học - Văn bản thuyết minh có vai trò, ý nghĩa thế nào trong cuộc sống? - Tại sao văn bản tự sự lại có sự kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, nghị luận? - Văn bản nghị luận nhằm mục đích gì? 5. Hướng dẫn về nhà học bài - Nắm chắc ghi nhớ sgk, và kiến thức cơ bản. - Đọc, soạn bài: tổng kết văn học

File đính kèm:

  • docTIET 165 166 TONG KET TAP LAM VAN.doc