2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: “Bố của Xi-mông” là một truyện ngắn xuất sắc đề cập đến mối quan hệ rất cơ bản trong đời sống gia đình và xã hôi; truyện đã thể hiện khả năng phân tích tâm lí tinh tế của Mô-pa-xăng. Tác phẩm gửi đến chúng ta một thông điệp sâu sắc về tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người phải chịu nỗi bất hạnh hoặc lầm lỡ trong cuộc sống. Vậy vấn đề cơ bản và bức thông điệp sâu sắc về tình yêu thương con người trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng là gì? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học để thấy được những điều đó
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 153: Bố của Xi - Mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỐ CỦA XI-MÔNG
(Trích, G. Mô-pa-xăng)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết ban đầu về tác giả Mô-pa-xăng, tác phẩm, đặc điểm và diễn biến tâm trạng của từng nhân vật trong truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện dịch nước ngoài theo đúng đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
-GV: nghiên cứu bài, soạn bài, tranh ảnh về tác giả,
- HS: học bài cũ, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: “Bố của Xi-mông” là một truyện ngắn xuất sắc đề cập đến mối quan hệ rất cơ bản trong đời sống gia đình và xã hôi; truyện đã thể hiện khả năng phân tích tâm lí tinh tế của Mô-pa-xăng. Tác phẩm gửi đến chúng ta một thông điệp sâu sắc về tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người phải chịu nỗi bất hạnh hoặc lầm lỡ trong cuộc sống. Vậy vấn đề cơ bản và bức thông điệp sâu sắc về tình yêu thương con người trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng là gì? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học để thấy được những điều đó
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- GV trình chiếu thông tin về tác giả.
-GV chốt ý: Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ 19. Mô-pa-xăng tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp và đã nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao: nội dung cô đọng, súc tích; hình thức giản dị, trong sáng.
?Nêu xuất xứ của văn bản?
- Đoạn trích ở phần giữa của truyện ngắn cùng tên, in trong tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX.
-GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý Phân biệt lời kể, tả, giọng nói, lời thoại của các nhân vật.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt đoạn trích.
- Kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của HS.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Xác định các phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
? Qua bố cục, em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?
? Xác định ngôi kể được sử dụng trong?
? Đoạn trích có những nhật vật nào?
-GV: Trong VB có 3 nhân vật có tên, đó là Ngoài ra có những n.v nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông,
? Văn bản sử dụng PTBĐ nào?
Hoạt động 2
-GV: Trong đoạn trích này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết : “Nó độ bảy, tám tuổi.Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn về hoàn cảnh của em.
? Hoàn cảnh của Xi-mông có gì đặc biệt?
Tám tuổi Xi mới được đến trường.
? Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh của Xi-mông?
Thiếu tình thương và sự chăm sóc
của bố.
? Trong H/C đó, tâm trạng của Xi ntn?
Đau khổ, tuyệt vọng và kk có bố.
?Nỗi đau đớn đó của Xi-mông thể hiện qua những chi tiết nào?
?Cảnh vật ở ngoài bờ sông được miêu tả như thế nào?(Đoạn trích mở đầu với khung cảnh thiên nhiên như thế nào?)
? Nhận xét của em về khung cảnh t.n?
?Trước khung cảnh đó, Xi-mông có cảm giác gì?
?Vậy trong khung cảnh đó, Xi-mông có tâm trạng ntn?
? Thể hiện ntn qua ý nghĩ, hành động?
?Vì sao Xi-mông bỏ ra bờ sông?để làm gì?
? Nếu lũ bạn không chế giễu, trêu chọc Xi-mông thì sẽ ntn? Xi-mông có bỏ ra bờ sông, có ý định tự tử hay không? Em rút ra bài học gì cho mình?
? Vì sao em lại bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
- Một chú bé dù sao cũng chỉ là một chú bé, nghĩa là nhớ đấy rồi lại quên ngay đấy. Nỗi buồn chóng qua đi và cũng dễ trở lại bất cứ lúc nào. Vì nắm vững tâm lí của trẻ em nên đoạn miêu tả này của
? Nỗi đau đó còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
?Hình ảnh Xi-mông lúc này như thế nào?
? Những ý nghĩ, hành động, cử chỉ, trạng thái đó cho thấy tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông như thế nào?
-GV: Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lí em bé Xi-mông bằng tất cả tình thương xót, t/g đã chỉ rõ trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương con người trở nên bất hạnh và khó sống nổi, nhất là những đứa trẻ, vì một lí do nào đó, mà “không có bố”.
? Để tái hiện tâm trạng của Xi-mông, tác giả đã sử dụng BPNT gì?
-GV: T/g đã đặc tả tiếng khóc trẻ thơ của Xi-mông, điều đó còn được thể hiện rõ ở các phần sau.
?Cách thể hiện đó có phù hợp với tâm lí lứa tuổi của một đứa trẻ hay không? Qua đó, ta cảm nhận thêm điều gì về tác giả?
-GV: Củng cố tiết 1:
Tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng của Xi-mông khi bị bạn bè trêu chọc. Em quyết định ra sông tự tử. Cảnh đẹp khiến em quên sự việc ấy.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- In trong Truyện ngắn Pháp nửa cuối thế kỷ 19.
Đọc, tóm tắt, từ khó
Bố cục: 4 phần
Phần 1: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông
Phần 2: Xi-mông gặp bác Phi-líp
Phần 3: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và nhận
làm bố của em.
Phần 4: Ngày hôm sau ở trường.
Theo trình tự thời gian.
Ngôi kể: Ngôi thứ 3
Nhân vật chính: Xi-mông, bác Phi-líp, chị
Blăng-sốt.
PTBĐ: Tự sự + Miêu tả
II. Tìm hiểu chi tiết
Nhân vật Xi-mông
Hoàn cảnh:
Không có bố
Sống với mẹ
Bị bạn bè trêu chọc và đánh vì không có bố.
Đáng thương, đáng được cảm thông, chia sẻ.
Diễn biến tâm trạng của Xi-mông
*) Khi ở bờ sông
- Cảnh vật:
+ Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm;
+ Nước lấp lánh như gương;
+ Bãi cỏ xanh
+ Chú nhái màu xanh lục, em đuổi theo nó,;
Thiên nhiên rất đẹp, rất cuốn hút.
ó Xi-mông thèm được ngủ, muốn chơi đùa.
Tâm trạng:
+ Ý nghĩ: Muốn chết
+ Hành động: bỏ nhà ra bờ sông để tự tử.
+ Trạng thái: uể oải, buồn bã,
+ nghĩ đến nhà, đến mẹ,buồn vô cùng, khóc nức nở.
+ người rung lên; nức nở dồn dập, xốn xang; khóc hoài;
Cô đơn, đau đớn, tuyệt vọng mà không biết giãi bày cùng ai.
*)Nghệ thuật:
- Liệt kê
- Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cảnh thiên nhiên, hành động, cử chỉ và tiếng khóc.
Tâm trạng rất thực, phù hợp với lứa tuổi và cá tính của Xi-mông.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
-HS học bài cũ, chuẩn bị tiết 154.
File đính kèm:
- Tiet 153 Bo cua Ximong.doc