A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Một số nét cơ bản về tác giả Viễn Phương, thể thơ, bố cục của bài thơ
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ.
- Học sinh thêm tự hào, trân trọng kính yêu Bác.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương, ảnh hàng tre bên lăng Bác.
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Kiểm tra đầu giờ
? Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu. Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc VN. Đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về đề tài Bác. Một trong những nhà thơ tiêu biểu viết về đề tài Bác và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là bài thơ “VLB” - Viễn Phương. Để hiểu.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 117, Bài 24: Văn bản "Viếng Lăng Bác" - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là ai? Bài thơ miêu tả lăng Bác hay diễn tả những xúc động của lòng người khi vào viếng lăng Bác?
- Miêu tả lăng Bác để diễn những xúc động của lòng người khi vào viếng lăng Bác.
? Tương ứng với mạch cảm xúc đó, bài thơ được chia làm mấy phần ? (K-G)
GV yêu cầu học sinh đọc khổ thơ đầu.
? Câu thơ đầu tiên giới thiệu với chúng ta điều gì?
? Dựa vào chú thích SGK, cho biết tác giả ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
- Giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác.
- Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch HCM khánh thành, nhà thơ từ chiến trường miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
? Em cảm nhận gì về câu thơ đầu?
? Trong niềm xúc động đó tác giả đã xưng hô như thế nào? Em nhận xét gì về cách xưng hô đó? ( K-G)
- Xưng hô con lời xưng hô thân mật, gần gũi, cảm động. Tác giả coi mình là con xa cách lâu ngày mới được gặp lại người cha già của dân tộc.
? Tại sao nhan đề bài thơ là Viếng lăng Bác nhưng câu mở đầu lại ra thăm lăng Bác? Ý nghĩa của cách nói đó?
HS: Giải thích nghĩa “ viếng, thăm”.
- Viếng: chia buồn với thân nhân người đã mất.
- Thăm : là gặp gỡ trò chuyện với người đang sống.
- Nhan đề: thể hiện sự trang trọng và khẳng định sự thật Bác đã ra đi.
- Câu thơ dùng từ thăm ngụ ý nói giảm đi. Bác như còn sống mãi với nhân dân Việt Nam.
? Ý nghĩa cách xưng hô ấy cho thấy tình cảm của tác giả với Bác như thế nào ?
? H/ả đầu tiên mà tác giả quan sát và cảm nhận được là h/ả nào? Trước h/ả đó tác giả đã liên tưởng điều gì? (K-G)
GV giới thiệu ản hàng tre bên lăng Bác.
? Nhận xét gì cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
? Vì sao tác giả lại liên tưởng như vậy?
- Vẻ thanh cao, sức sống bền bỉ của cây tre. Tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hòa và đức tính đoàn kết, kiên cường bất khuất hiên ngang của dân tộc Việt Nam trong cuộc sống và đấu tranh.
- Đã từ lâu h/ả hàng tre là biểu tượng cho làng quê, cho con người, dân tộc Việt Nam.
GV: liên hệ bài thơ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy), Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
? Lời thơ giản dị kết hợp với câu cảm thán đã bộc lộ cảm xúc như thế nào của nhà thơ? ( K-G)
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả
- Viễn Phương (1928 - 2005), tên thật là Phan Thanh Viễn, quê An Giang.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Việt Nam giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ.
b. Văn bản
- Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi công trình lăng vừa hoàn thành...
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
* Đọc.
* Chú thích.
3. Thể loại, PTBĐ
- Thể thơ: Thơ 8 chữ,
- Phương thức miêu tả, biểu cảm, trữ tình.
- Nhân vật trữ tình - nhà thơ. Cảm xúc trữ tình được thể hiện từ cảm xúc thăm lăng Bác.
4. Bố cục: Ba phần
- Phần 1: 2 khổ thơ đầu-> Cảm xúc trước lăng Bác.
- Phần 2: Khổ 3-> Cảm xúc trong lăng Bác.
- Phần 3: Khổ thơ cuối-> Cảm xúc khi rời lăng Bác.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hai khổ thơ đầu:
* Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh bên ngoài lăng.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
-> Câu thơ mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thường.
=> Lời xưng hô gần gũi, thân thương và kính trọng.
=> Bày tỏ tình cảm thương nhớ, kính yêu tha thiết, thành kính, thiêng liêng
Đã thấyhàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
-> Liên tưởng, tính từ, từ láy, thành ngữ, nhân hóa, từ cảm thán.
-> h/ả hàng tre là biểu tượng cho làng quê, cho con người, dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất .
=> Nhà thơ xúc động, tự hào trước pha lẫn tâm trạng náo nức chờ mong vào thăm lăng Bác.
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố:
? Cảm nhận của em về bài thơ này?
4.2. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Tập phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị bài: phần tiếp theo
Đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu VB SGK
NG: 9A3: 19 / 02/2014
TIẾT 118 - BÀI 24: VĂN BẢN
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Nét chính về nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Tâm trạng và ước nguyện của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
- Nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ thơ, biện pháp tu từ.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
- Thuộc lòng đoạn thơ yêu thích ở lớp, học thuộc cả bài ở nhà.
3. Thái độ.
- Học sinh thêm tự hào, trân trọng kính yêu Bác.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Kiểm tra đầu giờ
? Đọc thuộc lòng 2 khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tình cảm đối với Bác Hồ của nhà thơ còn đc thể hiện như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
HS đọc lại trọn vẹn cả bài thơ
GV yêu cầu học sinh đọc khổ thơ tiếp theo.
? Ngắm nhìn đoàn người vào lăng viếng Bác nhà thơ đã có suy ngẫm gì về Bác điều đó được diễn tả độc đáo như thế nào? Bp NT?
? Phân tích h/ả mặt trời trong hai câu thơ? ( K-G)
- Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên, vũ trụ
-> tác giả nhân hóa mặt trời trên lăng đi và thấy
- Ở câu thơ thứ hai mặt trời là h/ả ẩn dụ, sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác.
? Điều này nói lên tình cảm nào của nhà thơ ?
? Ngoài h/ả mặt trời trong hai câu thơ còn h/ả nào gây ấn tượng?
GV giới thiệu ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
? NX gì về hình ảnh “ngày ngày”?
- Từ láy dùng như 1 điệp từ thể hiện các hiện tượng đã trở thành quy luật bình thường đều đặn diễn biến trong cuộc sống của nhân dân VN.
? H/ả ẩn dụ này thể hiện ý nghĩa gì?
- Những dòng người lặng lẽ, lòng nặng trĩu thương nhớ đang từ từ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng 1 vòng hoa lớn dâng lên.
? Hình ảnh dòng người đi trongthể hiện ý nghĩa gì ? (K-G)
? Cảm nhận của em về 4 câu thơ này?
- Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ đã thể hiện rõ những xúc động và suy tưởng sâu lắng của nhà thơ.
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc khổ thơ tiếp.
? Cảnh trong lăng được miêu tả như thế nào? Suy nghĩ của em về cảnh đó?
? Khi vào trong lăng nhìn thấy Bác nhà thơ liên tưởng đến điều gì? ( K-G)
- Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ.
? NX sự sáng tạo hình ảnh thơ ?
-> Sáng tạo hình ảnh thơ bằng trí tưởng tượng bằng sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách CTHCM
? H/ả liên tưởng đó có ý nghĩa gì?
? Trước cảnh tượng đó tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được diễn tả qua câu thơ nào?
? Nhận xét gì cách sử dụng hình ảnh thơ? (K-G)
? Hình ảnh ẩn dụ này có ý nghĩa gì ?
? Nỗi đau xót của nhà thơ được thể hiện như thế nào ?
- nghe nhói ở trong tim.
? Câu thơ cảm thán đã thể hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
- Tuy lí trí đã nhận thức Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
GV yêu cầu h/s đọc khổ thơ cuối.
? Khi ra khỏi lăng nghĩ đến ngày trở về miền Nam nhà thơ đã ước nguyện những điều gì? Theo em đó là những ước muốn như thế nào? (K-G)
? Khổ thơ cuối được diễn đạt đặc sắc ở điểm gì? (K-G)
? Ý nghĩa của những ước muốn đó?
- Muốn làm thứ âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành nơi Bác đang yên nghỉ. Làm đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. Làm 1 con người bình dị trung với đảng, nước, với dân để noi theo cuộc đời Bác. Làm cây tre trung hiếu canh gác cho Bác ngày đêm.
- Ước muốn giản dị bé nhỏ, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ không muốn rời xa Bác...
GV khái quát tổng kết bài.
? Khái quát những thành công về nghệ thuật của bài thơ?
? Cảm nhận của em về bài thơ?
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/
? Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu cảm xúc của em khi đọc bài thơ này ?
* Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...
-> Từ láy, ẩn dụ, nhân hóa
=> Tình yêu và lòng quý trọng, sự tôn kính sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân dành cho Bác.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa bảy mươi chín mùa xuân
-> Từ láy, h/ ả ẩn dụ.
-> Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng, hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đẹp sóng đôi.
=> Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
2. Khổ thơ thứ 3.
* Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
-> Sáng tạo hình ảnh thơ bằng trí tưởng tượng, vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh ẩn dụ.
=> H/ả vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với Bác.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
-> Ẩn dụ sâu xa
=> Sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi, sự nghiệp của HCM đã hóa thiên nhiên, hóa sông núi, đã vào trường sinh nhẹ cánh bay.
=> Nỗi đau mất mát, niềm tiếc tương vô hạn trước sự đi xa của Bác.
3. Khổ thơ cuối:
* Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng.
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
-> Sử dụng điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập, hình ảnh ẩn dụ liên tiếp, kết hợp biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
=> Mong ước thiết tha, tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác của nhà thơ.
III. Tổng kết.
1. NT.
- H/ả ẩn dụ kết hợp biểu tượng.....
2. ND.
- Bài thơ thể hiện niềm thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác.
* Ghi nhớ: SGK / tr 60
IV. Luyện tập
4. Củng cố - Dặn dò:
4.1. Củng cố:
? Cảm nhận của em về bài thơ này?
4.2. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Tập phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Sang thu
Đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu VB SGK
File đính kèm:
- tiet 117 Vieng lang Bac.doc