Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Năm học 2011-2012

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: HS nắm được thế nào là liên kết; liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn; một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng và sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ

- GV nghiên cứu bài, soạn bài, thiết bị dạy học.

- HS học bài cũ, soạn bài mới.

C. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới: Dẫn vào bài: Bài học cách làm bài định hướng cho các em những

kiến thức lí thuyết và kĩ năng tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Một trong những yêu cầu cho một VB hoàn chỉnh là luôn phải đảm bảo tính mạch lạc của văn bản. Và để đảm bảo tính mạch lạc của văn bản, chúng ta phải liên kết các câu, các đoạn văn. Vậy thế nào là liên kết câu văn, đoạn văn và liên kết như thế nào qua bài học hôm nay ta sẽ rõ.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/ 02/ 2012 Ngữ văn – Tiết 109 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Kiến thức: HS nắm được thế nào là liên kết; liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn; một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Kĩ năng: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng và sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản. CHUẨN BỊ GV nghiên cứu bài, soạn bài, thiết bị dạy học. HS học bài cũ, soạn bài mới. TIẾN TRÌNH Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Dẫn vào bài: Bài học cách làm bài định hướng cho các em những kiến thức lí thuyết và kĩ năng tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Một trong những yêu cầu cho một VB hoàn chỉnh là luôn phải đảm bảo tính mạch lạc của văn bản. Và để đảm bảo tính mạch lạc của văn bản, chúng ta phải liên kết các câu, các đoạn văn. Vậy thế nào là liên kết câu văn, đoạn văn và liên kết như thế nào qua bài học hôm nay ta sẽ rõ. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 - GV làm rõ khái niệm liên kết bằng hai đoạn văn. Hướng dẫn HS tìm hiểu: ? Đối chiếu hai phần văn bản, cho biết phần văn bản nào có ý nghĩa các câu gắn bó với nhau? Phần nào chỉ là những câu rời rạc đứng lại với nhau? ? Nội dung từng đoạn hướng đến vấn đề gì? - đoạn 1: Không có nội dung nào cụ thể - đoạn 2: Nói về việc “con mẹ Nuôi đến cửa quan nộp đơn” -> các câu gắn bó. -GV: Đoạn 2 giữa các câu có tính liên kết: Tức là có sự nối kết về ý nghĩa giữa câu với câu, đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Vây - HS đọc đoạn trích trên màn hình, trả lời câu hỏi. ? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? -GV: Cách phản ánh thực tại thông qua những suy nghĩ, tình cảm, của cá nhân người nghệ sĩ. ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? -GV: giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của VB có quan hệ: Bộ phận, toàn thể. ? Xác định nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? ?TPNT làm gì? ?Người NS p/a thực tại để làm gì? ?Cái mới mẻ đó là gì? -GV: các câu hướng vào chủ đề chung của đoạn, các đoạn hướng vào chủ đề chung của văn bản đó là sự liên kết về chủ đề. ?Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? Cụ thể: - TPNT làm gì? (Phản ánh thực tại) - Phản ánh thực tại ntn? (tái hiện và sáng tạo) - Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để nhắn gửi một điều gì đó) -GV: sự thống nhất về chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí của các câu trong đoạn, các đoạn trong VB chính là sự liên kết về NỘI DUNG. - Vậy mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện như thế nào? Chúng ta ? Chú ý các từ ngữ in đậm, -GV: Chốt lại kiến thức lí thuyết cơ bản bằng nội dung chiếu lên màn hình. Hoạt động 2 GV chuẩn bị đoạn văn vào bảng phụ: - GV nêu câu hỏi ở Sgk. -HS thực hiện theo nhóm. ?Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn đã cho? -GV: Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. ? Chủ đề của mỗi câu trong đoạn? ? Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn? ? Các câu được liên kết với nhau bằng những biện pháp nào? I. Khái niệm liên kết 1. Liên kết nội dung a. Ví dụ: Đoạn trích (sgk) b. Nhận xét: 1) Chủ đề của đoạn: - Cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. => Là một phần trong chủ đề chung của văn bản “Tiếng nói văn nghệ”. 2) Nội dung chính của các câu trong đoạn: - (1): TPNT phản ánh thực tại - (2): Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ. - (3): Cái mới mẻ đó là lời gửi của một nghệ sĩ. => Hướng vào chủ đề chung của đoạn => Liên kết chủ đề => Trình tự các câu sắp xếp hợp lí: => Liên kết lô-gic c) Ghi nhớ: (sgk) 2. Liên kết hình thức: a) Nhận xét ví dụ: - Lặp từ vựng: tác phẩm (1) – tác phẩm (3); - Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: Tác phẩm (1) – nghệ sĩ (2); - Phép thế: anh (3) – nghệ sĩ (2); - Dùng từ,cụm từ đồng nghĩa: “Cái đã có rồi”(2) – “những vật liệu mượn ở thực tại”(1). - Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”. b) Ghi nhớ: (sgk) II. LUYỆN TẬP *Bài tập củng cô Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon như màu vàng của nắng mùa thu.” Liên kết nội dung: Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn cùng hướng tới việc làm rõ chủ đề: “vẻ đẹp của con chuồn chuồn”. Liên kết logic: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Liên kết hình thức: Phép thế: chú – chú chuồn chuồn Dùng từ cùng trường liên tưởng: Lưng – cánh – đầu – mắt – thân. Bài tập (sgk) 1) Về nội dung: - chủ đề của đoạn: Khẳng định trí tuệ của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. - Chủ đề của mỗi câu: + Câu 1: Cái mạnh của người Việt Nam + Câu 2: Đánh giá cái mạnh + Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn có cái yêu (câu chuyển tiếp) + Câu 4: Cái yếu của người Việt Nam + Câu 5: biện pháp để khắc phục cái yếu, phát huy cái mạnh và thích ứng với nền kinh tế mới. - Trình tự sắp xếp: + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam + Những điểm hạn chế + Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới. Theo trình tự lập luận. 2: Các phép liên kết: Phép đồng nghĩa:“bản chất ấy” (2), (1) Phép nối: “nhưng” (3), (2) Phép nối: “ấy là” (4), (3) Lặp từ ngữ: “lỗ hổng” (4), (5) Lặp từ ngữ: “thông minh” (5), (1). CỦNG CỐ – DẶN DÒ HS học bài cũ, chuẩn bị tiết luyện tập.

File đính kèm:

  • docTIET 109 LK CAULK DOAN.doc