I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( Nghị luận xã hội)
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.
3.Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .
9A3 .
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. Chứng minh rằng hình tượng Chó sói trong bài thơ Chó sói và Cưu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của La Phông - ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười, còn chủ yếu là đáng ghét ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí có những điểm giống với bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội, để giúp các em nắm được điểm khác nhau đó và biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 2 (20 phút) I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề t¬ư tư¬ởng, đạo lý.
- Mục tiêu: HS nắm được kiểu bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 107 đến 110 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng kết.
* Nghệ thuật
- Lập luận bằng cách so sánh, dẫn chứng, nêu nhận xét.
- Tác dụng : Luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động thuyết phục.
- Mạch lập luận theo trình tự: Từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La Phong-ten; Buy phông; La Phông-ten.
- Tác giả muốn nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
* Nội dung
*Ghi nhớ: SGK/41
Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
III. Luyện tập
- Đọc thêm Chó Sói và Chiên con.
4. Củng cố (3 phút)
* Trình bày những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận cuả Hi-pô-lit Ten trong bài.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. BTVN
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 20 / 1 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 109 - Bài 21
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( Nghị luận xã hội)
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.
3.Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông - ten. Chứng minh rằng hình tượng Chó sói trong bài thơ Chó sói và Cưu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của La Phông - ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười, còn chủ yếu là đáng ghét ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí có những điểm giống với bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội, để giúp các em nắm được điểm khác nhau đó và biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 2 (20 phút) I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Mục tiêu: HS nắm được kiểu bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc bài tập/ sgk
* Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?
* Vản bản có thể chia làm mấy phần ?
* Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
* Mối quan hệ giữa các phần ?
+ Mở bài : nêu vấn đề
+ Thân bài : lập luận, chứng minh vấn đề
+ Kết bài : mở rộng vấn đề để bàn luận.
* HS gạch chân dưới những câu mang luận điểm trong bài
+ Nhà khoa học người Anh." Tri thức là sức mạnh"
+ Sau này Lê-nin..có sức mạnh.
+ Tri thức đúng là sức mạnh
+ Rõ ràng, ngườikhông làm nổi
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
+ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế.chưa biết quý trọng tri thức
+ Họ không biết rằng.trên mọi lĩnh vực
* Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh nào là chủ yếu?
* Nhận xét về cách lập luận ấy ?
- Phép lập luận chứng minh - giàu sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội.
* Bài nghị luận này được gọi là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lýà Em hiểu ntn về dạng bài này?( nội dung, bố cục, lời văn )
HS đọc ghi nhớ - SGK
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
1. Bài tập /sgk 34
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
- Bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong sự phát triển xã hội
- Bố cục : 3 phần
+ Mở bài ( đoạn 1 ) : nêu vấn đề cần bàn luận
+ Thân bài ( 2 đoạn tiếp theo) :
Đoạn 1 : Có luận điểm " Tri thức đúng là sức mạnh", luận điểm này được chứng minh bằng một VD về sửa cái máy phát điện lớn theo lập luận " Tiền vạch...
Đoạn 2 : Có luận điểm " Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng"- luận điểm này được chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể nói lên vai trò của người trí thức VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
+ Kết bài (đoạn còn lại) : phê phán những biểu hiện không coi trọng trí thức hoặc sử dụng trí thức không đúng chỗ.
* Mối quan hệ giữa các phần rất chặt chẽ, cụ thể
+ Mở bài : nêu vấn đề
+ Thân bài : lập luận, chứng minh vấn đề
+ Kết bài : mở rộng vấn đề để bàn luận.
2. Ghi nhớ : sgk 36
Hoạt động 4 ( 12 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
* Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản ấy ?
* Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì? Cách lập luận ấy có vai sức thuyết phục không ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
II. Luyện tập
- Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của văn bản là:
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền
+ Thời gian là tri thức
- Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh. Cách lập luận ấy có sức thuyết
4. Củng cố (3 phút)
* Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng ntn?
- Bài nghị luận về một sự việc hiện tượng... xuất phát từ thực tế đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng đạo lý
- Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bắt đầu từ một tư tưởng đạo lý sau đó dùng lập luận để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lý đó.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Hoàn thiện bài tập sgk
- Chuẩn bị bài: Liên kết đoạn văn, liên kết câu.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 22 / 1 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 110 - Bài 21
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học. Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiên liên kết câu, liên kết đoạn văn khi viết văn.
3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết về liên kết câu, đoạn văn để tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng ntn?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Trong bài văn. đoạn văn mỗi câu, mỗi phần đều có sự liên kết với nhau. Để giúp các em biết sử dụng phép liên kết trong đoạn văn, bài văn chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 2 ( 22 phút) I. Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS Đọc bài tập/ sgk
* Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
* Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của toàn văn bản?
* Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Nó có quan hệ ntn với chủ đề của đoạn văn?
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu văn được liên kết với nhau bằng các biện pháp nào?
* Qua ví dụ vừa tìm hiểu hãy cho biết các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải có quan hệ ntn với nhau? Làm như thế nào để đạt được điều đó?
- HS đọc ghi nhớ trong SGK?
I. Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Bài tập /sgk 42
- Nội dung: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. (đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung của toàn văn bản )
- Nội dung chính của mỗi câu :
+ Câu 1: TPNT phản ánh thực tại
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ
+ Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
à Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu văn được liên kết với nhau:
+ Lặp từ vựng "tác phẩm"à phép lặp.
+ "anh " thay thế cho " nghệ sĩ ", " Cái đã có rồi " thay cho " những vật liệu mượn ở thực tại" à phép thế.
+ " nhưng "nối câu 1 với câu 2 à phép nối.
+ Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng : tác giả, tác phẩm, nghệ sĩ. à phép liên tưởng.
2. Ghi nhớ : sgk 43
Hoạt động 4 (10 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
II. Luyện tập
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
- Chủ đề của đoạn văn: khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam
- Trình tự sắp xếp của các câu: hợp lí, lô gic.
- Các phép liên kết được sử dụng:
+ Phép thế đồng nghĩa : câu 1 - câu 2 " bản chất trời phú ấy"
+ Phép nối : câu 2- câu3: " nhưng"; câu 4 nối câu 3 " nhưng"
+ Phép lặp: câu 5 với câu 4 " lỗ hổng "
4. Củng cố (3 phút)
* Thế nào là liên kết câu & liên kết đoạn văn ?
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Hoàn thiện bài tập /sgk 43
- Chuẩn bị bài: Luyện tập liên kết câu & liên kết đoạn văn.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 24 tháng 1 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 24 tháng 1 năm 2014
...
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 24.doc