I-YÊU CẦU
Giúp HS:
-Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi- đáp và phụ chú.
-Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
-Biết được câu có thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Hãy nêu tác dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Đặt câu có chứa những thành phần đó.
_Làm bài tập 1 và 2 SGK/19
3/Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 102: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 102
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( tiếp theo )
I-YÊU CẦU
Giúp HS:
-Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi- đáp và phụ chú.
-Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
-Biết được câu có thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Hãy nêu tác dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Đặt câu có chứa những thành phần đó.
_Làm bài tập 1 và 2 SGK/19
3/Bài mới
-GV gọi HS đọc phần ví dụ I và hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu
H:Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng đễ đáp?
H:Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
H:Trong những từ ngữ in đậm trên, từ nào dùng đề tạo lập cuộc đối thoại, từ ngử nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
H:Em thử đặt câu có chứa phần gọi đáp.
-GV gọi HS đọc phần ví dụ II và lần lượt trả lời các câu hỏi
H:Nếu lược bỏ các từ nhữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?( Các câu trên vẫn là các câu nguyên vẹn, không thay đổi gì về ý nghĩa)
->Thành phần phụ chú không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó chỉ là thành phần biệt lập.)
H:Các từ in đậm ở hai câu trên chú thích cho cụm từ nào?(Tác dụng của thành phần chú thích)(a/ chú thích thêm cho đứa con gái đầu lòng; b/ tôi nghĩ vậy là cụm chủ – vị chỉ việc diễn ra trong trí của tác giả)
H:Về hình thức phần phụ chú được trình bày như thế nào trong câu?
I-THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
Ví dụ:
a/Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b/Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người dàn bà mau miệng trả lời
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
->Này: gọi – tạo lập cuộc đối thoại
Thưa ông : đáp – duy trì cuộc thoại
=>Thành phần Gọi – Đáp
II-THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Ví dụ:
a/Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – Và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
b/Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
->Thành phần phụ chú: bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
II-BÀI TẬP
1/TÌM THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
-Này:dùng để gọi
-Vâng :dùng để đáp
2/TÌM THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
-Bầu ơi: Thành phần Gọi – Đáp
->không hướng đến riêng ai
3/TÌM THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ VÀ ĐIỀU CHÚNG BỔ SUNG
a/kể cả anh : giải thích cho mọi người
b/các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ : giải thích cho Những người nắm giữ chìa khoá
c/những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới : giải thích cho lớp trẻ
d/nêu lê thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật
4/Củng cố:
-Thế nào là phần Gọi – Đáp; thế nào là phần phụ chú?
5/Dặn dò:
-Học thuộc bài + Làm các bài tập 4; 5 SGK/33
-Chuẩn bị:Liên kết câu và liên kết đoạn văn
File đính kèm:
- TV.doc