Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Duy Cường

a) Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

- Tầm quan trọng: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi chính nó là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.

- Ý nghĩa của việc đọc sách: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao vốn tri thức.

b) Các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách:

Nêu hai khó khăn bằng phương pháp so sánh xưa_nay, lối so sánh ví von:

- Khó khăn 1: Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu.

- Khó khăn 2: Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng.

c) Phương pháp đọc sách:

- Lựa chọn sách:

+ Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách có giá trị .

+ Đọc những quyển sách thuộc lĩnh chuyên môn, chuyên sâu. Ngoài ra, còn đọc những loại sách thường thức kế cận với chuyên môn.

- Phương pháp đọc sách đúng đắn:

+ Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm.

+ Đọc sách có kế hoạch có hệ thống.

 Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là việc rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

 

doc68 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Duy Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời Pháp Hoa Thịnh Đốm. (đồng nghĩa các câu ở (a): Liên tưởng xét trong nội bộ câu) Nó Thế Nhưng Nhưng rồi Và Bài tập 3/SGK/trang 111: Xem SGK. III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý: Bài tập 1/SGK/trang 111: Câu nói của người ăn mày: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” có hàm ý: Địa ngục là chỗ của ông đấy. Bài tập 2/SGK/trang 111: Câu in đậm: “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” có hàm ý: Đội bóng huyện mình chơi không hay hoặc Tôi không muốn bình luận về việc này (vi phạm phương châm cách thức). Câu in đậm: “Tớ báo cho Chi rồi” có hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn (vi phạm phương châm về lượng). LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ , BÀI THƠ Tiết 150: Tập làm văn: (SGK) Tuần 31 Tiết 151_152: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Văn bản: _ Lê Minh Khuê _ I. GIỚI THIỆU CHUNG: Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa.Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.Trong chiến tranh, viết về cuộc sống chiến đấu tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám vào những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Tác phẩm: Truyện Những ngôi xa xôi ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Nhân vật chính: Phương Định. Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng tôi). à Chọn vai kể tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở trên tuyến đường Trường Sơn. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Đọc – Tóm tắt: Đọc: giọng to rõ ràng, giọng kể tự nhiên, trẻ trung, gần với khẩu ngữ và có chất nữ tính. Tóm tắt: Phương Định – một cô gái Hà nội, vào chiến trường, cùng với Nho và chị Thao lập thành tổ thanh niên xung phong “Trinh sát mặt đường”. Họ đóng quân trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tại một vùng trọng điểm trên tuyến đường lửa Trường Sơn. Công việc của họ là thường xuyên bám trụ trên cao điểm, theo dõi máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ và phá bom để thông đường, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc sống giữa chiến trường dù rất khắc nghiệt và nguy hiểm, nhưng họ vẫn giữ được nét tươi trẻ, hồn nhiên, lãng mạn, mơ mộng của tuổi trẻ. Và đặc biệt là họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội trong sáng, thủy chung. Phần cuối truyện, trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị đã được 2 người đồng đội của mình tận tình chăm sóc, cứu chữa. Bố cục: Từ đầu “ngôi sao trên mũ”. à Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ ba cô trinh sát mặt đường. Tiếp theo “chị Thao bảo”. à Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc. Còn lại. à Sau phút nguy hiểm, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột. Phân tích: Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong: Điểm chung: + Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc nguy hiểm, ác liệt. + Là những cô gái có chung đặc điểm tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, nhiều mơ ước, hay mơ mộng... Điểm riêng: + Chị Thao: từng trải hơn, sợ máu, chăm chép bài hát. + Nho: thích thêu thùa. + Phương Định: thích ngắm mình, mơ mộng, hay hát. Hình ảnh Phương Định: Giới thiệu chung về nhân vật: + Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô, nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. + Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với bom đạn, hiểm nguy, vượt qua bao thử thách, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng cô luôn giữ được sự hồn nhiên trong sáng. Đặc điểm ngoại hình: Là à cô gái Hà Nội khá đẹp, được nhiều người để ý. Đặc điểm tính cách: + Đặc điểm tâm lí của một cô gái mới lớn: Nhạy cảm, hồn nhiên và quan tâm đến hình thức của mình: Bím tóc dày, mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt nhìn xa xăm,...Thích ngắm mình trong gương, hay hát, mơ mộng,...Thích làm dáng, điệu một chút. Khi trò chuyện với các anh bộ đội, cô quay mặt đi nơi khác, môi mím chặt, khoanh tay trước ngực...Lúc phá bom, cô không đi khom vì cô nghĩ các anh pháo thủ đang quan sát mình,...Đứng trước trận mưa đá, niềm vui trẻ trung của Phương Định lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. + Đặc điểm tâm lí của một cô thanh niên xung phong: Gan dạ, dũng cảm, giàu kinh nghiệm trong một lần phá bom: “tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom...cứ đàng hoàng mà bước tới”; ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng ... chẳng lành”. + Tình thương yêu gắn bó với đồng đội: Cùng chia sẻ những khó khăn trong những lần đếm bom, phá bom; cùng chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống, hiểu tính cách và nỗi lòng của đồng đội, hát say sưa, chuyện trò hồn nhiên, vui vẻ; đau đớn, chăm sóc khi đồng đội bị thương. à Đây là hình ảnh con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. III. TỔNG KẾT: Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện là nhân vật chính. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế và ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái, trẻ trung, có chất nữ tính. Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên. Nội dung: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tiết 153: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tập làm văn: Tiết 154: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tập làm văn: Tiết 155: BIÊN BẢN Tập làm văn: I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN: Ví dụ: Trả lời câu hỏi: Biên bản 1: Ghi lại sinh hoạt chi đội, biên bản 2: Trả lại của cải cho chủ sở hữu. Biên bản phải đạt các yêu cầu: Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan, lời văn ngắn gọn, chính xác. Một số văn bản biên bản trong thực tế: Biên bản một vụ tai nạn giao thông biên bản vi phạm quy chế thi cử, biên bản vụ mất trộm tài sản, II. CÁCH VIẾT VĂN BẢN: Phần mở đầu của biên bản gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. Phần nội dung của biên bản ghi: Diễn biến và kết quả của sự việc. Phần kết thúc biên bản: Thời gian, chữ kí, họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có). Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1/SGK/trang 126: Lựa chọn tình huống cần viết văn bản. Tình huống a, c, d. Bài tập 2/SGK/trang 126: Xem SGK. Tiết 156: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG Văn bản: _ Đe – ni – ơn Đi – phô _ I. GIỚI THIỆU CHUNG: Tác giả: Đe – ni – ơn Đi – phô (1660-1731) là nhà văn lớn của nước Anh ở thế kỉ XVIII. Tác phẩm: Văn bản được trích từ cuốn tiểu thuyết Rô – bin – xơn Cruy – xô. Tác phẩm được viết bằng hình thức tự truyện. Đoạn trích kể về Rô – bin – xơn sống một mình ở đảo hoang, khoảng 15 năm. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Đọc – Tóm tắt: Đọc: Giọng trầm tĩnh, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt. Tóm tắt: Câu chuyện kể về Rô -bin – xơn Cruy – xô – một người ưa phiêu lưu mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến những miền đất lạ bằng tàu biển: đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ,...Nhưng thử thách lớn nhất là Rô – bin – xơn Cruy – xô phải sống một mình trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người. Một ngày, có một chiếc tàu ghé đậu ở chỗ Rô – bin – xơn Cruy – xô, đám thủy thủ nổi loạn để chiếm tàu. Rô – bin – xơn Cruy – xô đã giúp viên thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về quê hương. Bố cục: Từ đầu “như dưới đây”. à Mở đầu. Tiếp theo “quần của tôi”. à Trang phục của Rô-bin-xơn. Tiếp theo “bên khẩu súng của tôi”. à Trang bị của Rô-bin-xơn. Còn lại. à Diện mạo của Rô-bin-xơn. Phương thức tự sự ở ngôi thứ 1 chỉ kể những gì nhìn thấy thấy được nên phần 4 nói ít về diện mạo và nói sau à Do người kể muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi của mình là chính. Phân tích: Bức chân dung tự họa và cuộc sống của Rô-bin-xơn: Đường nét bức chân dung: Trang phục: + Mũ, áo quần, ủng đều chế tác bằng da dê à rất kì quặc. Trang bị: + Thắt lưng, cưa, rìu, túi đựng thuốc, dù, súng, đạn à rất thô sơ, đơn giản Diện mạo: + Không đến nỗi đen cháy. + Râu ria mọc dài đến hơn 1 gang tay. + Hàng ria môi trên tôi xén tỉa thành cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo. à Kì quái, lạ lùng, lố lăng. Cuộc sống gian nan sau bức chân dung: Đắm tàu dạt vào đảo hoang thuộc vùng xích đạo à thời tiết khắc nghiệt Thời gian và thời tiết khắc nghiệt làm cho dày, mũ, quần áo rách không còn dùng được; giữ được cây súng, thuốc súng, đạn ghém; trồng lúa mì, bẫy dê à duy trì cuộc sống. à Cuộc sống trên đảo hoang của Rô-bin-xơn thật gian nan, vất vả, thời tiết khắc nghiệt. Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: Không than phiền đau khổ. à Bức chân dung như vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình. Giọng kể hài hước (chăm sóc, xén tỉa bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái móc để treo mũ) à Tinh thần của Rô-bin-xơn vẫn lạc quan, có ý chí, nghị lực phi thường. III. TỔNG KẾT: Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện. Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước. Nội dung: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.

File đính kèm:

  • docBai soan Ngu van 9 HKII.doc
Giáo án liên quan